Đoàn giám sát của UBTVQH làm việc với Tập đoàn Hóa chất, TCT Lương thực miền Bắc, Tập đoàn Điện lực và UBND tỉnh Bình Định

Ngày 30-31.7, Đoàn giám sát của UBTVQH về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng đã làm việc với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM), Tổng công ty lương thực miền Bắc (VINAFOOD1), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và UBND tỉnh Bình Định.

Theo báo cáo của VINAFOOD1, đến nay, Tổng công ty đã hoàn thành cơ bản nhiều nội dung của Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty được Thủ tướng phê duyệt. Năm 2012, Tổng công ty quyết định tăng vốn điều lệ từ 3.068 tỷ đồng lên 3.965 tỷ đồng. Đến hết năm 2013, Tổng công ty đã hoàn thành việc bổ sung vốn sớm so với lộ trình. Toàn bộ vốn điều lệ tăng thêm được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế. Về tái cơ cấu doanh nghiệp, Tổng công ty đã hoàn thành việc thành lập và đưa vào hoạt động công ty TNHH Lương thực Phương Đông; hoàn thành việc chuyển đổi 2 chi nhánh thành đơn vị trực thuộc của công ty TNHH một thành viên Muối Việt Nam... Về việc thoái vốn ngoài ngành kinh doanh chính, theo Đề án, Tổng công ty phải hoàn thành thoái vốn đầu tư tại 5 doanh nghiệp trước năm 2015. Đến hết năm 2013, Tổng công ty đã hoàn thành việc thoái toàn bộ vốn góp tại 3 doanh nghiệp và đang thực hiện việc bán đấu giá 2 doanh nghiệp còn lại.  

Theo Báo cáo của VINACHEM, vốn điều lệ của Tập đoàn đến năm 2015 là 16.000 tỷ đồng, tổng tài sản đến ngày 31.12.2013 là 53.749 tỷ đồng. Về tái cơ cấu đầu tư công, Tập đoàn đã rà soát, cắt, giảm, giãn tiến độ một số dự án đầu tư chưa thực sự cần thiết. Các dự án bị cắt, giảm, giãn tiến độ không ảnh hưởng đến lượng hàng tồn kho, không làm tăng nợ xấu của Tập đoàn. Về công tác cổ phần hóa, đến trước năm 2013, Tập đoàn đã chủ động cổ phần hóa được 32/40 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Tập đoàn. Giai đoạn 2012-2015, Tập đoàn đặt kế hoạch cổ phần hóa 6/8 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước còn lại. Đến nay, đã hoàn thành cổ phần hóa 1 công ty và dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành. Về công tác thoái vốn, đến năm 2015, Tập đoàn phải thực hiện thoái hết vốn tại 13 doanh nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, đã thực hiện thoái hết vốn tại 4 doanh nghiệp, tổng giá trị vốn đã thoái được là 263 tỷ đồng, tổng giá trị vốn đầu tư ban đầu là 247 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2015 Tập đoàn sẽ thoái xong toàn bộ vốn đối với 9 doanh nghiệp còn lại.

Từ năm 2012, thực hiện đề án tái cơ cấu, EVN đã tập trung thực hiện đầu tư các công trình phục vụ ngành, nghề kinh doanh chính là các công trình nguồn điện và lưới điện theo quy hoạch điện nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Giai đoạn 2011 - 2013, EVN không có dự án nào đầu tư dàn trải, không hiệu quả, lãng phí; không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản; đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội, không thực hiện tiết giảm điện; bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân ở đồng bằng Bắc bộ, đáp ứng yêu cầu cấp nước phục vụ dân sinh, tưới tiêu nông nghiệp, đẩy mặn ở khu vực miền Trung và miền Nam. Về tình hình thực hiện thoái vốn ngoài ngành, tính đến thời điểm 30.6.2014, EVN còn vốn góp trực tiếp tại 14 công ty cổ phần với tổng số vốn cam kết góp là 2.470,65 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm 2015, EVN sẽ hoàn thành việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại 4 công ty cổ phần với tổng giá trị là 1.588 tỷ đồng.

Đoàn giám sát đánh giá cao những nỗ lực và kết quả bước đầu của Tập đoàn Hóa chất, EVN và Tổng công ty Lương thực miền Bắc trong việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp. Đoàn giám sát cũng đã yêu cầu Tập đoàn Hóa chất, EVN và Tổng công ty Lương thực miền Bắc cần làm rõ hơn và có báo cáo bổ sung phân tích cụ thể những vướng mắc trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, đặc biệt tập trung vào những khó khăn xuất phát từ đặc thù ngành. Từ đó đề xuất những kiến nghị đóng góp vào 3 dự án Luật quan trọng là dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.   

Báo cáo với Đoàn giám sát, UBND tỉnh Bình Định nêu rõ: để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của QH về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011 – 2015 và các Đề án tái cơ cấu nền kinh tế do Thủ tướng phê duyệt, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu; đồng thời, chỉ đạo xây dựng chương trình hành động thực hiện tái cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh và đã đạt được một số kết quả nhất định... Trong giai đoạn 2011 – 2013, hàng năm tỉnh vẫn bảo đảm khoảng 1.700 tỷ đồng cho đầu tư công, tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông, thủy lợi, khu kinh tế, y tế, giáo dục. Đối với hệ thống ngân hàng, so với trước khi thực hiện tái cơ cấu, các quỹ tín dụng từng bước nâng cao năng lực tài chính, bảo đảm an toàn thanh khoản và tăng quy mô hoạt động theo hướng tăng vốn điều lệ, thu hút thêm thành viên mới trên cơ sở gắn kết giữa mở rộng nguồn vốn với hỗ trợ cho vay thành viên. Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Bình Định luôn quán triệt và thực hiện quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới công tác nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đến nay, số doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh giảm xuống chỉ còn 12 doanh nghiệp...

Đoàn giám sát đánh giá cao những kết quả đạt được trong việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng của Bình Định. Tuy nhiên, các thành viên Đoàn giám sát cũng cho rằng, tiến độ thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Bình Định còn tương đối chậm; đề nghị, Bình Định có những giải pháp mang tính đột phá hơn, trong đó, tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm là đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng nhằm bảo đảm yêu cầu đề ra trong Nghị quyết của QH và các Đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã được Thủ tướng phê duyệt.

Đoàn giám sát của UBTVQH cũng đã khảo sát thực tế và làm việc với Công ty Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định.

Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao: Đặt niềm tin vào doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển giao và làm chủ công nghệ

Cho rằng đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhấn mạnh: cần đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam trong việc nắm bắt, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện

Sáng 13.11, thảo luận tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, các đại biểu khẳng định sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng nay, 13.11.
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Bước đi táo bạo, đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 13.11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất và chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Hậu Giang, Đắk Lắk, Bắc Ninh và Lạng Sơn. 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(Tháng 11.2024) Theo dự kiến, Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15.11 ( dự phòng sáng 19.11.2024) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng giữa các địa phương, không tạo cơ chế “xin – cho”

Sáng 13.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.