Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.

Dự án quy mô chưa từng có

Thống nhất cao với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về sự cần thiết ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc trên trục Bắc Nam, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, hành lang Bắc - Nam là hành lang vận tải lớn nhất cả nước, có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; kết nối các hành lang Đông - Tây, các cực tăng trưởng để tạo động lực lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Việc phát triển giao thông theo trục Bắc - Nam giúp kết nối hiệu quả các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng và các hành lang kinh tế của khu vực và thế giới.

nguyen-dai-thang-hung-yen.jpg

ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên). Ảnh: Quang Khánh

Theo ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên), việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông thời gian qua chủ yếu tập trung cho đường bộ, hàng không; hạ tầng đường sắt chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, dẫn đến tụt hậu, phát triển không tương xứng, chưa phát huy được lợi thế, tiềm năng vốn có của phương thức vận tải này.

Việc đầu tư Dự án nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối với hệ thống đường sắt trong 2 khu vực và Châu Á; mở ra không gian phát triển kinh tế mới; tạo động lực lan tỏa, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam từ sản xuất vật liệu đến chế tạo cơ khí, xây dựng hạ tầng, điện, công nghệ số...

Cũng theo đại biểu Nguyễn Đại Thắng, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có quy mô chưa từng có ở nước ta, chưa từng có tiền lệ thực hiện. Trong khi đó, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta hiện chưa được cao; các ngành nền tảng, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12. Ảnh: Quang Khánh
Toàn cảnh phiên họp tổ 12. Ảnh: Quang Khánh

Vận tải đường sắt đang dần mất vai trò, hạ tầng lạc hậu, chất lượng dịch vụ thấp và lạc hậu với thế giới và khu vực. Năm 2023, thị phần luân chuyển hành khách chỉ còn 1,07%, hàng hóa chỉ còn 0,91%. Trong khi đó, các nước phát triển, thị phần vận tải hành khách công cộng chiếm rất cao, rất tiện nghi và đúng giờ, thuận tiện, nhanh, các dịch vụ hạ tầng đồng bộ.

Ngoài ra, việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn, gia tăng phương tiện cá nhân gây nên ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở các đô thị lớn, đang gây ra nhiều hệ lụy, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. "Qua đó, mở ra không gian phát triển, khai thác có hiệu quả nguồn lực từ quỹ đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - dịch vụ, du lịch, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần giảm chi phí logistic", đại biểu Nguyễn Đại Thắng nói.

Đề xuất giao địa phương có cơ chế đặc thùgiải phóng mặt bằng

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn), thực tiễn các dự án lớn từ trước đến nay cho thấy, những khó khăn làm chậm tiến độ thường liên quan đến khâu giải phóng mặt bằng.

Do đó, Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.

nguyen-thi-thuy-bac-kan.jpg

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn). Ảnh: Quang Khánh

Dự án có quy mô đặc biệt lớn với tổng mức đầu tư khoảng 67,3 tỷ USD, mỗi năm phải bố trí khoảng 5,6 tỷ USD, thời gian thi công kéo dài 12 năm. Do đó, ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) đề nghị, Chính phủ nghiên cứu, báo cáo rõ hơn khả năng bố trí, cần đối vốn, đánh giá tác động đến bội chi ngân sách, khả năng trả nợ ngân sách nhà nước trung và dài hạn, "bảo đảm phương án chuẩn bị nguồn vốn thực sự có tính khả thi, không ảnh hưởng kinh tế vĩ mô".

tran-thi-hong-thanh-ninh-binhvqk-1547.jpg

ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình). Ảnh: Quang Khánh

Đại biểu cũng lưu ý, thực hiện các dự án đường cao tốc vừa qua thấy các dự án đều vướng vấn đề thiếu nguyên vật liệu khi thi công. Do đó, để bảo đảm tính khả thi, Chính phủ cần rà soát tất cả các khâu để khi thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ.

Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Thời sự Quốc hội

Sẽ góp phần tăng nguồn cung nhà ở, đáp ứng nhu cầu của người dân

Sáng 21.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.11.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.11.2024 có những nội dung sau: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo; Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo đòi hỏi các biện pháp vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài - Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo đòi hỏi các biện pháp vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài

Bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới đội ngũ các nhà giáo cả nước và các đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng về số lượng, chất lượng và cơ cấu là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi các biện pháp vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Nhiệm vụ hiện nay là tập trung xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo với chất lượng cao nhất, thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng. 

ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) phát biểu - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước

Chiều 20.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Bổ sung quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh với nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Bổ sung quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh với nhà giáo

Nhà giáo là một nghề đặc thù liên quan đến truyền thống, đạo lý tôn sư trọng đạo, vì vậy, các ĐBQH đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần bổ sung những quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh, tôn trọng đối với nhà giáo cũng như tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà giáo. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam để cử tri và Nhân dân theo dõi.

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV bắt đầu đợt họp thứ 2
Chính trị

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV bắt đầu đợt họp thứ 2

Sáng nay, 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ Tám, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1 của kỳ họp. Theo chương trình, Kỳ họp thứ Tám sẽ bế mạc sáng 30.11.2024.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 19.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 19.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 19.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Lễ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia; Bế mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Làm sâu sắc quan hệ nghị viện, góp phần xây dựng tin cậy chính trị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Armenia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Làm sâu sắc quan hệ nghị viện, góp phần xây dựng tin cậy chính trị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Armenia

Tại hội đàm vừa kết thúc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan nhấn mạnh, cần tăng cường phát huy vai trò của Cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ song phương; xem xét hướng tới ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội nhằm tạo khung pháp lý để thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nghị viện, góp phần xây dựng tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau, hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Armenia đầu tiên thăm chính thức Việt Nam - Ảnh: Lâm Hiển
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Armenia đầu tiên thăm chính thức Việt Nam

Chiều nay, 19.11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Armenia tới Việt Nam sau hơn 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. 

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 18.11.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 18.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 18.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sắp thăm chính thức Vương quốc Campuchia và dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, phiên họp của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thường trực Ủy ban Kinh tế thẩm tra sơ bộ về một số giải pháp đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Vĩnh Long; Triển khai các công tác chuẩn bị Hội nghị Ban Chấp hành APF.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội

Ngày 18.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký Nghị quyết số 1297/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.