Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với Công an TP Đà Nẵng

Sáng 8.12, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Trần Ngọc Khánh làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công an TP Đà Nẵng nhằm đánh giá thực trạng về thực hiện chính sách, pháp luật về cảnh sát cơ động (CSCĐ).

Cùng dự có: Phó Tư lệnh CSCĐ, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thanh; Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng; Giám đốc CA TP Đà Nẵng, Thiếu tướng Vũ Xuân Viên.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trưởng Đoàn khảo sát, Trung tướng Trần Ngọc Khánh phát biểu tại cuộc làm việc
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trưởng Đoàn khảo sát, Trung tướng Trần Ngọc Khánh phát biểu tại cuộc làm việc

Báo cáo với Đoàn khảo sát, Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng, Đại tá Phan Văn Dũng cho biết, về kết quả thực hiện nhiệm vụ của CSCĐ từ năm 2016 – 2021, phòng PK02 đã triển khai 84.372 lượt cán bộ, chiến sĩ với 33.431 ca tuần tra kiểm soát 24/24 giờ trên các tuyến và địa bàn trọng điểm của TP Đà Nẵng. Qua đó, đã phát hiện và xử lý 396 vụ, 612 đối tượng liên quan đến ANTT, an toàn giao thông.

Công tác huấn luyện, cử cán bộ, chiến sĩ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện nâng cao nghiệp vụ CSCĐ được thường xuyên tổ chức. Từ năm 2016 đến nay, đã có 140 CSCĐ đi học tại các trường công an nhân dân; 104 lượt tham gia các lớp bồi dưỡng. Bên cạnh đó còn thực hiện các buổi diễn tập phòng cháy, chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ…

Góp ý cho dự thảo Luật Cảnh sát cơ động, về chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ CSCĐ, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đặc thù của lực lượng CSCĐ là làm việc, ăn, ở, sinh hoạt tập trung, thường xuyên phải trực chiến đấu, không có nhiều thời gian chăm lo cho gia đình; đóng quân ở nhiều địa bàn phức tạp, vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn... Do đó, việc thực hiện các chế độ, chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích cán bộ, chiến sĩ CSCĐ là hết sức cần thiết. Các quy định về chế độ, chính sách trong dự thảo Luật đã bao quát các chế độ, chính sách hiện đang được hưởng của CSCĐ, bảo đảm thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ Bảy, Ban Chấp hành Trung ương Khoá XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, trong đó đã quy định tiếp tục áp dụng chế độ phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang.

Về trách nhiệm của HĐND, UBND cấp tỉnh, có ý kiến cho rằng, việc quy định trách nhiệm của HĐND, UBND cấp tỉnh trong việc phối hợp Bộ Công an quy hoạch quỹ đất phù hợp để CSCĐ xây dựng trụ sở đóng quân, thao trường huấn luyện là phù hợp với đặc điểm của CSCĐ, thường xuyên tổ chức huấn luyện, thường trực chiến đấu, được trang bị nhiều loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị... Có ý kiến chỉ rõ, thực tế lực lượng CSCĐ nhiều nơi, trong đó có thành phố Đà Nẵng thiếu thao trường, bãi tập, nơi làm việc, sinh hoạt còn chật hẹp, nhiều nơi phải thuê mượn; không có kho tàng để cất giữ, bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều cán bộ, chiến sĩ CSCĐ có nhiều năm công tác, cống hiến nhưng điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, không có nhà ở, phải thuê trọ. Do đó, việc quy định trách nhiệm của HĐND, UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội là hết sức cần thiết, góp phần động viên cán bộ chiến sĩ CSCĐ yên tâm công tác, đồng thời cũng phù hợp với quy định của Luật Công an nhân dân.

Các đại biểu tham gia cuộc làm việc
Các đại biểu tham gia cuộc làm việc

Ngoài ra, nhiều ý kiến đề nghị, nếu dự thảo Luật được Quốc hội thông qua, cần sớm ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cùng với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành; nghiên cứu, tham mưu xây dựng các đề án, kế hoạch để cải thiện, bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của lực lượng CSCĐ (như mở rộng, cải tạo nơi làm việc, sinh hoạt, thao trường huấn luyện; trang bị đầy đủ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác; thực hiện chính sách về nhà ở xã hội...) nhằm đáp ứng yêu cầu công tác, kịp thời động viên lực lượng CSCĐ yên tâm công tác, cống hiến.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trần Ngọc Khánh ghi nhận các kiến nghị và nêu rõ, Đoàn khảo sát sẽ tổng hợp đầy đủ, kết hợp cùng các Đoàn khảo sát khác của Ủy ban để tiến tới hoàn chỉnh Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật trước khi trình Quốc hội thông qua dự thảo Luật tại kỳ họp tới. 

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.