Đọc sách: Công chúa Bari - Tỵ nạn trong một thế giới bất ổn

Cuốn tiểu thuyết là sự trình bày thân phận của người lưu vong ở nước Anh.

Cô gái trong truyện, được ví với nàng công chúa Bari trong truyện cổ xứ Hàn. Hai số phận xưa và nay đều trải qua rất nhiều gian truân và trước mỗi biến cố trong đời, cô gái nay lại đối chiếu mình với nàng công chúa xưa. Bỏ đi khỏi xứ Bắc Hàn, cô Bari chạy sang Trung Quốc, làm đủ việc để rồi được đường dây đưa sang nước Anh. Câu chuyện bắt đầu khi cô đến London. Hai cô gái cùng đi được nhà chứa nhận, còn Bari mười sáu tuổi gầy gò bị chê. Cô phải xin vào làm việc trong một quán ăn Tàu, sẽ phải làm việc vài năm mới trả xong nợ cho đường dây đưa người. Ông bếp trưởng tốt bụng giới thiệu cho cô sang làm việc trong một hiệu làm móng của người Việt Nam ở London. Cô được nhận làm massage chân ở đó, tiền lương cao hơn, đủ để trả nợ đúng thời hạn.

Từ đây cuốn sách đi theo hướng trình bày cuộc sống của người lưu vong ở nước Anh. Họ thâm nhập vào London bằng những đường dây đưa người. Chú Rhu bếp trưởng từ Trung Quốc trốn sang. Chú Thanh người Việt thì cư trú ở Đức rồi chạy sang Anh mở hiệu làm móng. Chị Luna nhân viên làm móng người Bangladesh. Cô Sari giúp việc cho nhà giàu thì quê hương ở tận Sri Lanka. Ngay cả những người đã được nhập quốc tịch như ông Abdull và người cháu Ali cũng hao mòn trong cuộc sống lao động vất vả.

Duyên phận đưa đến chỗ Bari lấy Ali, người lái tắc xi quê gốc ở Kashmir, vùng xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, nhưng Ali thuộc thế hệ thứ nhất sinh ra ở Anh. Sau khi xảy ra sự kiện khủng bố ở tòa tháp đôi 11.9.2001, Mỹ tấn công tiêu diệt khủng bố ở Afghanistan, nhiều người Hồi giáo ở châu Âu tìm đường sang Afghanistan để tham gia thánh chiến chống Mỹ. Em trai của Ali biến mất khỏi nước Anh, rồi Ali phải sang Afghanistan tìm em. Bari phải sinh con một mình mà chồng cũng mất hút đâu đó ở vùng Nam Á bạo loạn kia. Không rõ hai anh em họ đi tìm nhau, hay là đi theo quân khủng bố, hay là đã chết.

Sẽ chỉ là một cuốn tiểu thuyết thông thường trình bày cuộc sống tha hương và tỵ nạn ở châu Âu của những con người từ nhiều nước Á Phi, nếu như tác giả không để cho nhân vật Bari có một khả năng đặc biệt. Cô chạm vào chân ai thì có thể biết được cuộc sống của người đó. Người đầu tiên cô thử việc massage chân là chú Thanh, chủ hiệu làm móng Nail Salon Tonkin. Khi chạm vào bàn chân chú Thanh, Bari thấy hiện lên một bức tường đổ rồi chú vượt qua núi và lên tàu. Hình ảnh ấy được chú giải thích là chú đã bỏ đi sau khi bức tường Berlin sụp đổ, sang sống ở Hà Lan mấy năm rồi mới đến London này. Xoa bóp chân cho cô Sara, Bari biết được cô là con lai ở Sri Lanka, lấy chồng da trắng và chồng đã bỏ đi. Chạm vào bàn chân phu nhân Emille, Bari thấy một cuộc xung đột ở Nam Phi, thấy một người vú nuôi da đen, đấy là vú nuôi của phu nhân. Hơn thế, Bari còn thấy ông chồng da trắng của phu nhân đi cùng cô nhân tình người Thái Lan. Ông chồng bị người tình bắn chết, rồi số phận đẩy tới việc phu nhân Emille phải nuôi đứa bé con của chồng với cô người Thái Lan đang ở tù. Hận thù và thành kiến sắc tộc dần dần được hóa giải.

Kết cục phần nào có hậu dường như cũng hóa giải những đau khổ chất chồng lên cuộc đời Bari. Nhưng sự có hậu ấy vẫn rất mong manh trong một thế giới bất ổn. Khi Bari có thể thấy lại một chút hạnh phúc thì lại có một cuộc đánh bom khủng bố ngay giữa thành phố London. Những sự việc kinh hoàng như vậy dù xảy ra ở Mỹ hay châu Âu thì thành kiến xã hội vẫn tập trung vào những người tỵ nạn khốn khổ đến từ những nước nghèo.

Hwang Sok-yong sinh năm 1943, là một trong những nhà tiểu thuyết nổi bật của Hàn Quốc. Ông là nhà văn Hàn Quốc duy nhất được điểm danh trong tập Nhà văn - cuộc đời và tác phẩm của hãng sách DK ở Anh (Nguyễn Ánh Hồng dịch, Đông A và NXB Dân Trí 2022). Từng miễn cưỡng đi lính sang Việt Nam từ 1966 - 1969, ông cũng từng đi tù, một lần năm 1964 vì hoạt động chính trị, lần sau năm 1989 (ngồi tù năm năm) vì đại diện cho phong trào dân chủ sang Bắc Hàn qua tuyến đường Tokyo và Bắc Kinh. Sau đó ông sống lưu vong, dạy đại học ở New York và ở Đức, rồi trở về Seoul vì “một nhà văn cần phải sống ở xứ sở có tiếng mẹ đẻ của mình”. 

Tiểu thuyết ngắn Công chúa Bari, dù đã được tác giả thay đổi cách nhìn hiện thực bằng một vài yếu tố kỳ ảo, nhưng phương pháp kỳ ảo hóa chưa thực sự hiệu quả. Có khi tác giả dành đến mấy chục trang trong một cuốn sách mỏng để miêu tả một giấc mơ phi lý nhưng chỉ là hiện thực giản đơn. Trên thực tế, Hwang Sok-yong thành công hơn ở những tiểu thuyết sử thi và nhắc đến ông thì nên dịch tiểu thuyết tiêu biểu như Mr. Han’s Chronicle về một gia đình bị ly tán vì chiến tranh Nam Bắc Triều, hoặc The Shadow of Arms, kể lại trải nghiệm cay đắng của ông trong chiến tranh Việt Nam mà ông coi là “đòn đánh vào cuộc đấu tranh giải phóng”. Đấy mới là những tiểu thuyết hấp dẫn đại diện cho phong cách nghệ thuật của  Hwang Sok-yong.

Một số hạt sạn trong sách:

- Ngõ hẻm nhỏ (trang 74): cái ngõ nhỏ và hẹp thì gọi là ngõ hẻm. Thêm chữ nhỏ là thừa.

- Đạo Công giáo (trang 158): giáo đã có nghĩa là đạo. Viết Công giáo là đủ.

- Thánh Allah: trong sách, hễ nhắc đến Allah là gọi “Thánh Allah”. Thực ra Allah là Đấng Chúa Trời, Thượng Đế, không phải thần thánh.

- Người theo đạo Hồi và đạo Hindu không ăn thịt lợn (trang 27): chỉ có người đạo Hồi ghê sợ thịt lợn. Còn người Hindu nếu không ăn chay thì không kiêng.

- Lễ Ramadan được chú thích là “tháng nóng” (trang 91): viết rằng Ramadan là tháng nóng là không chính xác. Đạo Hồi ra đời ở bán đảo Arab, ở đó tháng nào cũng là tháng nóng. Ramadan theo lịch Hồi giáo, cho nên mỗi năm lại xê dịch so với dương lịch, không cố định.  

- Thời điểm diễn ra lễ Ramadan trong khoảng một tuần (trang 108): không đúng, Ramadan kéo dài suốt một tháng, gọi là tháng ăn chay, từ lúc mặt trời mọc cho đến mặt trời lặn, tín đồ không ăn uống bất cứ thứ gì.

- Bài nguyện tự thú (trang 104): thực ra tác giả đang nhắc đến câu tuyên thệ của người Hồi giáo, không phải bài nguyện tự thú.

Hồ Anh Thái

______

* Công chúa Bari, tiểu thuyết của Hwang Sok-yong, Đinh Thị Kiều Oanh dịch, NXB Trẻ.

Văn hóa - Thể thao

Những kỷ vật đi cùng năm tháng được gia đình gìn giữ cận thận
Văn hóa

Gặp lại người may cờ Tổ quốc cho chiến dịch năm xưa ở Tây Nguyên

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Ngọc Lan trong những ngày cuối tháng Tư, khi khắp nơi trên cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Trong căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Viết Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, người phụ nữ đã ngoài 80 tuổi tiếp chuyện bằng giọng nói nhỏ nhẹ nhưng gương mặt ánh lên sự rắn rỏi, kiêu hãnh khi nhắc về những tháng năm thanh xuân cống hiến cho cách mạng.

Tác giả tại bờ bắc bến sông Thạch Hãn - Nơi từng diễn ra các đợt trao trả tù binh chiến tranh theo một điều khoản Hiệp định Paris 1973
Văn hóa - Thể thao

Thạch Hãn chảy mãi khúc khải hoàn ca

Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta
Văn hóa - Thể thao

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta

Ngày 6.7.1956, trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”. Ngày 30.4.1975, điều này đã trở thành hiện thực, thành cơ sở đầu tiên của kỷ nguyên độc lập - tự do trong 50 năm qua và tiếp tục trở thành nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên mới.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.