Thảo luận tại Tổ 2 về chủ trường đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đánh giá, tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, bảo đảm hiệu quả của dự án

Thảo luận tại Tổ 2 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh nhất trí cao với sự cần thiết đầu tư dự án và đề nghị Chính phủ tính toán kỹ lưỡng, đánh giá tác động thận trọng, bảo đảm hiệu quả của dự án.

Sáng 13.11, sau khi nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đã thảo luận tại Tổ về 3 nội dung này.

Cần tính toán kỹ, bảo đảm khả năng huy động và phân bổ vốn đầu tư

Cơ bản nhất trí với sự cần thiết đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu nhấn mạnh việc đầu tư dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách trên hành lang Bắc - Nam, tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển kinh tế mới.

f69b999302e8b9b6e0f9.jpg
ĐBQH Trần Anh Tuấn (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: T. Chi

ĐBQH Trần Anh Tuấn (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, Tờ trình của Chính phủ nêu khá rõ về tính cấp thiết của dự án nhằm đáp ứng nhu cầu về vận tải hành khách, hàng hóa hiện nay. Theo Tờ trình của Chính phủ, sơ bộ tổng mức đầu tư cho dự án này khoảng 1.700 tỷ đồng, bố trí vốn trong khoảng 12 năm, từ 2025 đến 2037. Đại biểu Trần Anh Tuấn lưu ý, dự án huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư nên tỷ suất mang tính hỗn hợp, vì vậy, cần tính toán kỹ việc phân kỳ đầu tư cho hợp lý nhằm bảo đảm khả năng phân bổ vốn đầu tư, an toàn nợ công.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) khẳng định, đại đa số Nhân dân ủng hộ chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, tuy nhiên điều mà cử tri còn băn khoăn là năng lực và hiệu quả trong tổ chức thực hiện; hiệu năng sử dụng và tính an toàn trong vận hành tuyến đường sắt này.

Đại biểu đề nghị, cần đánh giá tác động kỹ lưỡng của dự án, nhận diện đầy đủ những thuận lợi, thời cơ, khó khăn, thách thức trong triển khai dự án để có giải pháp khắc phục.

fd0ee1780800b35eea11.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: T.Chi

Quan tâm tới phạm vi đầu tư, ĐBQH Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị nghiên cứu mở rộng phạm vi đầu tư sang khu vực Tây Nam bộ do hạ tầng giao thông vận tải khu vực này còn hạn chế, nhằm tăng kết nối giao thông giữa khu vực này với những vùng miền khác trên cả nước, nhằm thúc đẩy lưu thông và tiêu thụ hàng hóa, tạo điều kiện hơn nữa để phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực này.

Đồng tình với ý kiến này, ĐBQH Trần Thị Diệu Thúy (TP. Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, cùng với sự gia tăng về quy mô của nền kinh tế, nhu cầu vận tải hành khách của nước ta ngày càng tăng song vấn đề lớn hơn đặt ra với nước ta là nhu cầu về vận chuyển hàng hóa.

Đại biểu đề nghị, cần coi tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là tuyến vận tải huyết mạch, bên cạnh phục vụ mục đích vận chuyển hành khách, nên nghiên cứu thêm chức năng vận chuyển hàng hóa nhằm giúp giải bài toán về chi phí logistics cho nông dân, doanh nghiệp.

Nên sơ kết việc thí điểm ngay sau năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết

Thảo luận dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án đầu tư, kinh doanh nhà ở thương mại.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, việc thí điểm chính sách này sẽ có tác động lan tỏa hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nhà ở thương mại, tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất, nhà đầu tư chủ động trong việc thực hiện các dự án nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị, góp phần giải quyết nhu cầu đất ở, nhà ở cho nhân dân.

Góp ý vào khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, đại biểu Trần Anh Tuấn đề nghị, đối với diện tích đất quốc phòng - an ninh đã quy hoạch, nên ưu tiên thực hiện dự án nhà ở xã hội cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng quân đội, tạo điều kiện cho đối tượng này tiếp cận nhà ở xã hội.

Theo dự thảo Nghị quyết, Nghị quyết này được thực hiện trong thời gian 5 năm và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2025. Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết này; sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết trong năm 2028 và tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết trong năm 2030 để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Quan tâm tới việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, ĐBQH Hà Phước Thắng (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, trong năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết thường phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Vì vậy, dự thảo Nghị quyết nên quy định tiến hành sơ kết ngay sau năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết, nhằm kịp thời rút kinh nghiệm và có giải pháp tháo gỡ để triển khai tốt Nghị quyết trong những năm còn lại.

Chính trị

Quang cảnh buổi tiếp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc

Sáng 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, nước CHND Trung Hoa do Phó Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Bí thư Thành ủy Urumqi Trương Trụ làm Trưởng đoàn.

Làm rõ lý do người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân
Thời sự Quốc hội

Làm rõ lý do người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới.

Phối hợp chặt chẽ, hạn chế tình trạng chuyển đơn không đúng địa chỉ, không rõ căn cứ
Thời sự Quốc hội

Phối hợp chặt chẽ, hạn chế tình trạng chuyển đơn không đúng địa chỉ, không rõ căn cứ

Trình bày tóm tắt Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nêu rõ, thông qua việc xem xét báo cáo kết quả thực hiện công tác dân nguyện, nhiều vấn đề bức xúc, khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi chính sách, pháp luật đã được các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH ghi nhận để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Qua đó đã củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, với Nhà nước; thể hiện được vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử đối với cử tri và Nhân dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đọc báo cáo Thẩm tra
Thời sự Quốc hội

Nhận diện đầy đủ, dự báo đúng tình hình, có giải pháp đột phá phòng, chống tham nhũng hiệu quả

Sáng 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung
Thời sự Quốc hội

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự

Sáng 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe và thảo luận tại Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chiều tối 25.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (Ban Chỉ đạo), đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria
Sự kiện nổi bật

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28.11.2024. Nhân dịp này, hai bên cũng đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững tại mỗi khu vực và thế giới.

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria gặp gỡ báo chí
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria gặp gỡ báo chí

Sáng 25.11, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Rumen Radev tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức dành đón nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Rumen Radev đã dẫn đầu đoàn cấp cao hai nước tiến hành hội đàm. Sau khi kết thúc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm.