Sát cánh cùng nông dân xây dựng nông thôn mới

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Phú Hoàng khẳng định, những năm qua, Hội Nông dân các cấp tỉnh Bình Thuận đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò chủ thể trong vận động, đoàn kết, tập hợp, phát triển hội viên, trở thành nhân tố trung tâm, sát cánh cùng nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Gắn kết các phong trào với cuộc vận động

Gắn với chương trình, phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận đã triển khai nhiệm vụ và phát động ký kết giao ước thực hiện chỉ tiêu thi đua năm 2024; chỉ đạo kiện toàn, củng cố tổ chức Hội, phát triển hội viên gắn với nâng cao chất lượng hội viên phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng NTM. Các cấp hội đã tập trung chỉ đạo rà soát, xây dựng, nhân rộng các mô hình trong các phong trào nông dân do Hội phát động, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng an ninh. Trong đó, chú trọng gắn kết các phong trào với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức đăng ký danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi với trên 70% số hộ nông dân đăng ký thi đua và ký kết giao ước thực hiện.

Với nhiều mô hình hay, sáng tạo, Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận thực sự là cầu nối để người dân hăng say tham gia phong trào xây dựng NTM
Với nhiều mô hình hay, sáng tạo, Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận thực sự là cầu nối để người dân tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới

Cùng đó, triển khai thực hiện Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030” giai đoạn 2024 - 2025. Theo đó, 6 tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân các cấp hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng, thành lập mới 12 Tổ hợp tác; nâng tổng số mô hình kinh tế hợp tác do Hội trực tiếp hướng dẫn, thành lập lên 511 trong đó có 73 Hợp tác xã, 438 tổ hợp tác. Không những thế, Hội Nông dân tỉnh còn chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai các hoạt độngchuyển giao khoa học - kỹ thuật, khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp với các ngành kỹ thuật tổ chức hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho hơn 7.500 lượt cán bộ, hội viên, nông dân.

Anh Đinh Xuân Đào, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc - một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận cho biết, được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của Hội Nông dân huyện Hàm Thuận Bắc, anh có nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi kỹ thuật trồng cây thanh long, biết vươn ra làm ăn lớn, nâng cấp và khép kín mô hình sản xuất - kinh doanh thanh long gồm vùng trồng - xưởng đóng gói, kho lạnh bảo quản, nhà xe, tạo việc làm cho nhiều nhân công quanh vùng.

Sát cánh cùng nông dân

Đáp ứng nhu cầu thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho 750 hội viên, nông dân; kịp thời hỗ trợ người dân trong các khâu quảng bá, làm hình ảnh, giới thiệu sản phẩm, đưa đặc sản vùng, miền đi xa, phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh đưa sản phẩm OCOP tham gia các hoạt động giao thương tại các tỉnh phía Nam; tiếp tục phối hợp với Trung tâm Môi trường và Phát triển bền vũng - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam theo dõi, đánh giá kết quả triển khai dự án “Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong thâm canh cây sầu riêng theo hướng an toàn sinh học” tại xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc. Đồng thời, phối hợp với Công ty phân bón hữu cơ sinh học Nano Việt Đức thực hiện 4 mô hình trong sản xuất nông nghiệp.

Nắm bắt nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động sản xuất của nông dân, Hội Nông dân tỉnh cũng phối hợp với các Ngân hàng Chính sách xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng cho nông dân phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, vận động xây dựng phát triển nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, trong đó tập trung đầu tư vốn cấp tỉnh, Trung ương cho vay đối với các xã xây dựng NTM của tỉnh, các tổ hợp tác, tổ liên kết, mô hình sản xuất...

Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh; chú trọng các xã đăng ký về đích năm 2024; phấn đấu cuối năm 2024, có trên 90% cơ sở Hội và trên 90% chi tổ Hội đạt vững mạnh; không có cơ sở, chi hội yếu kém. Tiếp tục triển khai hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi giai đoạn 2022 - 2027 trên địa bàn tỉnh; đồng thời, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp; giữ gìn vệ sinh môi trường cộng đồng, thôn xóm.

Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ
Địa phương

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ

Theo báo cáo của huyện Mỹ Đức, tính đến 6h ngày 16.9, mực nước trên sông Đáy tại An Mỹ đạt báo động II; sông Bùi tại Phúc Lâm đạt báo động III, mực nước các hồ chứa trên địa bàn huyện đang ở mức cao; riêng hồ Quan Sơn vượt ngưỡng tràn…

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án
Địa phương

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án

Nhiều hộ dân có đất bị thu hồi tại Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo đã làm đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị thanh tra lại tính pháp lý của dự án. Trong khi đó, doanh nghiệp thực hiện dự án cũng than khó vì dự án kéo dài 21 năm nhưng đến nay chỉ nhận hơn 6.400m2/43.300m2 đất.

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3

Vừa qua, tại huyện Vân Đồn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh đã gặp mặt, động viên, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các cơ sở, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản (NTTS), trồng rừng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên địa bàn huyện.

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển
An ninh cơ sở

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã tổ chức thành công đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển nhằm nâng cao năng lực chiến đấu của đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh và trật tự biển đảo trong tình hình mới.

Hỗ trợ người dân ổn định đời sống sau cơn bão tại 'rốn lũ' Chương Mỹ, Hà Nội
Địa phương

Hỗ trợ người dân ổn định đời sống sau cơn bão tại 'rốn lũ' Chương Mỹ, Hà Nội

Theo Báo cáo nhanh về ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Chương Mỹ (từ 15h30 ngày 14.9 đến 6h30 ngày 15.9), mực nước sông Bùi có xu hướng giảm nhẹ từ 7,75m chiều qua, sáng nay còn 7,66m, trên mức báo động 3. Sông Đáy giảm từ 6,81m xuống còn 6,69m, trên mức báo động 2. Mực nước các hồ: Đồng Sương, Văn Sơn, Miễu cũng giảm nhẹ từ 1 đến 2m. Tuy nhiên mực nước này đều đang vượt ngưỡng tràn.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Bài 2: Xây dựng phong cách làm việc trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân
Địa phương

Bài 2: Xây dựng phong cách làm việc trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân

Nhấn mạnh: Bất kỳ một Đảng, Nhà nước nào, lòng dân là hết sức quan trọng; Đảng, Nhà nước đó có giữ được lòng dân hay không, khi ấy mới nói tới sự trường tồn. Do đó, mấu chốt của vấn đề là phải giữ được lòng dân, muốn vậy phải phụng sự Nhân dân thật tốt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị đổi mới phương thức, quản lý, điều hành, xây dựng phong cách làm việc “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” để chính quyền có đủ năng lực, hiệu quả, phụng sự Nhân dân.