Đoàn ĐBQH Việt Nam dự Hội nghị Nghị viện khu vực châu Á - Thái Bình Dương về SDGs tại Pakistan

Trong hai ngày (13 - 14.9), Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị viện khu vực châu Á - Thái Bình Dương về các Mục tiêu phát triển bền vững lần thứ 3, do Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) phối hợp với Quốc hội Pakistan tổ chức, tại Thủ đô Islamabad.

Đoàn ĐBQH Việt Nam dự Hội nghị nghị viện khu vực châu Á - Thái Bình Dương về SDGs tại Pakistan -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong (phải) và Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội Nguyễn Thanh Cầm dự hội nghị 

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham dự của nghị viện các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Maldives, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Azerbaijan, Iran, Nepal, Việt Nam. Một số nghị viện các nước trong khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Mông Cổ… tham dự theo hình thức trực tuyến.

Hội nghị lần này là sự tiếp nối và phát huy kết quả của Hội nghị lần thứ nhất do Quốc hội Việt Nam và IPU đồng tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, tháng 5.2017, với chủ đề “Ứng phó với biến đổi khí hậu - Hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững” và Hội nghị lần thứ hai do IPU và Quốc hội Mông Cổ đồng tổ chức tại Ulan Bator, tháng 5.2019, với chủ đề “Thúc đẩy các Mục tiêu phát triển bền vững vì người dân và hành tinh này”.

Phát biểu tại Phiên khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Pakistan Raja Pervaiz Ashraf nhấn mạnh, Pakistan xếp thứ 8 trong số những nước bị tổn thương nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu mặc dù lượng phát thải của Pakisan chiếm chưa đến 1% lượng phát thải toàn cầu. Pakistan đang phải đối mặt với tình trạng lũ lụt và lở đất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hơn 33 triệu người trên khắp cả nước, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản, các cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường xá, nhà cửa, trường học, cơ sở y tế.

Tại Phiên khai mạc, Chủ tịch IPU Duarte Pacheco kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phát triển hỗ trợ Pakistan phục hồi đất nước trước thảm họa lụt lội do tác động của biến đổi khí hậu. Chủ tịch IPU nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế, nhất là các nền kinh tế lớn trên thế giới cần chia sẻ trách nhiệm trong việc ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu, đồng thời, kêu gọi nỗ lực tập thể để bảo vệ môi trường nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Ông đánh giá cao cam kết của Pakistan với SDGs cũng như việc thành lập Lực lượng Đặc nhiệm nhằm hiện thực hóa các mục tiêu này.

Đoàn ĐBQH Việt Nam dự Hội nghị nghị viện khu vực châu Á - Thái Bình Dương về SDGs tại Pakistan -0
Các đại biểu tham dự Hội nghị nghị viện khu vực châu Á - Thái Bình Dương về các Mục tiêu phát triển bền vững tại Pakistan 

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi kinh nghiệm trong hiện thực hóa SDGs, nêu bật sự cần thiết tăng cường hợp tác, nâng cao nhận thức và thúc đẩy các hành động nghị viện nhằm hiện thực hóa SDGs trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hội nghị đã thông qua văn kiện hội nghị, tập trung vào các nội dung: Các thách thức phát triển kinh tế - xã hội ở châu Á - Thái Bình Dương; Các cơ chế và kinh nghiệm nghị viện nhằm thể chế hóa SDGs; Phụ nữ là trung tâm của chương trình nghị sự phát triển; Xây dựng khả năng phục hồi để gìn giữ tương lai chung và kết quả ba phiên thảo luận chuyên đề về: chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng; thúc đẩy giáo dục và việc làm cho thanh niên; đảm bảo tiếp cận y tế công bằng.

Phát biểu tại Hội nghị, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ sâu sắc với Pakistan về những mất mát về người và tài sản do lũ lụt gây ra tại quốc gia này; tin tưởng rằng với nỗ lực của Chính phủ và người dân, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Pakistan sẽ sớm khắc phục hậu quả. Đoàn Việt Nam cho rằng, những tác động của biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19, sự bất ổn địa chính trị ở một số khu vực gây ra nhiều thách thức cho việc theo đuổi và hiện thực hóa SDGs. Cùng với đó, Đoàn Việt Nam cũng chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến các chủ đề: “Đảm bảo tiếp cận y tế công bằng” và “Phụ nữ với vai trò là trung tâm của phát triển”.

Đoàn ĐBQH Việt Nam dự Hội nghị nghị viện khu vực châu Á - Thái Bình Dương về SDGs tại Pakistan -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong (trái) tiếp xúc song phương với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mohsin Dawar bên lề hội nghị 

Tại các cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Pakistan và Chủ tịch IPU bên lề hội nghị, Đoàn Việt Nam bày tỏ đánh giá cao nỗ lực của Quốc hội Pakistan và IPU tổ chức hội nghị sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đoàn Việt Nam cũng đã có các cuộc làm việc với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mohsin Dawar và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Pakistan Farooq Hamid Neak. Trưởng đoàn ĐBQH Việt Nam tham dự hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong đã trao thư của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi Chủ tịch Hạ viện và Chủ  tịch Thượng viện Pakistan chia sẻ những khó khăn, mất mát và thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra; tin tưởng Nhà nước và Nhân dân Pakistan sớm vượt qua thời điểm khó khăn này. Hai bên mong muốn tăng cường quan hệ giữa cơ quan lập pháp hai nước; cho rằng quan hệ song phương còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa, du lịch,…; đề nghị hai nước có nhiều hoạt động ý nghĩa nhân kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mong muốn hai bên tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế.

+ Cũng trong thời gian tham dự hội nghị, Đoàn Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan.

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.