Nghệ An:

Dự án thủy điện hơn 70 tỷ đồng "án binh bất động" hơn một thập kỷ

Dự án công trình Thủy điện Suối Choang có tổng mức đầu tư là 74,5 tỷ đồng, công suất lắp máy được phê duyệt là 2,1MW (dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành năm 2012). Tuy nhiên, hơn một thập kỷ dự án này vẫn cầm chừng và bị đình trệ.

Dự án hơn một thập kỷ vẫn "án binh bất động"

Theo tìm hiểu, Dự án Thủy điện Suối Choang cắt ngang dòng Khe Choăng, được khởi công xây dựng từ năm 2009, do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển MECO làm chủ đầu tư. Ban đầu, dự án có tổng mức đầu tư là 74,5 tỷ đồng, công suất lắp máy được phê duyệt là 2,1MW (dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành năm 2012), với sản lượng điện sản xuất trung bình hằng năm ước đạt 14,2 triệu kWh. Tuy nhiên, không hiểu vì nguyên nhân gì, sau đó, dự án thi công cầm chừng và bị đình trệ suốt nhiều năm liền.

Dự án thủy điện hơn 70 tỷ đồng
Dự án Thủy điện Suối Choang có tổng mức đầu tư là 74,5 tỷ đồng, công suất lắp máy được phê duyệt là 2,1MW (dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành năm 2012).

Theo quan sát của PV, mọi hoạt động tại công trình này hiện tại đang đóng băng. Khu lán trại, trạm trộn bê tông, xe tải phục vụ việc thi công thủy điện bị cây cối mọc, bao phủ xung quanh. 

Cuối năm 2017, dự án Thủy điện Suối Choang mới được tái khởi động xây dựng, nhưng cũng từ đó đến tháng 4.2021, chủ đầu tư đã phải 3 lần xin điều chỉnh tiến độ và tổng mức đầu tư trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong lần điều chỉnh cuối cùng, dự án đã nâng tổng mức đầu tư lên 145 tỷ đồng, trong khi lượng điện sản xuất trung bình hằng năm vẫn giữ nguyên, tiến độ thực hiện dự án được điều chỉnh, gia hạn tới tháng 8.2022 sẽ vận hành và phát điện lên điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, đến nay, đã tròn 1 năm sau lần gia hạn cuối, dự án này vẫn chưa thể hoàn thiện để đưa vào vận hành.

Dự án thủy điện hơn 70 tỷ đồng
Mọi hoạt động tại công trình này hiện tại đang đóng băng.

Theo tìm hiểu được biết, đến thời điểm hiện tại, dự án đã thi công xong toàn bộ công trình phụ trợ như san lấp mặt bằng, cấp điện, nước thi công, kho bãi, lán trại, đường thi công. Hạng mục đê quai đạt 100% khối lượng; khu nhà quản lý điều hành của dự án đạt 100% khối lượng; hạng mục đập dâng đạt 100% khối lượng; hạng mục đập tràn đạt 80% khối lượng; đường ống áp lực hoàn thành 100% khối lượng; cửa nhận nước, cổng xã đạt 100% khối lượng; hạng mục nhà máy, kênh xả đạt 100% khối lượng; đường dây đấu nối 35KV đạt 100% khối lượng...

Cuộc sống của người dân gặp muôn vàn khó khăn

Năm 2009, UBND huyện Con Cuông đã thu hồi hơn 38ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp của người dân và do UBND xã Châu Khê quản lý để phục vụ cho việc triển khai dự án trên. Nhưng đến nay, chủ đầu tư mới chỉ hoàn tất việc bồi thường diện tích khu vực cụm đầu mối công trình của dự án Thủy điện Suối Choang, với diện tích chỉ khoảng hơn 23.000m2 và hoàn thành cơ bản công tác đền bù cây cối hoa màu và vật kiến trúc cho các hộ dân bị ảnh hưởng tại khu vực lòng hồ thủy điện. Tuy nhiên, còn phần đất nông nghiệp và lâm nghiệp bị ảnh hưởng vẫn chưa được đền bù, hoặc người dân chưa nhận tiền đền bù vì cho rằng không thỏa đáng.

Dự án thủy điện hơn 70 tỷ đồng
Dự án Thủy điện Suối Choang chậm tiến độ ảnh hưởng .rất lớn đến việc phát triển kinh tế-xã hội của xã biên giới Châu Khê.

Điều đáng nói, dự án Thủy điện Suối Choang chậm tiến độ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế-xã hội của xã biên giới Châu Khê. Hơn 400 hộ gia đình đồng bào Đan Lai tại đây bị ảnh hưởng nặng nề. Dù cách trung tâm xã chỉ 15km, nhưng hiện tại, đường giao thông vào các khu dân cư trên vẫn còn rất khó khăn, điện lưới quốc gia cũng chưa được kéo đến. Nguyên nhân được xác định, khi thủy điện này tích nước đi vào vận hành, khoảng 6km đường nối trung tâm xã Châu Khê với các bản làng của đồng bào Đan Lai sẽ bị ngập sâu trong nước.

Ông Lô Văn Minh, Bí thư Chi bộ bản Khe Nà cho biết, toàn huyện Con Cuông chỉ còn 2 bản Khe Nà, Khe Bu và cụm dân cư Khe Nóng với 400 hộ dân, gần 900 nhân khẩu chưa có điện lưới quốc gia và đường giao thông đi lại rất khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu đều do Dự án Thủy điện Suối Choang còn dang dở.

 Ông Kha Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Châu Khê  cho biết, cuộc sống của người dân ở đây gặp muôn vàn khó khăn do dự án Thủy điện Suối Choang chậm tiến độ. Trục đường giao thông nối trung tâm xã với các bản Khe Nà, Khu Bu đã có chủ trương và nguồn vốn đầu tư xây dựng nhưng cũng không thể triển khai được. Chúng tôi nhiều lần đề xuất chủ đầu tư và các ngành liên quan sớm hoàn thiện công trình để nhân dân ổn định cuộc sống nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính đáng.

Được biết, về tiến độ dự án, mới đây, chủ đầu tư Thủy điện Suối Choang tiếp tục có hồ sơ xin điều chỉnh, trong đó đề nghị điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án thành vận hành và phát điện lên điện lưới quốc gia vào tháng 6.2024. 

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.