Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Không thể không làm và cũng không thể chậm hơn

Thảo luận tại Tổ 4 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng và các tỉnh: Tuyên Quang, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu) sáng 13.11, cho ý kiến vào Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam (gọi tắt là Dự án), các đại biểu đều tán thành với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.

Theo dự kiến, Dự án có tổng chiều dài 1.541km, với khổ đường 1,435m, với 23 ga khách và 5 ga hàng, vận tốc thiết kế 350km/h. Dự án có điểm đầu là ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối là ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh), đi qua 20 tỉnh, thành. Tổng vốn đầu tư sơ bộ khoảng 67,34 tỷ USD, thực hiện từ năm 2025 và phấn đấu cơ bản hoàn thành vào 2035.

ong-dung.jpg
ĐBQH Phan Xuân Dũng (Ninh Thuận) phát biểu.

ĐBQH Phan Xuân Dũng (Ninh Thuận) cho biết, Quốc hội Khóa XII đã khẳng định việc xây dựng hệ thống đường sắt mới là rất cấp thiết. Bởi lẽ, hệ thống đường sắt của Việt Nam được xây dựng từ 130 năm trước, với khổ đường chỉ hơn 1m. Hiện nay, thế giới chủ yếu là khổ đường 1,435m. Do vậy, hệ thống đường sắt của nước ta đã trở nên lạc hậu với cả các nước trong khu vực. "Việc xây dựng hệ thống đường sắt mới là không thể không làm và không thể chậm hơn nữa!”, đại biểu nhấn mạnh.

Trên cơ sở lấy ý kiến các nhà khoa học do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thực hiện, đại biểu Phan Xuân Dũng mong muốn, cần phải để các nhà khoa học, người dân Việt Nam được “tham gia nhiều nhất vào dự án”. Nếu công nghệ chế tạo còn khó khăn thì có thể nhập khẩu đầu máy, còn công đoạn làm đường, làm tà vẹt, làm toa thì Việt Nam làm được và nên huy động. "Vấn đề là cần có cơ chế, giao nhiệm vụ cụ thể", đại biểu đề xuất.

Cũng theo đại biểu Phan Xuân Dũng, việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ phát triển kinh tế tổng hợp. Tại các nhà ga, theo kinh nghiệm thế giới, sẽ không chỉ đơn thuần là nơi hành khách đến và đi, mà là tổ hợp các hoạt động thương mại, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí... Do vậy, báo cáo của Chính phủ cần có phân tích rõ hơn về vấn đề này.

to-4.jpg
Các đại biểu thảo luận tại Tổ 4 sáng 13.11.

Nhắc lại ngay sau ngày giải phóng miền Nam 30.4.1975, cả nước hừng hực khí thế khôi phục tuyến đường sắt Bắc – Nam, đại biểu Phan Xuân Dũng mong muốn, với ý nghĩa, tầm quan trọng của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam lần này cũng sẽ tạo khí thế như vậy, nhằm hiện thực hóa mong muốn đất nước có tuyến đường sắt tốc độ cao, đóng góp đắc lực vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Có chính sách hỗ trợ chuyển đổi việc làm khi bị thu hồi đất

Ủng hộ chủ trương làm đường sắt tốc độ cao, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) cho rằng, với nhu cầu sử dụng đất lớn (khoảng 10.827 ha), trong đó đất trồng lúa khoảng 3.655 ha; đất lâm nghiệp khoảng 2.567 ha; các loại đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai khoảng 4.605 ha, dự án sẽ có những tác động đáng kể đến việc thực hiện Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Do vậy, đại biểu đề nghị, cần rà soát để bảo đảm việc chuyển đổi phù hợp; rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch các cấp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

ba-thuy.jpg
ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu.

Đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, căn cứ quy định của Luật Lâm nghiệp, thẩm quyền quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thuộc Quốc hội. Đại biểu đề nghị báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định để bảo đảm tính toàn diện, phù hợp quy định pháp luật của Dự án; bổ sung đánh giá kỹ hơn các tác động sinh học, hệ sinh thái khi thực hiện Dự án; có phương án trồng rừng thay thế để bảo đảm diện tích rừng theo quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, quan tâm đến sinh kế ổn định cho người dân làm nghề rừng.

Cũng theo đại biểu, Dự án tác động trực tiếp đến khoảng 120.836 người, do vậy cần quan tâm đánh giá kỹ hơn các tác động về mặt xã hội và văn hóa, đặc biệt là khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống bằng nông nghiệp, lâm nghiệp…

Chia sẻ với ý kiến trên, ĐBQH Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang) bổ sung, bên cạnh những tác động tích cực đến an sinh xã hội khi tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, Dự án cũng sẽ khiến nhiều lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do bị thu hồi đất. Vì vậy, Chính phủ cần đánh giá, bổ sung thêm chính sách đào tạo, chuyển đổi việc làm cho người dân ở những vùng bị giải tỏa. "Việc đào tạo nhân lực không chỉ tập trung cho giai đoạn triển khai xây dựng Dự án, mà cần tính đến nhân lực cho sau này khi đi vào vận hành", đại biểu nhấn mạnh.

ba-my-huong.jpg
ĐBQH Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) phát biểu.

Theo dự thảo, UBND cấp tỉnh sẽ có Dự án đi qua được xây dựng trước khu tái định cư; sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. ĐBQH Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đề nghị, cần phải có khung đền bù. Bởi nếu giao cho địa phương thì HĐND tỉnh sẽ ban hành mức đền bù và sẽ có sự chênh lệch giữa các địa phương. Điều này sẽ tạo ra sự không công bằng giữa người dân bị thu hồi đất, nguy cơ khiếu kiện, khiếu nại sẽ xảy ra.

ĐBQH Tống Văn Băng (Hải Phòng) kiến nghị, cùng với việc triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao với chiều dài chính là 1.541km, cần tính toán xây dựng thêm các tuyến phụ trợ, có điều kiện phát triển về các mặt, như tuyến Hải Phòng – Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ.

Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Thời sự Quốc hội

Sẽ góp phần tăng nguồn cung nhà ở, đáp ứng nhu cầu của người dân

Sáng 21.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.11.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.11.2024 có những nội dung sau: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo; Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo đòi hỏi các biện pháp vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài - Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo đòi hỏi các biện pháp vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài

Bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới đội ngũ các nhà giáo cả nước và các đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng về số lượng, chất lượng và cơ cấu là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi các biện pháp vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Nhiệm vụ hiện nay là tập trung xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo với chất lượng cao nhất, thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng. 

ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) phát biểu - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước

Chiều 20.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Bổ sung quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh với nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Bổ sung quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh với nhà giáo

Nhà giáo là một nghề đặc thù liên quan đến truyền thống, đạo lý tôn sư trọng đạo, vì vậy, các ĐBQH đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần bổ sung những quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh, tôn trọng đối với nhà giáo cũng như tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà giáo. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam để cử tri và Nhân dân theo dõi.

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV bắt đầu đợt họp thứ 2
Chính trị

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV bắt đầu đợt họp thứ 2

Sáng nay, 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ Tám, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1 của kỳ họp. Theo chương trình, Kỳ họp thứ Tám sẽ bế mạc sáng 30.11.2024.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 19.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 19.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 19.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Lễ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia; Bế mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Làm sâu sắc quan hệ nghị viện, góp phần xây dựng tin cậy chính trị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Armenia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Làm sâu sắc quan hệ nghị viện, góp phần xây dựng tin cậy chính trị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Armenia

Tại hội đàm vừa kết thúc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan nhấn mạnh, cần tăng cường phát huy vai trò của Cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ song phương; xem xét hướng tới ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội nhằm tạo khung pháp lý để thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nghị viện, góp phần xây dựng tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau, hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Armenia đầu tiên thăm chính thức Việt Nam - Ảnh: Lâm Hiển
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Armenia đầu tiên thăm chính thức Việt Nam

Chiều nay, 19.11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Armenia tới Việt Nam sau hơn 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. 

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 18.11.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 18.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 18.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sắp thăm chính thức Vương quốc Campuchia và dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, phiên họp của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thường trực Ủy ban Kinh tế thẩm tra sơ bộ về một số giải pháp đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Vĩnh Long; Triển khai các công tác chuẩn bị Hội nghị Ban Chấp hành APF.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội

Ngày 18.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký Nghị quyết số 1297/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.