Festival Huế 2024 - Hành trình văn hóa hội nhập và phát triển

Dấu ấn của Festival Huế 2024 không chỉ tôn vinh di sản văn hóa Huế mà còn là bức tranh đa sắc mở ra hành trình hội nhập quốc tế, khẳng định vị thế của Huế trên bản đồ văn hóa thế giới.

Xứng tầm bản sắc

“Chúng tôi xem Festival Huế là món quà và cũng là sản phẩm du lịch, qua đó tạo thương hiệu cho Huế. Trong nỗ lực phấn đấu trở thành Thành phố Festival mang tầm quốc gia và quốc tế đặc trưng của Việt Nam, Festival Huế 2024 tiếp tục mang tới những hoạt động văn hóa đặc sắc, hấp dẫn bởi tính truyền thống, ấn tượng và nhân văn”. Đây là khẳng định của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tại họp báo quốc tế Festival Huế 2024, chiều 9.5, tại Hà Nội.

Festival Huế 2024 - Hành trình văn hóa hội nhập và phát triển -0
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương phát biểu tại họp báo quốc tế Festival Huế 2024 chiều 9.5, tại Hà Nội. Ảnh: Quốc Anh

Với chủ đề Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Festival Huế 2024 kế thừa thành quả của các kỳ festival trước. Chuỗi lễ hội theo định hướng bốn mùa được tổ chức trải dài trong năm, bao gồm các lễ hội truyền thống từ cung đình, dân gian, tôn giáo đến nghệ thuật đương đại, hướng đến sự tham gia của cộng đồng, nhân dân và du khách.

Điểm nhấn của Festival Huế 2024 là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế, diễn ra từ 7 - 12.6. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương, điều mới lạ trong Tuần lễ này là tập trung khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình, kiến trúc trong Đại nội Huế.

Như không gian Điện Kiến Trung, vừa được trùng tu với vẻ đẹp tuyệt mỹ từ kiến trúc, cảnh quan và trang trí, là sân khấu chính của các chương trình nghệ thuật khai mạc, chương trình âm nhạc "Đối thoại Trịnh Công Sơn - Tình yêu tìm thấy”, chương trình nghệ thuật khép lại Tuần lễ…

Hay lễ hội ánh sáng với công nghệ 3D Mapping trên nền tảng chất liệu di sản của Thái Bình Lâu và vườn Thiêu Phương nhằm tạo ra không gian đa chiều, giàu tính trải nghiệm…

“Đặc biệt, Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vừa ghi danh “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” trong danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngày 8.5). Đây là bước quan trọng trong bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa Huế nói riêng di sản văn hóa Việt Nam nói chung, đồng thời góp phần đưa Huế ngày càng xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của Việt Nam. Đây cũng chính là một dấu ấn nổi bật trước thềm Festival Huế, góp phần khẳng định giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế”, ông Nguyễn Văn Phương nói.

Giao thoa văn hóa Việt Nam và thế giới

Khai thác di sản văn hóa Huế, đặt di sản văn hóa Huế trong mối tương quan, cộng hưởng với di sản, văn hóa của các vùng miền và của quốc gia trên thế giới cũng là điều Festival Huế 2024 hướng tới.

Festival Huế 2024 - Hành trình văn hóa hội nhập và phát triển -0
Điểm nhấn của Festival Huế 2024 là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế, diễn ra từ 7 - 12.6

Xuyên suốt Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 là hàng chục chương trình biểu diễn và hoạt động hưởng ứng của 12 đoàn và nhóm nghệ thuật đến từ 7 quốc gia (Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc), nhằm đem đến những trải nghiệm đa sắc màu về văn hóa, nghệ thuật trong tương quan hội nhập, hợp tác quốc tế. Yếu tố quốc tế này chính là một trong những điều làm nên giá trị đặc sắc của Festival Huế suốt những năm qua.

Như lễ hội ánh sáng do Viện Pháp tại Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức. Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ: “Kể từ lần hợp tác kỳ lễ hội đầu tiên năm 1999, 24 năm qua, chúng tôi luôn đồng hành cùng UBND Thừa Thiên Huế tôn vinh giá trị di sản văn hóa. Trong Festival Huế năm nay, lễ hội ánh sáng lấy cảm hứng từ chất liệu di sản Huế và công nghệ hiện đại phương Tây được kỳ vọng đưa du khách bước vào một cuộc dạo chơi ảo diệu và đầy chất thơ”.

Với những hoạt động tôn vinh, kết nối di sản, Festival Huế đã mở ra cơ hội ý nghĩa đối với văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam. Nhận định như vậy, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng chỉ ra năm ý nghĩa của Festival Huế. Thứ nhất, đề cao các giá trị di sản, văn hóa, đề cao việc bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị di sản, thúc đẩy gắn kết vì hòa bình phát triển dân tộc. Thứ hai, tiếp tục tôn vinh văn hóa Huế, nơi hội tụ di sản được UNESCO ghi danh. Thứ ba, Festival Huế không chỉ quảng bá văn hóa Huế mà còn quảng bá, lan tỏa văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc, đa dạng, phong phú. Thứ tư, Festival Huế có ý nghĩa quan trọng tạo ra cơ hội thúc đẩy hợp tác, giao lưu, kết nối văn hóa giữa Việt Nam và thế giới. Thứ năm, Festival Huế là sự kiện thúc đẩy bảo tồn, phát huy giá trị di sản, thúc đẩy du lịch.

“Với những ý nghĩa đó, chúng ta tiếp tục kỳ vọng vào thành công của Festival Huế 2024 đóng góp vào hành trình bảo tồn, tôn vinh và phát triển giá trị văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam”, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng tin tưởng.

Văn hóa

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.