Những ánh sao khuê

Đại lão hòa thượng Thích Đôn Hậu - Người thể hiện nhuần nhuyễn “Đạo pháp và dân tộc”

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam 

Hòa thượng Thích Đôn Hậu sinh ngày 16.2.1902 tại làng Xuân An, xã Thiện Thương, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình có truyền thống Nho học. Cha ông là cụ Diệp Văn Kỷ - một lương y nổi tiếng của địa phương - rất tinh thông Phật pháp. Nói đến Hòa thượng là nói đến một nhân vật suốt đời phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, suốt đời hy sinh phấn đấu để giữ gìn cho sự bền vững ngôi nhà Phật giáo giữa các hệ phái, giữa các vùng miền của đất nước qua từng giai đoạn lịch sử.

Năm 1923, khi đủ 19 tuổi, ông xuất gia đầu sư vào Tổ Tâm Tịnh, trụ trì tại chùa Tây Thiên (Huế). Năm 1936 ông tốt nghiệp đại học Phật giáo Tây Thiên tại Hội An. Ngay khi còn học đại học Tây Thiên, ông đã được mời làm giảng sư của Hội An Nam Phật học. Năm 1937, ở tuổi 32 ông được mời làm giáo sư cho Phật học đường Bảo Quốc. Qua đó, Thích Đôn Hậu đã góp phần tích cực vào phong trào chấn hưng phật giáo và làm giảng sư nòng cốt của Hội Việt Nam phật học. Ngoài việc giảng dạy phật học cho các tỉnh miền Trung, chủ yếu là Quảng Nam - Đà Nẵng, trong những năm 1940-1941 ông còn đi thuyết giảng tại một số tỉnh ở Lào Cai, nơi có đông Việt kiều.

Trong những năm 1941-1942, ông giữ chức Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Trung bộ kiêm Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - một tổ chức thành viên của Mặt trận Việt Minh và trụ trì Tổ đình Linh Mụ (Huế). Năm 1947, Thích Đôn Hậu bị thực dân Pháp bắt. Theo bà Nguyễn Đình Chi - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa II - một nhân sĩ tiêu biểu của Huế - kể lại: “Thực dân Pháp tra tấn Hòa thượng hết sức tàn nhẫn, chúng còn bắt ngài đào huyệt tự chôn mình. Nhờ có bà Từ Cung - mẹ của cựu Hoàng đế Bảo Đại can thiệp, chúng mới tha ngài”. Sau khi được trả tự do, năm 1949 Hòa thượng được cử làm Cố vấn đạo hạnh Hội Phật giáo Trung phần. Năm 1949 được cử làm Chánh Hội trưởng Tổng trị sự Hội Phật giáo Trung phần. Năm 1951 được cung thỉnh làm đầu Hòa thượng trong đại giới đàn Ấn Quang (Chợ Lớn). Năm 1952 tại Đại hội Giáo hội Tăng già toàn quốc, Hòa thượng được suy cử làm Giám luật Giáo hội tăng già toàn quốc.

Năm 1956, Ngài thành lập và làm Chủ nhiệm Liên Hoa Văn tập sau đổi thành Liên Hoa nguyệt san. Năm 1963, Hòa thượng là một trong những giáo phẩm cao cấp tham gia đấu tranh chống chính sách kỳ thị, đàn áp phật giáo của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Ngày 20.8.1963 Ngài bị chính quyền Sài Gòn bắt giam một thời gian.

Sau Tết Mậu Thân 1968, Hòa thượng cùng nhiều vị chức sắc trong Phật giáo bí mật ra vùng giải phóng. Với uy tín và nhiệt huyết yêu nước của mình, Hòa thượng được nhân dân giao nhiều trọng trách: Phó Chủ tịch Ủy ban Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam. Tháng 6.1969, Hoà thượng được cử làm Ủy viên Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Với cương vị trên, Hòa thượng đã đi thăm nhiều nước, tham dự nhiều hội nghị quốc tế. Năm 1970, Hòa thượng đi nghiên cứu văn hóa tôn giáo ở Liên Xô và Trung Quốc. Năm 1971, dự Đại hội thành lập tổ chức Phật giáo châu Á vì hòa bình ở Tam Mông Cổ và được cử làm Ủy viên Thường trực Ban Chấp hành Hội Phật giáo châu Á vì hòa bình.

Sau khi đất nước hòa bình, thống nhất trở về trụ trì Tổ đình Linh Mụ (Huế). Năm 1976, Hòa thượng đắc cử đại biểu Quốc hội Khóa VI. Năm 1977, tại Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận trong cả nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Hòa thượng được cử làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Cũng năm đó, Đại hội kỳ VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tại Ấn Quang, Hòa thượng được suy cử vào Hội đồng trưởng lão của Giáo hội và giữ chức Chánh thư ký Viện Tăng thống. Năm 1979 đức Đệ nhị Tăng Thống - Hòa thượng Thích Giác Nhiên viên tịch, tình hình chưa cho phép tổ chức Đại hội VIII, Hội đồng Lưỡng Viện cung thỉnh Ngài kiêm chức Xử lý Viện Tăng Thống. Đặc biệt từ năm 1976, khi Hòa thượng bước sang tuổi “Thất thập cổ lai hy” cho đến năm 1986, Hòa thượng thường có đơn thỉnh cầu lãnh đạo Mặt trận Trung ương bớt việc “hiếu hỷ” cho ngài để chuyên trợ tâm lo việc giảng dạy cho các chùa ở miền Trung và miền Nam cũng như dành thời gian để phiên dịch, sáng tác, biên soạn sách về đạo Phật.

Do công lao to lớn đối với đạo pháp và dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Hòa thượng Thích Đôn Hậu được Nhà nước và MTTQ Việt Nam tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huy chương “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Do tuổi cao, sức yếu, Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã viên tịch lúc 19 giờ 55 phút ngày 23.4.1992 (ngày 21.3 âm lịch) tại Tổ đình Linh Mụ thành phố Huế, thọ 88 tuổi. Ngài đã để lại cho tăng ni, phật tử và Giáo hội cũng như nhân dân ta nhiều dịch bản và sách soạn quý như: Cách thức sám hối các tội đã phạm; Phương pháp tu quán; Cảm ứng tự nhiên; Đâu là con đường hạnh phúc; Đồng mông chỉ quán; Sinh mệnh vô tay hay kiếp luân hồi?...

Nói đến Hòa thượng là nói đến một nhân vật suốt đời phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, suốt đời hy sinh phấn đấu để giữ gìn cho sự bền vững của ngôi nhà Phật giáo giữa các hệ phái, giữa các vùng miền của đất nước qua từng giai đoạn lịch sử từ trước năm 1945 cho đến khi đất nước hòa bình, thống nhất dù có những giai đoạn thịnh suy, nhưng vẫn mãi trường tồn. 

Diễn đàn Quốc hội

ĐBQH Cầm Thị Mẫn phát biểu thảo luận sáng 29.10 - ảnh Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Áp dụng thuế suất 5% giúp bình ổn thị trường phân bón trong nước

Thảo luận tại hội trường sáng 29.10 về Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) đồng tình với quy định áp dụng mức thuế suất 5% đối với phân bón. Quy định này sẽ góp phần tạo sự bền vững và ổn định nguồn cung phân bón đầu vào trong nước...

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận sáng 28.10
Diễn đàn Quốc hội

Cần giải pháp đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội

Thảo luận tại hội trường sáng ngày 28.10, ĐBQH Mai Văn Hải ( Thanh Hóa) cho rằng, các địa phương đã rất nỗ lực chỉ đạo xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng từ năm 2015 đến năm 2023 mới có 373/800 dự án đã hoàn thành với quy mô đã xây dựng được 193.920 căn hộ. So với mục tiêu đến năm 2025 mới chỉ đạt 45,3%, so với mục tiêu đến năm 2030 mới chỉ đạt 18,2%. Theo đó, cần giải pháp mang tính đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội mới có thể bảo đảm mục tiêu năm 2025 và đến năm 2030.

Tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện dự án đầu tư nhà ở xã hội
Diễn đàn Quốc hội

Tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện dự án đầu tư nhà ở xã hội

Nhà ở của người dân nói chung và nhà ở xã hội nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo. Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện việc xây dựng nhà ở xã hội, một số vướng mắc từng bước được tháo gỡ, kể cả về pháp luật cũng như việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, từ thực tế giám sát cho thấy, so với mục tiêu đề ra cho năm 2025 và 2030 thì rất khó có khả năng hoàn thành nếu không có giải pháp đột phá.

Toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của người dân

Thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023", các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục bất cập nhằm phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, cân đối cung – cầu, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, người lao động và đối tượng chính sách.

Sửa đổi Luật để phát huy tiềm năng của lĩnh vực quảng cáo
Diễn đàn Quốc hội

Sửa đổi Luật để phát huy tiềm năng của lĩnh vực quảng cáo

Quảng cáo là một trong những lĩnh vực được quan tâm, đầu tư trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Tuy nhiên, để phát huy lĩnh vực quảng cáo vốn nhiều tiềm năng, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo cần cân nhắc những điểm chính yếu, phù hợp với thực tế, không để lãng phí, nhưng cũng không được làm phiền xã hội, tạo ra những hệ quả không tốt về mặt văn hóa.

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà phát biểu ý kiến tại buổi thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Đáp ứng tối đa lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), các ĐBQH Đoàn Hà Nội đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu, kịp thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế để khắc phục và phát huy thế mạnh của BHYT nhằm phục vụ tốt nhất cho Nhân dân.

ĐBQH Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai)
Quốc hội và Cử tri

Cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Thảo luận tại tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị, lập quy hoạch cần chú ý tính phù hợp với thực tiễn; rà soát hoàn thiện thể chế, giao quyền chủ động cho tỉnh đẩy nhanh việc thực hiện quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường năng lực nội sinh, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng

Thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh, ổn định kinh tế vĩ mô.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Bảo đảm không có “rào cản kỹ thuật” nào gây khó khăn cho việc thực thi

Ngay khi Quốc hội quyết định giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, nhiều vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ. Nhiều luật được Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian giám sát cũng đã tập trung tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo bước phát triển đột phá trong phát triển nhà ở xã hội.

Đoàn giám sát của Quốc hội khảo sát tại dự án Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên, quận Ngô Quyền
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Chính sách nhiều, nhưng thực thi còn khó

Lời Tòa soạn: Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo vấn đề nhà ở cho người dân, xác định phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là nội dung quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tuần tới, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là chuyên đề giám sát quan trọng để nhìn lại kết quả đạt được, chỉ rõ tồn tại trong quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm an cư lạc nghiệp cho người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài “Nhà ở xã hội - hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân”.

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang)
Quốc hội và Cử tri

Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ chiều 24.10, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định các trường hợp thiếu thuốc, vật tư y tế do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, không thể chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác khiến người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc thì cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người bệnh, tổng hợp thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về hồ sơ đề nghị thanh toán. Quy định này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, giảm thủ tục hành chính, tránh tiêu cực.

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn
Quốc hội và Cử tri

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Trong phiên thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, tuyệt đại đa số các đại biểu đồng tình với mức thu 2% phí công đoàn. Kinh phí công đoàn được để lại Công đoàn cơ sở hiện nay là 75% để chăm lo cho người lao động.

Sau 40 năm đổi mới, Việt Nam được cộng đồng thế giới xem như một hình mẫu phát triển thành công của một nước đang phát triển - Ảnh: Internet
Diễn đàn Quốc hội

Về một số vấn đề liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước

GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân*

Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045 đã được Đảng đề ra để cả nước cùng suy nghĩ và phấn đấu để đạt. Nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIV, một số văn kiện Đại hội đang được tích cực dự thảo. Bài viết này góp một số ý có liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước trong những thập niên tới.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập
Diễn đàn Quốc hội

Ba vấn đề cần làm rõ để bảo đảm luật “không cần quá dài”

Để bảo đảm định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm rằng Quốc hội cần "đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp", trong đó “luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài”, cần làm rõ ba vấn đề: Lập pháp bắt đầu bằng nội dung hay thẩm quyền? Luật cốt ở ban hành hay thi hành? Và ai giải thích luật?”. Luật sư NGUYỄN TIẾN LẬP, thành viên Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, nêu ý kiến.

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa)
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), có ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là cần thiết để thực hiện các yêu cầu cấp bách, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Đồng thời lưu ý, quá trình quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ cần bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ.

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?
Diễn đàn Quốc hội

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?

Việc có tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội hay không là một nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận khi thảo luận về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp sáng 23.10. Một số ý kiến đề nghị, cần phân tích thấu đáo, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để có quy định phù hợp, khoa học và khả thi hơn.

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn
Văn hóa - Thể thao

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, nhiều quy định trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được rà soát, chỉnh lý bám sát các mục tiêu, quan điểm, chính sách lớn; đồng thời bảo đảm phù hợp với thực tiễn, chặt chẽ song vẫn tạo thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

TS. Việt
Quốc hội và Cử tri

Muốn pháp luật có giá trị lâu dài, phải đánh giá tác động toàn diện

“Một trong những yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra cho Quốc hội là bảo đảm “các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài”. Muốn vậy, cần có đánh giá tác động toàn diện, với các số liệu cụ thể, thuyết phục”, TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) chia sẻ.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Diễn đàn Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Trong bối cảnh đất nước không ngừng phát triển, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến với vận tốc thiết kế lên đến 350 km/h. Đây không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng vươn mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

ĐBQH Lê Văn Cường (Thanh Hóa) phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Chính sách ưu đãi phải khả thi, hiệu quả

Chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược tại phiên họp toàn thể sáng 22.10. Qua đó, các đại biểu đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu thấu đáo, bảo đảm các chính sách ưu đãi phải thực sự khả thi, hiệu quả.