Bước ngoặt thay đổi diện mạo vùng cao Thanh Hóa

Bài cuối: Tiếp tục hoàn thiện chính sách để phù hợp thực tiễn

Quá trình thực hiện Chương trình 1719, tỉnh Thanh Hóa đã có rất nhiều cách làm bài bản, linh hoạt, sáng tạo để phát huy tính chủ động của các địa phương trong thực hiện chính sách; tuy nhiên, nhiều nội dung vẫn khó hoặc chậm triển khai do Trung ương phân bổ vốn muộn và chậm ban hành văn bản hướng dẫn...

Tiến độ giải ngân chậm

Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã chỉ ra rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án, tiểu dự án thành phần trong Chương trình 1719. Trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư và vốn sự nghiệp của một số dự án chậm so với yêu cầu, đặc biệt có một số dự án, tiểu dự án thành phần tiến độ giải ngân rất thấp. Điển hình là Tiểu Dự án 2 (Dự án 3) về “Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi. Hiện nay, việc triển khai các dự án liên kết chuỗi, dự án phát triển sản xuất cộng đồng ở các huyện khó thực hiện, do ít doanh nghiệp, HTX tham gia; mặt khác, đối tượng thực hiện phải đáp ứng 50% là hộ nghèo, hộ cận nghèo và không được trùng lặp với các đối tượng đang thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khác trên cùng địa bàn; do đó, một số huyện không còn đối tượng thực hiện, dẫn đến việc giải ngân nguồn vốn chậm so với yêu cầu.

za2-7378-2277.jpg
Chương trình 1719 luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt. Ảnh: Minh Hương

Chưa kể, một số dự án, tiểu dự án chưa giải ngân như Tiểu dự án 1, Dự án 9 về Đầu tư tạo sinh kế bền vững, phát triển kinh tế - xã hội nhóm DTTS còn nhiều khó khăn. Lý giải nguyên nhân, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: hiện nay, chưa có danh sách riêng cụ thể về đối tượng, địa bàn của từng tỉnh nên không đủ căn cứ để triển khai thực hiện. Đồng thời, chưa rõ định mức, nội dung hỗ trợ của chính sách. Mặt khác, ngày 21.6.2023, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Công văn số 1017/UBDT-DTTS về việc thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9, trong đó có nội dung “Trước mắt tạm thời dừng triển khai nội dung hỗ trợ đầu tư có thu hồi đối với hộ dân tộc còn nhiều khó khăn thông qua vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi tại Tiểu dự án 1, Dự án 9”; tuy nhiên lại chưa đưa ra được nội dung, cách thức thực hiện khác của tiểu dự án. Do đó, tỉnh Thanh Hóa chưa thể triển khai thực hiện được nội dung của tiểu dự án này.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, Chương trình 1719 được ban hành từ năm 2021, nhưng đến tháng 5.2022, Trung ương mới giao vốn để thực hiện. Do đó, việc phân bổ vốn tại các địa phương chậm, ảnh hưởng đến công tác thực hiện và giải ngân, nhất là đối với các dự án quy mô lớn. Bên cạnh đó, các quy định, cơ chế, chính sách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 được Trung ương ban hành chậm và còn thiếu, chưa đồng bộ; một số nội dung quy định, hướng dẫn vẫn chung chung, chưa cụ thể khiến các địa phương “lúng túng” trong quá trình triển khai thực hiện. Định mức đầu tư các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 1719 còn thấp so với thực tế tại địa phương; các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình 1719 năm 2022, 2023 là dự án khởi công mới, cần nhiều thời gian hoàn thiện hồ sơ, thủ tục chuẩn bị đầu tư, do đó sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình...

Kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn

Trên cơ sở khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đề nghị Ủy ban Dân tộc tham mưu trình Chính phủ sửa đổi Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30.12.2021. Trong đó, bổ sung quy định về Chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu của Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3; sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 9; đồng thời, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt danh sách các thôn, bản vùng DTTS và miền núi nhưng không thuộc xã vùng DTTS và miền núi hoặc có văn bản hướng dẫn việc công nhận và thực hiện các chế độ, chính sách đối với các thôn này để có căn cứ triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26.4.2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025). Trong đó, đề nghị bổ sung đối tượng các DTTS còn gặp nhiều khó khăn (thuộc Dự án 9) được hỗ trợ có thu hồi vốn theo hộ hoặc cộng đồng để chăn nuôi, phát triển sản xuất qua vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi đặc biệt vào nội dung vay vốn của Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26.4.2022 của Chính phủ.

Vừa qua, tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, các ĐBQH đã thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình 1719. Đa số đại biểu đồng tình với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư và mở rộng đối tượng thụ hưởng của Chương trình. Sau khi được Quốc hội thông qua, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương khẩn trương điều chỉnh nội dung, đối tượng của các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình, bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, dễ thực hiện cho giai đoạn tiếp theo.

Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Mai Xuân Bình, mục tiêu tổng quát của Chương trình 1719 được xác định rất rõ là khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, tăng thu nhập bình quân chung, quy hoạch ổn định dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển giáo dục đào tạo, y tế… tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước. Do đó, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các quy định còn bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình theo hướng phân quyền chủ động cho cơ sở thực hiện; tạo hành lang pháp lý thuận lợi để cơ sở dễ thực hiện, phù hợp với thực tiễn vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Địa phương

Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh): Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Đầm Hà thường xuyên trúng thầu sát giá
Địa phương

Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh): Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Đầm Hà thường xuyên trúng thầu sát giá

Thời gian qua, Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Đầm Hà là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

TP.Hà Nội: Cải thiện tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách
Địa phương

TP.Hà Nội: Cải thiện tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách

Năm 2024, thành phố Hà Nội được giao giải ngân vốn đầu tư công 81.033 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, việc triển khai kế hoạch đầu tư công đã có chuyển biến tích cực, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công đến hết quý III năm 2024 của thành phố về giá trị tuyệt đối đứng thứ hai cả nước và cao hơn cùng kỳ năm 2023.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Đất Đỏ ký duyệt hơn 200 gói thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

Bà Rịa – Vũng Tàu: Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Đất Đỏ ký duyệt hơn 200 gói thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Thời gian qua, ông Cam Quốc Bình – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ký phê duyệt hơn 200 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức "nhỏ giọt", dưới 1%. Trong đó có nhiều gói thầu hàng chục tỷ tiết kiệm ngân sách chỉ vài triệu đồng.

Giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Nam Định.
Trên đường phát triển

Nâng chất lượng, tăng hiệu quả trong cải cách hành chính

Trong 9 tháng năm 2024, tỉnh Nam Định đã thực hiện hiệu quả Bộ Chỉ số Chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử (Bộ chỉ số), đứng trong top 10 trên toàn quốc. Nhưng riêng tháng 9 và 10, kết quả thực hiện bộ chỉ số này lại bị hạ xuống đứng thứ 21 và 34/63 tỉnh, thành phố. Hiện, tỉnh đang nỗ lực đưa nhiều giải pháp tháo gỡ để nhanh chóng lấy lại vị trí top đầu của cả nước.

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông
Trên đường phát triển

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai hiệu quả chương trình khuyến nông thông qua việc xây dựng trình diễn các mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho bà con nông dân. Nhờ đó, đã giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi từ 20 - 25%, cho hiệu quả kinh tế tăng khoảng 30 - 35%, hạn chế dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm…

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc
Ý kiến đại biểu

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc

Từ thực tiễn quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) tại thành phố Hải Phòng, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề xuất việc phân cấp, ủy quyền cho UBND thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất phù hợp với quy hoạch; việc đầu tư thành lập các KCN trên địa bàn thành phố không thuộc trường hợp phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn đạt tối thiểu 60%...

Quảng Ninh: Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư
Địa phương

Quảng Ninh: Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư

Ngày 10.11, tất cả các khu dân cư trên địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là năm thứ 3 Ngày hội được tổ chức đồng loạt tại các khu dân cư trong toàn tỉnh tạo không khí thi đua phấn khởi, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng đắn để cải thiện năng suất, chất lượng, từ đó cải thiện thu nhập cho người dân
Trên đường phát triển

Đầu tư xây dựng thương hiệu

Tại Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 4.400ha, chiếm 2,13% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Đồng Nai đạt nhiều kết quả nổi bật trong phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
Địa phương

Nhiệm vụ đột phá

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là một trong những nhiệm vụ đột phá được Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra. Theo đó, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, phê duyệt đề án và các chương trình hành động phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Tỉnh Hòa Bình dự kiến tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc
Địa phương

Tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch bền vững

Để tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch, ngay trung tuần tháng 11 (từ 15 - 23.11), tỉnh Hòa Bình tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024 tại thành phố Hòa Bình. Đây là sự kiện quan trọng được chuẩn bị chu đáo để giới thiệu các hoạt động văn hóa phong phú và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhằm phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua 4 nội dung đột phá đã được tỉnh đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định trao quyết định cho nhà đầu tư. Ảnh: Trung Hà
Hoạt động chính quyền

Công bố khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên tại Nam Định

UBND tỉnh Nam Định vừa công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Trung Thành tại tỉnh; trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Nam Định - doanh nghiệp dự án do Công ty Cổ phần bất động sản Capella (Capella Land) lập để thực hiện dự án.

Khánh Hòa dẫn đầu tăng trưởng mức độ quan tâm, khởi động chu kỳ mới của thị trường
Địa phương

Khánh Hòa dẫn đầu tăng trưởng mức độ quan tâm, khởi động chu kỳ mới của thị trường

Trong 9 tháng đầu năm 2024, mức độ quan tâm đối với bất động sản tại các tỉnh ven biển đã tăng trưởng tích cực so với năm 2023 trên tất cả các thị trường, trong đó Khánh Hòa dẫn đầu với mức tăng đáng kể. Đây là kết quả từ dữ liệu big data của batdongsan.com.vn, được công bố trong buổi báo cáo giữa tháng 10 vừa qua.

Long An tăng cường thu hút đầu tư những dự án chuyển đổi xanh, công nghệ cao
Địa phương

Long An: Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu

Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024, tỉnh Long An tổ chức Đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm Trưởng đoàn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tại Pháp, Bỉ, Đức từ ngày 11 – 21.11.2024 theo lời mời của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: THẾ ANH
Địa phương

Phát huy tinh thần “Đồng khởi” xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Ghi nhớ chiến công sáng ngời, vẻ vang của phong trào Đồng khởi giải phóng một phần nông thôn, đồng bằng tỉnh Khánh Hòa, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Diên Khánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần “đồng khởi”, truyền thống quê hương anh hùng, quyết tâm chính trị cao, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc
Địa phương

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc

Chiều 8.11, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2025; gặp mặt các cơ quan báo chí và cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp trong sản xuất, tiêu thụ sầu riêng huyện Krông Pắc.

Tôm nuôi dưới tán rừng được thị trường thế giới đánh giá cao
Trên đường phát triển

Cà Mau phát triển bền vững nuôi tôm rừng sinh thái

Tôm rừng Cà Mau được nuôi theo phương pháp sinh thái, không sử dụng hóa chất và kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn. Mô hình này giúp bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, góp phần ngăn chặn xói lở và bảo vệ đa dạng sinh học, với chi phí sản xuất và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt nên tôm rừng sinh thái được thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước đánh giá cao, mang lại giá trị kinh tế rất lớn không chỉ với kinh tế Cà Mau, mà còn với thị trường thế giới.