Thái Nguyên:

Bừng sáng các hoạt động đón Tết Độc lập

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2.9 năm nay kéo dài 4 ngày liên tiếp, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên đã dày công chuẩn bị để tạo cho người dân có một kỳ nghỉ lễ ấn tượng.

Vui lòng khách đến

Được coi là trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc, bước vào đợt cao điểm cuối của năm du lịch 2024 nên các đơn vị tham gia làm du lịch tại Thái Nguyên đã có sự chuẩn bị tích cực, sẵn sàng đón tiếp du khách. Thái Nguyên có hơn 1.000 di tích đã được kiểm kê; 550 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm đếm… 535 cơ sở lưu trú và nhiều sản phẩm độc đáo cùng lòng người hồn hậu, các khu, điểm đến của “đất thép, xứ trà” sẽ là nguồn cảm hứng không có giới hạn cho du khách về tham quan, trải nghiệm và “chữa lành” để trở về với cuộc sống lạo động, học tập hiệu quả hơn sau một kỳ nghỉ.

Ông Đỗ Trọng Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên nhận định, tại các khu, điểm đến và các đơn vị hoạt động ở dịch vụ ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chắc chắn có lượng khách tăng mạnh. Chủ yếu là khách nội tỉnh, như gia đình đưa nhau “ra khỏi nhà” đi tham quan; các bạn trẻ rủ nhau đi livestream, họp lớp, họp bạn đồng ngũ, đồng niên… Các khu, điểm đến có không gian tự nhiên thoáng rộng, đẹp mắt luôn phù hợp với các hoạt động trải nghiệm của người ở mọi độ tuổi.

Bừng sáng các hoạt động đón Tết Độc lập -0

Bừng sáng các hoạt động đón Tết Độc lập -0
Các hoạt động văn hóa phục vụ nhân dân trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay được tỉnh Thái Nguyên chuẩn bị công phu, chu đáo

Hầu hết doanh nghiệp làm du lịch tỉnh Thái Nguyên, như khách sạn, nhà nghỉ, homestay, nhà hàng… đã lên chương trình đón tiếp, phục vụ du khách từ gần 1 tháng nay. Các khách sạn, nhà nghỉ có sự đầu tư thay thế những đồ dùng cũ như chăn, ga, gối, đệm; lặp đặt thêm hệ thống wifi, “chỉnh huấn” phong cách tiếp đón, phục vụ của đội ngũ nhân viên. Nhiều điểm đến như: hồ Ghềnh Chè, xã Bình Sơn (TP. Sông Công), Điểm du lịch sinh thái Phượng Hoàng, xã Phú Thượng (Võ Nhai), Điểm du lịch sinh thái xóm Đồng Khuôn, xã Hoàng Nông (Đại Từ)… đều làm mới sản phẩm bằng cách trồng mới những luống hoa; vườn bãi, sân chơi trải nghiệm được vệ sinh sạch đẹp, hứa hẹn cho du khách đến trải nghiệm cảm nhận được mình đang sống trong một môi trường cảnh quan có không khí trong lành.

Một số doanh nghiệp làm du lịch có kế hoạch thưởng “nóng” trong trường hợp nhân viên phục vụ lập thành tích xuất sắc. 100% cơ sở phục vụ đều có bảng niêm yết giá dịch vụ, cam kết thu đúng giá dịch vụ đã niêm yết. Để thu hút du khách, nhiều doanh nghiệp đưa ra cơ chế ưu đãi giảm giá dịch vụ từ 10-20% trên tổng giá đã niêm yết.

Sắc màu ấn tượng

Từ ngày 31.8-3.9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn du khách trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9.

Chương trình có sự tham gia của gần 300 nghệ nhân, đồng bào, nghệ sĩ, diễn viên quần chúng. Trong đó có hơn 100 đồng bào của 16 dân tộc đang hoạt động hằng ngày là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: Nùng, Tày (Thái Nguyên); Dao (thành phố Hà Nội); Mông (Hà Giang); Mường (Hòa Bình); Lào, Thái, Khơ Mú (Sơn La); Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế); Ba Na, Gia Rai (Gia Lai); Xơ Đăng (Kon Tum), Raglai (Ninh Thuận), Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng). Bên cạnh đó, chương trình còn có khoảng 70 đồng bào của các dân tộc Thái, Mông, Tày, Nùng đến từ 2 tỉnh Sơn La và Thái Nguyên tham gia các hoạt động. Có thể thấy, Thái Nguyên vinh dự được chọn là địa phương có nhiều hoạt động hấp dẫn, ấn tượng tại chương trình nói trên.

Hoạt động điểm nhấn trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9 với chủ đề: “Vui Tết Độc Lập” gồm tái hiện chợ phiên “Sắc màu vùng cao”. Tại đây, giới thiệu nghệ thuật múa khèn của dân tộc Mông, tỉnh Thái Nguyên; Trình diễn giã bánh dày của dân tộc Mông, tỉnh Thái Nguyên; Chương trình dân ca, dân vũ “Vui Tết Độc Lập;” tái hiện lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Nùng, tỉnh Thái Nguyên; Tái hiện nghi lễ gội đầu của dân tộc Thái, tỉnh Sơn La…

Ông Lê Ngọc Linh (Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Phó Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên) cho biết, để đảm bảo an toàn cho kỳ nghỉ, Sở đã sớm ban hành văn bản đề nghị các cấp, ngành liên quan tích cực phối hợp, đảm bảo an toàn cho du khách về an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm; không để xảy ra hiện tượng “chặt chém” gây ảnh hưởng đến uy tín của du lịch Thái Nguyên.

Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ
Địa phương

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ

Theo báo cáo của huyện Mỹ Đức, tính đến 6h ngày 16.9, mực nước trên sông Đáy tại An Mỹ đạt báo động II; sông Bùi tại Phúc Lâm đạt báo động III, mực nước các hồ chứa trên địa bàn huyện đang ở mức cao; riêng hồ Quan Sơn vượt ngưỡng tràn…

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án
Địa phương

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án

Nhiều hộ dân có đất bị thu hồi tại Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo đã làm đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị thanh tra lại tính pháp lý của dự án. Trong khi đó, doanh nghiệp thực hiện dự án cũng than khó vì dự án kéo dài 21 năm nhưng đến nay chỉ nhận hơn 6.400m2/43.300m2 đất.

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3

Vừa qua, tại huyện Vân Đồn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh đã gặp mặt, động viên, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các cơ sở, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản (NTTS), trồng rừng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên địa bàn huyện.

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển
An ninh cơ sở

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã tổ chức thành công đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển nhằm nâng cao năng lực chiến đấu của đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh và trật tự biển đảo trong tình hình mới.

Hỗ trợ người dân ổn định đời sống sau cơn bão tại 'rốn lũ' Chương Mỹ, Hà Nội
Địa phương

Hỗ trợ người dân ổn định đời sống sau cơn bão tại 'rốn lũ' Chương Mỹ, Hà Nội

Theo Báo cáo nhanh về ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Chương Mỹ (từ 15h30 ngày 14.9 đến 6h30 ngày 15.9), mực nước sông Bùi có xu hướng giảm nhẹ từ 7,75m chiều qua, sáng nay còn 7,66m, trên mức báo động 3. Sông Đáy giảm từ 6,81m xuống còn 6,69m, trên mức báo động 2. Mực nước các hồ: Đồng Sương, Văn Sơn, Miễu cũng giảm nhẹ từ 1 đến 2m. Tuy nhiên mực nước này đều đang vượt ngưỡng tràn.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Bài 2: Xây dựng phong cách làm việc trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân
Địa phương

Bài 2: Xây dựng phong cách làm việc trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân

Nhấn mạnh: Bất kỳ một Đảng, Nhà nước nào, lòng dân là hết sức quan trọng; Đảng, Nhà nước đó có giữ được lòng dân hay không, khi ấy mới nói tới sự trường tồn. Do đó, mấu chốt của vấn đề là phải giữ được lòng dân, muốn vậy phải phụng sự Nhân dân thật tốt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị đổi mới phương thức, quản lý, điều hành, xây dựng phong cách làm việc “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” để chính quyền có đủ năng lực, hiệu quả, phụng sự Nhân dân.