Công nghệ cát “thở” của UAE: Làm cho sa mạc đơm hoa kết trái

Những sa mạc rộng lớn và địa hình đầy cát của Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) hoàn toàn có thể trở thành một giải pháp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, thiếu nước và an ninh lương thực. Đó là khẳng định của một công ty phát triển công nghệ tiên tiến đang tìm cách biến các hạt cát thành đất nông nghiệp thân thiện với môi trường.

Cát biết “thở”

Công nghệ “cát biết thở” hay cát thoáng khí của công ty Dake Rechsand có trụ sở tại Dubai giúp cát sa mạc giữ nước xung quanh rễ và cho phép không khí lưu thông tự do. Chandra Dake, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của công ty cho biết, công nghệ này có thể là tạo ra một cuộc cách mạng đối với hoạt động canh tác trên sa mạc.

Ông nói với Al Arabiya: “Ý tưởng là chính sa mạc sẽ trở thành một giải pháp cho sa mạc. Cát sa mạc chưa từng được sử dụng trong bất kỳ ngành công nghiệp nào trước đây. Nhưng giờ đây chúng tôi đã tạo ra một ngành công nghiệp từ nó. Cát thoáng khí là loại cát đặc biệt, giúp cây cối phát triển tốt hơn vì nó có khả năng sục khí”.

Cát sa mạc được xử lý bằng công nghệ đã được cấp bằng sáng chế của Rechsands gọi là năng lượng tự do bề mặt, dựa trên cách thức chất rắn phản ứng với sức căng bề mặt của chất lỏng tạo ra một “cơ thể nước” trên cát.

Dake Rechsand cho biết: “Cát sa mạc là nguyên liệu thô và sau đó chúng tôi phủ lên nó một loại công nghệ đặc biệt, khiến nó hoạt động theo cách chúng tôi dự định – chẳng hạn như khả năng giữ nước”.

Vị CEO giải thích, cát được phủ một lớp “đặc biệt” được tạo thành từ sự kết hợp của các khoáng chất không chứa bất kỳ hóa chất nào nhưng lại đẩy nhanh quá trình thay đổi vật lý các tính chất của cát. Ông nói: “Điều này làm cho cây phát triển tốt hơn vì nó cho phép sục khí”, giúp rễ cây nhận được nhiều oxy hơn. “Đó là lý do tại sao cây phát triển khỏe mạnh, lá khỏe mạnh và cho ra sản phẩm khỏe mạnh”.

Dake Rechsand, người đã chuyển đến UAE vào năm 2018, cho biết công nghệ “cát thở được” có thể tạo ra “kết quả tuyệt vời” cho tất cả các loại thực vật, từ cây tán rộng đến cây thân thảo, các loại hoa màu, các cây hoa như hoa nhài, hoa hồng; cây dừa…

Tại UAE, công ty đã làm việc với các trang trại tư nhân và một số trường học ở Dubai. Ở Abu Dhabi, công nghệ này đã giúp trồng các loại như đậu phộng, đậu xanh, đậu cove, đậu đen, trong khi thanh long cũng cho kết quả đầy hứa hẹn.

Theo ông Dake, công ty đang có những kế hoạch tiếp theo cho khu vực. Trong khi việc xử lý cát hiện đang được thực hiện ở Trung Quốc, một nhà máy sẽ được xây dựng ở UAE vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, công ty của ông cũng đang đàm phán với Ảrập Xêút, Bahrain và Qatar cho các dự án thí điểm ở ba quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) sử dụng công nghệ Rechsand.

Ông nói, một ưu điểm khác của việc sử dụng công nghệ này là khía cạnh bền vững. “Công nghệ này giúp tiết kiệm hoặc hạn chế sử dụng phân bón. Vì vậy, chúng ta có thể trồng các sản phẩm hữu cơ trong đất không bị ô nhiễm vì không có hóa chất. Hơn nữa, công nghệ cũng giúp tiết kiệm nước tiêu thụ với lượng nước được tiết kiệm lên tới 75-80%. Bằng cách sử dụng cùng một lượng nước này, chúng ta có thể trồng nhiều cây hơn gấp 10 lần. Vì vậy, chúng ta có khả năng tăng số lượng cây trồng với cùng một lượng nước. Ngoài ra, nó làm giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu cây trồng và sản phẩm, đồng thời tăng khả năng tự cung tự cấp của UAE”.

Yếu tố bền vững còn ở chỗ, công nghệ này chỉ cần được áp dụng một lần trên cát và sẽ tồn tại suốt đời mà không cần phải áp dụng lại. “Bạn không cần phải tái cải tạo cát trồng sau năm năm hay làm bất kỳ điều gì sau đó, chúng ta chỉ cần áp dụng công nghệ 1 lần trong đời và trang trại đó mãi mãi trở thành đất canh tác”.

Thành phố bọt biển

Cát thoáng khí không phải là giải pháp sáng tạo và bền vững duy nhất để bảo tồn nước ở quốc gia vùng Vịnh, nơi phụ thuộc vào quá trình khử muối trong nước.

Công ty cũng đang đàm phán với Chính phủ UAE để áp dụng công nghệ “thành phố bọt biển” của mình.

Giải pháp thành phố bọt biển của công ty Dake Rechsand là một mô hình đô thị mới, sử dụng các tấm lát bề mặt được làm từ cát sa mạc, giúp lưu trữ nước mưa một cách bền vững dưới lòng đất. Mô hình này có thể tạo ra một mạng lưới thu nước mưa phi tập trung, hấp thụ từng giọt nước mưa trong vài giây, cho phép thu gom và thu hoạch một lượng nước mưa lớn trên khắp đất nước, sau đó có thể được lưu trữ, xử lý và tái sử dụng bền vững. Công nghệ tổ ong có nghĩa là nước vẫn trong lành, cho phép tạo ra “nguồn nước mới” cho UAE thay vì phụ thuộc vào nước khử mặn.

Công ty cho biết họ hy vọng công nghệ này sẽ giúp hỗ trợ các tham vọng khí hậu của UAE, quốc gia đầu tiên trong khu vực đưa ra cam kết về đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris và cũng là quốc gia đầu tiên trong khu vực đưa ra lộ trình tiến tới phát thải ròng bằng 0.

Trong 15 năm qua, UAE đã đầu tư tổng cộng 50 tỷ USD vào năng lượng tái tạo và công nghệ sạch trên toàn cầu. Quốc gia này có kế hoạch đầu tư thêm 50 tỷ USD trong những năm tới, bao gồm cả công nghệ nông nghiệp, sử dụng nước thông minh hơn và sản xuất thực phẩm.

UAE lâu nay luôn phải đối mặt với tình trạng đất đai khô cằn, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, cùng với bão cát và bụi nên rất khó để phát triển nông nghiệp. Tác động của biến đổi khí hậu, kết hợp với dân số ngày càng tăng cùng nền kinh tế đa dạng hóa sang lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác ngày càng thúc đẩy việc gia tăng nhu cầu sử dụng nước tại đất nước vốn lệ thuộc rất nhiều vào các nhà máy khử nước mặn với chi phí đắt đỏ này. Vì vậy, phát minh cát thở hay thành phố bọt biển có thể coi là mang tính cách mạng, đem lại hiệu quả lớn cho việc cải thiện hoạt động canh tác tại quốc gia đang bị sa mạc hóa như UAE.

Quốc tế

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại".