Cà Mau đề nghị mở rộng diện tích thả rạn nhân tạo

Thông tin tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN- PTNT) tỉnh Cà Mau, sau hơn 3 năm thực hiện Dự án thả rạn nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản kết hợp phát triển du lịch, vùng biển Tây Cà Mau đã đón thêm rất nhiều loài sinh vật biển sinh sôi, trong đó, nhiều loài có giá trị kinh tế và giá trị sinh cảnh cao.

Theo Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ, trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến nay, tỉnh Cà Mau đã thả 900 khối rạn bằng bê tông xuống 1,88 km2 khu vực biển Tây để làm nơi trú ngụ cho tôm, cá. Chương trình đến từ sự hỗ trợ của chính phủ Thái Lan nhằm làm nơi trú ẩn để bảo vệ cá non tránh khỏi các ngư cụ khai thác mang tính huỷ diệt.

Cà Mau: Đề nghị mở rộng diện tích thả rạn nhân tạo -0
Thả rạn nhân tạo để bảo vệ cá non khỏi các ngư cụ khai thác mang tính huỷ diệt

Báo cáo từ sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cho thấy, kết quả lặn khảo sát nguồn lợi thuỷ sản, trước khi thả rạn không tìm thấy được loài nào tại 5 điểm khảo sát, sau khi thả rạn, hệ sinh thái tại đây đã phục hồi với hơn 78 loài đại diện được tìm thấy thường xuyên qua các lần lặn quan sát. Trong đó, mật độ cá chiếm tỷ lệ cao với 48 loài, chiếm 61,5 %; tiếp đó là nhóm động vật sống ở tầng đáy rạn với 23 loài, chiếm 29,5%; nhóm động vật đeo bám theo rạn có 7 loài, chiếm 9%.

Kết quả điều tra hiệu quả về thu nhập của ngư dân trong vùng trước và sau khi thả rạn cũng thể hiện nguồn lợi thuỷ sản trong ngư trường có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, sau khi thả rạn, nghề lưới rê có sản lượng khai thác trung bình tăng 75,97 kg/chuyến (tăng 15,46%), theo đó lợi nhuận tăng 6,57 triệu đồng/chuyến (tăng 63,26%); đây là nghề khai thác được hưởng lợi ích nhiều từ việc thả rạn, bởi với kích thước mắt lưới lớn, khai thác chọn lọc các loài có giá trị kinh tế cao (cá thu, cá bớp, cá chét, cá bè). Ðối với nghề lồng xếp, sản lượng khai thác trung bình tăng 295,22 kg/chuyến (tăng 27,45%), theo đó lợi nhuận tăng 14,10 triệu đồng/chuyến (tăng 46,46%). Với nghề câu mực, sản lượng khai thác trung bình của nghề câu tay mực tăng 13 kg/chuyến (tăng 16,15%), theo đó lợi nhuận tăng 0,61 triệu đồng/chuyến (tăng 13,23%). Nghề ốc bẫy mực, sản lượng khai thác tăng lên 125 kg/chuyến (tăng 9,58%), theo đó lợi nhuận tăng 16,79 triệu đồng/chuyến (tăng 34,06%).

Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cũng cho biết thêm, về kết quả khảo sát thành phần loài thương phẩm của các ngư dân khai thác trong khu vực trước khi thả rạn và sau khi thả rạn, ban đầu chỉ xác định được 40 loài thương phẩm trong các mẻ khai thác, trong đó có 25 loài cá, 8 loài giáp xác và 7 loài thân mềm. Sau khi thả rạn, số lượng loài thương phẩm trong các mẻ khai thác tăng lên đáng kể, với 97 loài, trong đó có 62 loài cá, 15 loài giáp xác và 20 loài thân mềm.

Từ các kết quả trên có thể thấy, việc triển khai thả rạn nhân tạo để mở rộng thêm diện tích hiện có và nhân rộng thêm tại các khu vực biển khác có điều kiện tương đồng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đưa ngành khai thác thuỷ sản hướng đến nghề cá bền vững. Hiện nay Sở NN-PTNT đang kiến nghị UBND tỉnh quan tâm đến phương án triển khai mở rộng thêm diện tích rạn nhân tạo trong thời gian tới.

Địa phương

BIDV Chi nhánh Bắc Giang: Nỗ lực kinh doanh, tích cực tham gia hoạt động an sinh xã hội
Địa phương

BIDV Chi nhánh Bắc Giang: Nỗ lực kinh doanh, tích cực tham gia hoạt động an sinh xã hội

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Bắc Giang là một trong những ngân hàng thương mại có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, BIDV Chi nhánh Bắc Giang không chỉ khẳng định vai trò chủ lực trong hoạt động huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn vay cho người dân mà còn thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội, chung tay vì cuộc sống cộng đồng, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo.

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc
Trên đường phát triển

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc

Từ những kết quả đạt được trong thực hiện đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển chế biến nước mắm giai đoạn 2022 - 2024, Sở Công Thương Kiên Giang tiếp tục xây dựng đề án “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển chế biến sản phẩm từ nông sản, thủy sản giai đoạn 2025 - 2027”.

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn
Trên đường phát triển

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn

Phát huy vai trò của các HTX nông nghiệp trong tổ chức lại, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, ngành nông nghiệp Long An đã phối hợp củng cố các HTX nông nghiệp đã thành lập trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC); xây dựng HTX điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC… Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, chứng nhận hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP... như những "tấm vé thông hành” giúp nhiều nông sản từng bước tạo dựng được thương hiệu, chinh phục các thị trường lớn.

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững
Trên đường phát triển

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững

Với mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Long An hình thành 125.000ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu… Việc khởi động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ là bước khởi đầu cho sản xuất lúa theo hướng bền vững.

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận
Trên đường phát triển

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây (lúa, chanh, thanh long, rau) và 2 con (con bò, con tôm). Hiệu quả bước đầu của các mô hình đã góp phần quan trọng thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của nông dân, từng bước thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Qua đó, giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận cho các hộ tham gia.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải
Diễn đàn

Kịp thời sửa đổi, bổ sung các nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, với GRDP tăng 6,45% so với cùng kỳ. Tỉnh đã phê duyệt 12 dự án đầu tư mới, tổng vốn 2,239,3 tỷ đồng, đồng thời phát triển đô thị, cung cấp thương mại điện tử và kết nối quốc tế. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về các hoạt động của HĐND tỉnh trong việc ban hành các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội và phân bổ ngân sách năm 2024.

BHXH huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai: Tuyên truyền về BHXH, BHYT cho cán bộ hội viên hội phụ nữ
Địa phương

BHXH huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai: Tuyên truyền về BHXH, BHYT cho cán bộ hội viên hội phụ nữ

Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm Mỹ vừa phối hợp với Ban thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Cẩm Mỹ tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho hơn 200 cán bộ ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ cấp xã và chi hội trưởng phụ nữ ấp và khu phố trên địa bàn huyện.

Một góc huyện Quan Sơn, Thanh Hóa
Địa phương

Bài cuối: Tiếp tục hoàn thiện chính sách để phù hợp thực tiễn

Quá trình thực hiện Chương trình 1719, tỉnh Thanh Hóa đã có rất nhiều cách làm bài bản, linh hoạt, sáng tạo để phát huy tính chủ động của các địa phương trong thực hiện chính sách; tuy nhiên, nhiều nội dung vẫn khó hoặc chậm triển khai do Trung ương phân bổ vốn muộn và chậm ban hành văn bản hướng dẫn...

Bài cuối: Tạo tiền đề quan trọng bứt phá, động lực tăng trưởng
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Tạo tiền đề quan trọng bứt phá, động lực tăng trưởng

Trên cơ sở sơ kết Nghị quyết số 35/2021/QH15, UBND thành phố Hải Phòng đã nghiên cứu, tham khảo, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho thành phố thời gian tới nhằm tạo tiền đề quan trọng phát triển kinh tế bứt phá, trở thành động lực tăng trưởng của cả nước, lan tỏa cả vùng. Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, cho phép bổ sung nội dung xây dựng nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội và thông qua tại kỳ họp gần nhất.

Hội thảo "Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp"
Địa phương

Đúng trọng tâm và hiệu quả thiết thực

Tại Hội thảo "Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp" do Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và sớm khắc phục những hạn chế tồn tại; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật chưa phù hợp với hoạt động giám sát của HĐND.

Toàn cảnh buổi giám sát của Ban Pháp chế, HĐND tỉnh Bắc Ninh tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Quế Võ.
Địa phương

Tạo chuyển biến về năng lực giám sát

Những năm qua, hoạt động giám sát của Ban Pháp chế HĐND cấp huyện đã được đổi mới về hình thức giám sát theo hướng thiết thực, chất lượng và hiệu quả. Nội dung giám sát được lựa chọn, mang tính bao quát, tập trung vào những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, những vấn đề lớn, có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc, bất cập.

Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Lắk cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn
Trên đường phát triển

Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Lắk cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn

Với chủ đề “Đồng bào các DTTS tỉnh Đắk Lắk đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững; góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 chính thức diễn ra hôm nay (25.10) tại TP. Buôn Ma Thuột.

HĐND TP. Đà Nẵng và Hội đồng thành phố Kawasaki (Nhật Bản) tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm
Trên đường phát triển

HĐND TP. Đà Nẵng và Hội đồng thành phố Kawasaki (Nhật Bản) tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm

Ngày 25.10, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Trần Phước Sơn đã chủ trì buổi tiếp nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) Yuuji Amagasa làm Trưởng đoàn và Chủ tịch Hội đồng thành phố, Phó Trưởng đoàn Norio Aoki đến thăm và làm việc tại TP. Đà Nẵng.

Sau gần 10 năm xây dựng, dự án nhà máy điện phân nhôm hơn 15 nghìn tỷ đồng ở Đắk Nông vẫn chưa thể hoạt động
Địa phương

Sau gần 10 năm xây dựng, dự án nhà máy điện phân nhôm hơn 15 nghìn tỷ đồng ở Đắk Nông vẫn chưa thể hoạt động

Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông được kỳ vọng tạo ra bước ngoặt quan trọng cho ngành nhôm và công nghiệp phụ trợ trong nước với tổng mức đầu tư gần 15.500 tỷ đồng với nhiều chính sách ưu đãi. Thế nhưng, sau gần 10 năm, nhà máy vẫn chưa thể đi vào hoạt động.