BIDV Chi nhánh Bắc Giang: Nỗ lực kinh doanh, tích cực tham gia hoạt động an sinh xã hội

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Bắc Giang là một trong những ngân hàng thương mại có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, BIDV Chi nhánh Bắc Giang không chỉ khẳng định vai trò chủ lực trong hoạt động huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn vay cho người dân mà còn thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội, chung tay vì cuộc sống cộng đồng, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo.

Dư nợ cho vay tăng hơn 800 tỷ đồng

Với phương châm lấy khách hàng là trung tâm phục vụ, những năm gần đây, thực hiện chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, BIDV Chi nhánh Bắc Giang tập trung triển khai phương án tái cơ cấu ngành ngân hàng gắn với hỗ trợ khách hàng phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ông Ưng Việt Anh, Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh Bắc Giang cho biết: “Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Ngân hàng đã chủ động đề ra các mục tiêu, giải pháp, điều hành kế hoạch kinh doanh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh của đơn vị nhiều năm liên tiếp giữ được đà tăng trưởng ổn định, giải ngân vốn vay kịp thời cho khách hàng”.

1-copy.jpeg
Cán bộ BIDV Chi nhánh Bắc Giang giải ngân vốn cho khách hàng.

Được biết, 10 tháng qua, tổng vốn huy động của BIDV Chi nhánh Bắc Giang ước đạt 10,5 nghìn tỷ đồng; tổng dư nợ ước đạt 10,5 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 800 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm ngoái. Trong đó, hơn 65% số vốn giải ngân là cho khối khách hàng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, còn lại là cho vay cá nhân. Đặc biệt, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận vốn vay nhanh chóng, Ngân hàng cử cán bộ hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang cho biết, để có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, Công ty được BIDV Chi nhánh Bắc Giang hướng dẫn thực hiện thủ tục vay vốn nhanh chóng, thuận lợi và giải ngân kịp thời.

10 tháng qua, tổng nguồn vốn huy động của BIDV Chi nhánh Bắc Giang ước đạt 10,5 nghìn tỷ đồng; tổng dư nợ ước đạt 10,5 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 800 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm ngoái.

Cùng đó, BIDV Chi nhánh Bắc Giang cũng đẩy mạnh các sản phẩm ngân hàng hiện đại gắn với tiện ích qua mạng Internet. Hiện nay, đơn vị đang áp dụng ngân hàng số BIDV SmartBanking đối với khách hàng cá nhân để thay thế dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây. Đối với khách hàng doanh nghiệp, đơn vị triển khai dịch vụ mới Omni BIDV iBank giúp doanh nghiệp thuận lợi khi vấn tin, chuyển tiền trong nước, quốc tế, thanh toán hóa đơn, tiền gửi có kỳ hạn online… Đây là một trong những hoạt động nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số của ngân hàng giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Bên cạnh việc giải ngân vốn nhanh, BIDV Chi nhánh Bắc Giang đã và đang thực hiện nhiều gói tín dụng ưu đãi với lãi suất giảm hơn lãi suất thông thường như: Gói vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh và gói vay trung dài hạn phục vụ nhu cầu đời sống quy mô 200 nghìn tỷ đồng; gói tín dụng USD dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; gói tín dụng dành cho khách hàng sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực xanh... Bằng các biện pháp trên, nhiều doanh nghiệp được giảm lãi suất, có thêm nguồn lực để đầu tư sản xuất, kinh doanh, đóng góp cao cho ngân sách.

Chung tay vì cộng đồng

Không chỉ nỗ lực trong kinh doanh, BIDV Chi nhánh Bắc Giang còn có nhiều hành động thiết thực vì cộng đồng. Hằng năm, đơn vị đều vận động cán bộ, nhân viên đóng góp, ủng hộ các quỹ từ thiện xã hội, nhân đạo, dành một phần chi phí cho các hoạt động tài trợ, chương trình an sinh xã hội trên địa bàn. Trong đó, ưu tiên vào các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, tặng quà tết cho người nghèo, hỗ trợ thiên tai, đền ơn đáp nghĩa, trồng cây xanh bảo vệ môi trường…

Ông Nguyễn Trung Kiên (bên phải), Giám đốc BIDV Chi nhánh Bắc Giang trao 500 triệu đồng ủng hộ để khắc phục hậu quả thiên tai.

Đặc biệt, mới đây, trước thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh, với tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, BIDV Chi nhánh Bắc Giang đã dành 500 triệu đồng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai thông qua Ủy ban MTTQ tỉnh. Cũng trong năm nay, BIDV Chi nhánh Bắc Giang tài trợ an sinh xã hội trong lĩnh vực giáo dục 500 triệu đồng; dành hàng trăm triệu đồng hỗ trợ đồ dùng phục vụ việc dạy học, khám chữa bệnh cho một số trường học, bệnh viện trong tỉnh… Đại diện lãnh đạo BIDV Chi nhánh Bắc Giang cho biết, 10 tháng năm nay, đơn vị dành gần 1,3 tỷ đồng thực hiện hoạt động an sinh xã hội. Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm, Ngân hàng có kế hoạch bố trí thêm 200-300 triệu đồng để thực hiện hoạt động từ thiện, tặng quà Tết cho người nghèo…

Được biết, nhiều năm liên tiếp gần đây, Ngân hàng tham gia hàng loạt các hoạt động an sinh xã hội khác như: Tài trợ cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh một xe cứu thương trị giá 1,2 tỷ đồng; tặng quà Tết cho người nghèo một số huyện; ủng hộ xây nhà vệ sinh cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện Yên Thế, Lục Ngạn; trao học bổng cho học sinh nghèo hoàn cảnh khó khăn tại các huyện: Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động và thị xã Việt Yên, TP Bắc Giang. Ước tính, bình quân mỗi năm, BIDV Chi nhánh Bắc Giang dành 1,5 - 2 tỷ đồng cho hoạt động an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo. Đây là việc làm thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, trách nhiệm vì cộng đồng của BIDV, qua đó góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.

baobacgiang.vn

Địa phương

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa
Trên đường phát triển

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cao Bằng, quá trình triển khai cuộc vận động đã có nhiều kết quả tích cực, người dân từng bước thay đổi nhận thức, hàng Việt được đưa đến người tiêu dùng tại vùng sâu, vùng xa với chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc
Trên đường phát triển

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc

Từ những kết quả đạt được trong thực hiện đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển chế biến nước mắm giai đoạn 2022 - 2024, Sở Công Thương Kiên Giang tiếp tục xây dựng đề án “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển chế biến sản phẩm từ nông sản, thủy sản giai đoạn 2025 - 2027”.

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn
Trên đường phát triển

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn

Phát huy vai trò của các HTX nông nghiệp trong tổ chức lại, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, ngành nông nghiệp Long An đã phối hợp củng cố các HTX nông nghiệp đã thành lập trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC); xây dựng HTX điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC… Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, chứng nhận hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP... như những "tấm vé thông hành” giúp nhiều nông sản từng bước tạo dựng được thương hiệu, chinh phục các thị trường lớn.

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững
Trên đường phát triển

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững

Với mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Long An hình thành 125.000ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu… Việc khởi động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ là bước khởi đầu cho sản xuất lúa theo hướng bền vững.

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận
Trên đường phát triển

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây (lúa, chanh, thanh long, rau) và 2 con (con bò, con tôm). Hiệu quả bước đầu của các mô hình đã góp phần quan trọng thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của nông dân, từng bước thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Qua đó, giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận cho các hộ tham gia.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải
Diễn đàn

Kịp thời sửa đổi, bổ sung các nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, với GRDP tăng 6,45% so với cùng kỳ. Tỉnh đã phê duyệt 12 dự án đầu tư mới, tổng vốn 2,239,3 tỷ đồng, đồng thời phát triển đô thị, cung cấp thương mại điện tử và kết nối quốc tế. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về các hoạt động của HĐND tỉnh trong việc ban hành các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội và phân bổ ngân sách năm 2024.

BHXH huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai: Tuyên truyền về BHXH, BHYT cho cán bộ hội viên hội phụ nữ
Địa phương

BHXH huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai: Tuyên truyền về BHXH, BHYT cho cán bộ hội viên hội phụ nữ

Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm Mỹ vừa phối hợp với Ban thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Cẩm Mỹ tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho hơn 200 cán bộ ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ cấp xã và chi hội trưởng phụ nữ ấp và khu phố trên địa bàn huyện.

Một góc huyện Quan Sơn, Thanh Hóa
Địa phương

Bài cuối: Tiếp tục hoàn thiện chính sách để phù hợp thực tiễn

Quá trình thực hiện Chương trình 1719, tỉnh Thanh Hóa đã có rất nhiều cách làm bài bản, linh hoạt, sáng tạo để phát huy tính chủ động của các địa phương trong thực hiện chính sách; tuy nhiên, nhiều nội dung vẫn khó hoặc chậm triển khai do Trung ương phân bổ vốn muộn và chậm ban hành văn bản hướng dẫn...

Bài cuối: Tạo tiền đề quan trọng bứt phá, động lực tăng trưởng
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Tạo tiền đề quan trọng bứt phá, động lực tăng trưởng

Trên cơ sở sơ kết Nghị quyết số 35/2021/QH15, UBND thành phố Hải Phòng đã nghiên cứu, tham khảo, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho thành phố thời gian tới nhằm tạo tiền đề quan trọng phát triển kinh tế bứt phá, trở thành động lực tăng trưởng của cả nước, lan tỏa cả vùng. Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, cho phép bổ sung nội dung xây dựng nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội và thông qua tại kỳ họp gần nhất.

Hội thảo "Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp"
Địa phương

Đúng trọng tâm và hiệu quả thiết thực

Tại Hội thảo "Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp" do Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và sớm khắc phục những hạn chế tồn tại; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật chưa phù hợp với hoạt động giám sát của HĐND.

Toàn cảnh buổi giám sát của Ban Pháp chế, HĐND tỉnh Bắc Ninh tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Quế Võ.
Địa phương

Tạo chuyển biến về năng lực giám sát

Những năm qua, hoạt động giám sát của Ban Pháp chế HĐND cấp huyện đã được đổi mới về hình thức giám sát theo hướng thiết thực, chất lượng và hiệu quả. Nội dung giám sát được lựa chọn, mang tính bao quát, tập trung vào những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, những vấn đề lớn, có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc, bất cập.

Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Lắk cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn
Trên đường phát triển

Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Lắk cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn

Với chủ đề “Đồng bào các DTTS tỉnh Đắk Lắk đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững; góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 chính thức diễn ra hôm nay (25.10) tại TP. Buôn Ma Thuột.

HĐND TP. Đà Nẵng và Hội đồng thành phố Kawasaki (Nhật Bản) tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm
Trên đường phát triển

HĐND TP. Đà Nẵng và Hội đồng thành phố Kawasaki (Nhật Bản) tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm

Ngày 25.10, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Trần Phước Sơn đã chủ trì buổi tiếp nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) Yuuji Amagasa làm Trưởng đoàn và Chủ tịch Hội đồng thành phố, Phó Trưởng đoàn Norio Aoki đến thăm và làm việc tại TP. Đà Nẵng.

Sau gần 10 năm xây dựng, dự án nhà máy điện phân nhôm hơn 15 nghìn tỷ đồng ở Đắk Nông vẫn chưa thể hoạt động
Địa phương

Sau gần 10 năm xây dựng, dự án nhà máy điện phân nhôm hơn 15 nghìn tỷ đồng ở Đắk Nông vẫn chưa thể hoạt động

Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông được kỳ vọng tạo ra bước ngoặt quan trọng cho ngành nhôm và công nghiệp phụ trợ trong nước với tổng mức đầu tư gần 15.500 tỷ đồng với nhiều chính sách ưu đãi. Thế nhưng, sau gần 10 năm, nhà máy vẫn chưa thể đi vào hoạt động.