Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc

Từ những kết quả đạt được trong thực hiện đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển chế biến nước mắm giai đoạn 2022 - 2024, Sở Công Thương Kiên Giang tiếp tục xây dựng đề án “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển chế biến sản phẩm từ nông sản, thủy sản giai đoạn 2025 - 2027”.

nha-thung-nuoc-mam-o-phu-quoc-1024x592-4521-4792.png
Ảnh minh họa nguồn: INT

Theo đó, hỗ trợ 10 cơ sở công nghiệp nông thôn trong lĩnh vực chế biến sản phẩm từ nông sản, thủy sản như chế biến gạo chất lượng cao, chế biến khô và chế biến nước mắm ứng dụng máy móc thiết bị, tiên tiến vào sản xuất. Đề án cũng hỗ trợ đầu tư 13 phòng trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm cho cơ sở có sản phẩm được chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý và chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn chế biến sản phẩm từ nông sản, thủy sản… Dự kiến tổng kinh phí thực hiện đề án khoảng 9,91 tỷ đồng; trong đó, khuyến công quốc gia hỗ trợ 4,5 tỷ đồng, số còn lại là nguồn đối ứng của đơn vị thụ hưởng.

Theo Sở Công Thương Kiên Giang, giai đoạn 2022 - 2024, tỉnh thực hiện đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ đầu tư phát triển chế biến nước mắm trên địa bàn Phú Quốc, góp phần nâng chất lượng nghề truyền thống nước mắm ở đảo này.

Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang (Sở Công Thương) cho biết, tổng kinh phí thực hiện đề án hơn 9,8 tỷ đồng; trong đó, khuyến công quốc gia hơn 3,3 tỷ đồng và kinh phí đối ứng của đơn vị thụ hưởng gần 6,5 tỷ. Theo đó, hỗ trợ cho 10 cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất chế biến nước mắm tại Đảo Ngọc Phú Quốc như: sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến; xây dựng phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm; đào tạo nâng cao năng lực quản lý…

Ông Trần Huy Quyền, Doanh nghiệp tư nhân Hồng Đức 1, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc chia sẻ: “Tiếp cận chính sách khuyến công, doanh nghiệp chúng tôi đăng ký được hỗ trợ 2 nội dung: ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất nước mắm và đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Qua đó, góp phần thay thế lao động thủ công, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và nước thải thải ra đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn của cơ quan chuyên môn quy định, giảm phát thải ô nhiễm môi trường tại địa phương.”

Giám đốc Sở Công Thương Kiên Giang Trương Văn Minh nhấn mạnh, đề án tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy các cơ sở công nghiệp nông thôn chế biến nước mắm đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm phát thải ô nhiễm môi trường; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao năng lực xuất khẩu; gia tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận cho cơ sở công nghiệp nông thôn… Đề án đã tác động và huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy và phát triển ngành chế biến nước mắm chủ lực, thế mạnh của thành phố Phú Quốc, góp phần giữ gìn giá trị truyền thống thương hiệu, quảng bá sản phẩm nước mắm Phú Quốc.

Bên cạnh đó, đề án khẳng định vai trò quan trọng trong việc khuyến khích thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo việc làm cho lao động địa phương. Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế theo hướng tăng dần lao động công nghiệp và dịch vụ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tiến tới hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Cùng đó, đề án tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất chế biến nước mắm đầu tư hệ thống xử lý nước thải, góp phần khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở chế biến nước mắm, giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người, góp phần bảo vệ môi trường theo hướng bền vững; phát triển ngành nghề sản xuất chế biến nước mắm kết hợp với du lịch sinh thái trên đảo ngọc.

Nghề sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc có lịch sử hơn 200 năm và đã được Liên minh châu Âu (EU) cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ trên thị trường của các nước thuộc EU.

Bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội Sản xuất nước mắm Phú Quốc chia sẻ, hội hiện có 51 hội viên, với 6.642 thùng ủ chượp, sản lượng sản xuất 15 - 20 triệu lít/năm. Thực hiện chương trình khuyến công nhằm hỗ trợ, tạo điều cho các doanh nghiệp chế biến nước mắm đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường sản xuất, đổi mới công nghệ, xây dựng phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm, tạo chỗ đứng trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới, góp phần cho ngành chế biến nước mắm truyền thống Phú Quốc phát triển bền vững. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Phú Quốc theo hướng xanh, sạch, hiện đại và phát triển nghề chế biến nước mắm kết hợp với du lịch sinh thái trên đảo.

Trên đường phát triển

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa
Trên đường phát triển

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cao Bằng, quá trình triển khai cuộc vận động đã có nhiều kết quả tích cực, người dân từng bước thay đổi nhận thức, hàng Việt được đưa đến người tiêu dùng tại vùng sâu, vùng xa với chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn
Trên đường phát triển

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn

Phát huy vai trò của các HTX nông nghiệp trong tổ chức lại, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, ngành nông nghiệp Long An đã phối hợp củng cố các HTX nông nghiệp đã thành lập trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC); xây dựng HTX điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC… Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, chứng nhận hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP... như những "tấm vé thông hành” giúp nhiều nông sản từng bước tạo dựng được thương hiệu, chinh phục các thị trường lớn.

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững
Trên đường phát triển

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững

Với mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Long An hình thành 125.000ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu… Việc khởi động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ là bước khởi đầu cho sản xuất lúa theo hướng bền vững.

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận
Trên đường phát triển

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây (lúa, chanh, thanh long, rau) và 2 con (con bò, con tôm). Hiệu quả bước đầu của các mô hình đã góp phần quan trọng thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của nông dân, từng bước thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Qua đó, giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận cho các hộ tham gia.

Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Lắk cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn
Trên đường phát triển

Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Lắk cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn

Với chủ đề “Đồng bào các DTTS tỉnh Đắk Lắk đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững; góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 chính thức diễn ra hôm nay (25.10) tại TP. Buôn Ma Thuột.

HĐND TP. Đà Nẵng và Hội đồng thành phố Kawasaki (Nhật Bản) tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm
Trên đường phát triển

HĐND TP. Đà Nẵng và Hội đồng thành phố Kawasaki (Nhật Bản) tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm

Ngày 25.10, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Trần Phước Sơn đã chủ trì buổi tiếp nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) Yuuji Amagasa làm Trưởng đoàn và Chủ tịch Hội đồng thành phố, Phó Trưởng đoàn Norio Aoki đến thăm và làm việc tại TP. Đà Nẵng.

Sau gần 10 năm xây dựng, dự án nhà máy điện phân nhôm hơn 15 nghìn tỷ đồng ở Đắk Nông vẫn chưa thể hoạt động
Địa phương

Sau gần 10 năm xây dựng, dự án nhà máy điện phân nhôm hơn 15 nghìn tỷ đồng ở Đắk Nông vẫn chưa thể hoạt động

Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông được kỳ vọng tạo ra bước ngoặt quan trọng cho ngành nhôm và công nghiệp phụ trợ trong nước với tổng mức đầu tư gần 15.500 tỷ đồng với nhiều chính sách ưu đãi. Thế nhưng, sau gần 10 năm, nhà máy vẫn chưa thể đi vào hoạt động.

Hà Nội: Kết nối giải pháp chuyển đổi sản xuất xanh trong nền kinh tế số
Trên đường phát triển

Hà Nội: Kết nối giải pháp chuyển đổi sản xuất xanh trong nền kinh tế số

Ngày 25.10, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại TP. Hà Nội, Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tổ chức Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Kết nối cùng Phát triển - “Link to Grow” Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc 2024 với chủ đề "Thu hút đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh, phát triển bền vững".

Phó Giám đốc Sở Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Cà Mau Trần Công Khanh
Trên đường phát triển

Cà Mau: Tạo chuyển biến thực sự trong giải ngân vốn đầu tư công

Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh Cà Mau đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng và các Chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch được giao. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh vẫn ở mức thấp. Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau Trần Công Khanh về vấn đề này.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, huyện Bá Thước thăm công trình đường giao thông nông thôn được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 1719
Địa phương

Bài 1: Thu hẹp “khoảng cách” miền núi và miền xuôi

Vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện miền núi với dân số gần 1 triệu người, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 60%. Sau gần 3 năm triển khai, nguồn lực đầu tư và các chính sách thiết thực từ Chương trình 1719 đã tạo ra bước ngoặt giúp diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có nhiều đổi thay tích cực.

Bài 1: Tạo động lực, cơ chế huy động nguồn lực phát triển
Trên đường phát triển

Bài 1: Tạo động lực, cơ chế huy động nguồn lực phát triển

Theo Báo cáo của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, các cơ chế, chính sách thực hiện thí điểm đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo chủ động cho thành phố trong giải quyết một số thủ tục hồ sơ hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng; chính sách tăng thêm thu nhập được bảo đảm công khai, minh bạch... Từ đó, tạo động lực và cơ chế huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố.