“Cuộc bầu cử khác biệt”

Với “thâm niên” 22 năm làm đại biểu dân cử, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Dương Minh Tuấn nói rằng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 có sự khác biệt hẳn, nếu không muốn nói là khác biệt nhất từ trước tới nay.

Ảnh: Quang Khánh
Ảnh: Quang Khánh

“Chúng ta tiến hành các hoạt động bầu cử trong bối cảnh phải bảo đảm phòng, chống dịch bệnh Covid-19, do vậy nhiều khâu như tiếp xúc cử tri vận động bầu cử, công tác tuyên truyền, phương án bỏ phiếu… đều thay đổi linh hoạt, mang tính thích ứng cao dựa trên nền tảng công nghệ. Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lầ thứ Tư bùng nổ, các ứng cử viên ứng dụng công nghệ vừa là xu hướng tất yếu, vừa giúp tạo ấn tượng tốt với cử tri”, ông Tuấn nhận xét.

Điểm khác biệt nữa, hoặc có thể coi đây như một điểm nhấn, đó là Quốc hội Khóa XV sẽ tăng số lượng đại biểu chuyên trách lên 40%, tương ứng với khoảng 200 đại biểu. Ông Tuấn “rất mừng” với quyết định này, bởi trong vai đại biểu Quốc hội chuyên trách, ông cảm nhận rất rõ những áp lực trong“nghề dân cử”, đòi hỏi đại biểu phải dành toàn bộ thời gian, tâm sức tìm hiểu vấn đề để có những ý kiến chất lượng. “Có những nội dung thậm chí phải nghiên cứu hàng tháng trời. Nếu còn vướng bận công việc kiêm nhiệm, đại biểu Quốc hội sẽ khó tập trung cao độ”.

Cùng với đó, điều kiện, tiêu chuẩn với người ứng cử nói chung, đại biểu chuyên trách nói riêng cũng được điều chỉnh theo hướng, ngoài việc bảo đảm quy định tại Điều 7 Luật Tổ chức Quốc hội còn phải đáp ứng một số yêu cầu cao hơn về trình độ chuyên môn, chức vụ công tác, sức khỏe, độ tuổi… “Với những điểm khác biệt này, chúng ta có quyền tin tưởng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội Khóa XV sẽ được nâng lên một tầm cao mới”.

Trong suốt 22 năm làm đại biểu dân cử - 3 nhiệm kỳ đại biểu Hội đồng Nhân dân, trong đó có 1 nhiệm kỳ 7 năm và 1 nhiệm kỳ Đại biểu Quốc hội, điều khiến ông Tuấn “vui hơn cả là đã luôn cố gắng cao nhất để đáp lại niềm tin của cử tri”. Trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, ông có 41 lần phát biểu, đề cập đến những vấn đề nóng bỏng mà người dân rất quan tâm như tai nạn giao thông, cải cách giáo dục... Nhiều bài phát biểu của ông có ảnh minh họa, được cử tri đánh giá cao.

“Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều người đến bắt tay cám ơn tôi vì đã nói lên tiếng nói của họ. Có người khóc vì xúc động khi những vấn đề của họ được giải quyết thấu đáo. Với tôi, đó là món quà lớn nhất khi trở thành đại biểu dân cử”, ông Tuấn chia sẻ. Cũng theo ông, đại biểu dân cử phải luôn nhớ mình là cầu nối giữa cử tri với cơ quan chức năng. “Vì nhiều lý do, đại biểu có thể chưa giải quyết được trọn vẹn, thấu đáo vấn đề của cử tri nhưng điều quan trọng là phải luôn lắng nghe, thấu hiểu tâm tư của họ và theo đuổi đến cùng việc giải quyết những kiến nghị, đề xuất của họ”.

Nhìn về tương lai, ông Tuấn tin rằng những đại biểu được bầu vào Quốc hội Khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ đủ cả tâm, tầm và tài để đưa đất nước vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cùng xây dựng một Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, hướng tới mục tiêu thịnh vượng, hùng cường.

Diễn đàn Quốc hội

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Viết Chức
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) tin tưởng, chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị hiện đang được triển khai sẽ mang lại kết quả rất lớn để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định.

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước
Diễn đàn Quốc hội

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước

Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãng phí

Trong Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, Quốc hội quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (dự án thí điểm) trên phạm vi toàn quốc đối với 4 trường hợp.

ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý trách nhiệm với trường hợp chậm thi hành pháp luật về hành chính

Trước những con số cho thấy bản án hành chính còn tồn đọng qua các năm có xu hướng tăng, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ tại sao lại tăng ở mục thi hành xong nhưng cũng tăng ở số bản án tồn đọng? Đồng thời, cần tổng kiểm tra, rà soát toàn diện tình hình giải quyết các vụ việc, xét xử, thi hành án hành chính, từ đó có các giải pháp quyết liệt, tích cực tập trung giải quyết các vụ việc, vụ án tồn đọng, kéo dài, dư luận xã hội, Nhân dân bức xúc kiến nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Dựa vào Nhân dân để đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Mô hình tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội phải đa dạng và linh hoạt hơn, thích ứng với các môi trường cụ thể của cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh, địa bàn dân cư. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo đúng tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người dân, không rập khuôn máy móc theo mô hình cơ quan nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý tại cấp trung ương và cấp cơ sở, tinh gọn thực chất và mạnh mẽ cơ cấu tổ chức tại cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc tiêu chí xác định mức hỗ trợ doanh nghiệp, tránh phát sinh cơ chế “xin - cho”

Nhấn mạnh xây dựng Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, việc quản lý, hỗ trợ Quỹ phải bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng mất cân đối giữa khả năng đáp ứng của Quỹ với tổng số tiền cần hỗ trợ; nghiên cứu quy trình đánh giá để hỗ trợ chi phí một cách minh bạch, khách quan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế

"Quốc hội đã và đang chủ động chuyển từ tư duy quản lý sang kiến tạo, tăng cường giám sát, cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, xác định trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế, nâng cao "tuổi thọ" các luật; thực hiện tinh gọn bộ máy trong thời gian tới", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp sáng 10.12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần nghiên cứu, bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung
Quốc hội và Cử tri

Cần thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua đã giảm mức thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa - lực lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Đánh giá cao điều này, song một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi hơn dành cho doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Ràng buộc trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp mới để tăng cường theo dõi, đôn đốc, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát.

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu
Diễn đàn Quốc hội

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.