Nghệ An:

Chuyện về người cán bộ tận tuỵ đêm ngày vì bà con bản Mông biên giới

Tấm gương về người cán bộ tận tụy ở vùng cao như những bông hoa trên đỉnh núi, chuyện của họ cũng thật giản dị, chỉ khi đi được đến nơi họ sống và cống hiến, mới hiểu được việc họ đã và đang làm thật đáng khâm phục.

Trước đây cứ vào mùa giáp hạt, bà con dân bản Phá Lõm, xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An) lại dắt nhau, dỡ rồi lại dựng nhà, hôm nay núi này, mai lại triền đồi kia…

Những mái nhà chênh vênh, những con người quanh năm lầm lũi vì cái ăn, cái mặc. Cũng vì đói nghèo mà nhiều năm qua, một số hộ đã nhẹ dạ nghe theo lời kẻ xấu làm những việc trái pháp luật. Kể từ khi bản có đồng chí Bí thư trẻ Xồng Bá Nỏ lên làm cán bộ, cuộc sống của bà con nơi đây đã từng ngày đổi thay. 

Phả Lõm là bản biên giới Việt - Lào, bản có 30km, với 111 hộ/600 nhân khẩu. Năm 2009 về trước, 100% hộ đói nghèo, nay đã giảm xuống còn 43 hộ. Để làm được điều đó thì cả một nỗ lực lớn của Đảng ủy, chính quyền địa phương xã Tam Hợp, trong đó có vai trò chủ chốt của nguyên Bí thư Chi bộ Xồng Bá Nỏ.

Chuyện về người cán bộ tận tuỵ đêm ngày vì bà con bản Mông biên giới -0
Anh Nỏ và lãnh đạo xã Tam Hợp trong cuộc họp vận động, hướng dẫn bà con nhân dân phát triển kinh tế

"Ở bản ta nếu nói hay mà làm không tốt thì bà con cho là người dối. Vì thế ta phải biết được tâm lí đó của bà con, muốn cho bà con nghe, làm theo phải đi đến từng nhà để chia sẻ, nắm tâm tư nguyện vọng của bà con để biết họ muốn gì để nói cho họ hiểu mới cùng bàn, cùng làm với họ", anh Nỏ, Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ xã Tam Hợp chia sẻ.  

Không khó để tìm đến nhà ông Xồng Chư Thái, một trong những hộ đã từng vượt biên trái phép cách đây hơn 10 năm về trước. Trong ngôi nhà gỗ truyền thống khang trang, ông kể lại: Hồi đó, gia tài của bố mẹ để lại là những khoảnh nương trên núi cao, vợ chồng ông nai lưng ra chặt cây làm rẫy, nhưng không bao giờ đủ ăn, cái đói cứ đuổi nhà ông vào tít tận trong rừng sâu.

Dịp ấy được cán bộ Việt Nam và Lào trong chiến dịch tuyên truyền, đẩy đuổi những người vượt biên trái phép, giải thích, Xồng Chư Thái mới nhận ra rằng mình đã vượt biên tự lúc nào. Đang trong thế bí, thì Bí thư Xồng Bá Nỏ đến nói nhiều điều phải, bày dựng lại cái nhà ở bản, đắp khe lấy nước suối làm ao thả cá, nuôi thêm con lợn, con bò, nay gia đình đã đủ ăn, đủ mặc, ông Thái vui lắm.

Ông Thái chia sẻ: "Khi cán bộ Nỏ bày cho nhà ta nuôi con gà, con lợn, con bò, ta cũng lo lắm, sợ bỏ ra nhiều tiền lỡ dịch thì không có tiền mua cái khác nữa. Nghe thế, cán bộ Nỏ bày cách cho chăm sóc và đã đạt những kết quả tốt đẹp. Từ đó, con cái ta có cái áo mới, có cái ăn ngon hơn và đặc biệt là được đi học đầy đủ đó nhà báo nha".

Chuyện về người cán bộ tận tuỵ đêm ngày vì bà con bản Mông biên giới -0
Anh Nỏ vinh dự được đi dự đại hội người dân tộc thiểu số tiêu biểu

Còn chị Hờ Y Lỳ, gia đình chị có 6 miệng ăn, chị cũng từng đưa cả nhà lũ lượt tìm cái ăn nơi rừng sâu, lại còn thêm bị kẻ xấu lợi dụng, truyền đạo trái phép, đã có lần chị định bỏ chồng con đi theo người xấu. Biết vậy, bí thư Nỏ đã cùng Bộ đội Biên Phòng và các thành viên trong cấp ủy, ban quản lý đến tận nhà giải thích, nhiều lần giúp gia đình Y Lỳ khai hoang đất trống trồng cỏ, vận động các hộ cho gia đình nuôi rẽ Bò, Dê, trồng thêm sắn, ngô. Bốn năm sau, nhà chị Y Lỳ đã dần ổn định, hiện chị đã làm được vườn rau, có vật nuôi bán được nhiều tiền hơn trước.

Chị Y Lỳ nói: "Cán bộ Nỏ là người nói cái hay cái tốt, dân bản ta là ai cũng nghe theo cán bộ, không nghe kẻ xấu nói nữa"

Ông Chư Thái, chị Y Lỳ là 2 trong số các hộ của bản Phả Lõm đã nghe theo cán bộ Nỏ, từ bỏ cuộc sống du canh, du cư, không vượt biên, không nghe lời kẻ xấu. Với bà con Phả Lõm, họ cho rằng “đó, một phần lớn công của Bí thư Xồng Bá Nỏ đấy”.

Cũng chính vì anh là người con của bản, được sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất biên cương này, anh đã có những năm tháng theo cha mẹ vượt rừng, làm rẫy nên rất thấu hiểu bà con bản mình.

Nên Xồng Bá Nỏ luôn thao thức, làm thế nào để làm ra của cải, trong khi đất và khí hậu nơi đây rất dồi dào. Anh tâm niệm là làm dân vận là luôn phải: "Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay  làm" như lời Bác Hồ dặn.

Khi đã nắm được tâm tư của người dân, anh đã lên xã, lên huyện xin hỗ trợ giống cây, vật nuôi, khai khẩn rẫy hoang trồng nhiều cỏ, sắn, bí xanh và mới đây còn trồng thêm nghệ đỏ và từ bỏ chăn nuôi, canh tác lạc hậu để theo hướng hàng hóa, thứ nào cũng bán được tiền. Bá Nỏ giải thích.

Chuyện về người cán bộ tận tuỵ đêm ngày vì bà con bản Mông biên giới -0
Anh Nỏ cùng các chiến sĩ Đồn biên phòng hướng dẫn giúp bà con làm kinh tế.

"Bác Hồ dạy là cái đói, cái nghèo, cái dốt cũng là giặc, ta phải tìm được cách sản xuất, chăn nuôi, làm kinh tế hộ gia đình. làm cái tốt, cái hay để bà con học tập và làm theo", anh Nỏ chia sẻ.

Được đến và tận mắt chứng kiến cuộc sống của người dân bản Mông nơi đây, cảm nhận được lời nói của Bí thư Xồng Bá Nỏ, không chỉ là lý thuyết. Trải dài bên vệ đường dẫn vào bản là gần 18ha cỏ xanh ngút, đảm bảo thức ăn cho hơn 350 con trâu bò của toàn bản.

Tít tắp trên các triền đồi quanh bản là gần 20ha sắn, ngô và nghệ đỏ đang mùa xanh tốt, hơn 5 ha ruộng bậc thang trĩu hạt, điều này chứng tỏ áo mơi đã và đang được thay nơi miền biên viễn xa xôi này.

Ông Lộc Thần Thủy, Phó trưởng Ban Dân vận huyện ủy Tương Dương cho biết: "Đồng chí Xồng Bá Nỏ là một trong những hạt nhân tiêu biểu, đặc biệt là trong các phong trào như dân vận khéo; nhất là công tác vận động phòng chống truyền đạo trái phép, trong việc di cư tự do. Anh Nỏ luôn luôn tuyên truyền bà con không nghe những luận điệu không chính xác", ông Thủy nói.

Với những thành tích đạt được, Xồng Bá Nỏ nhiều năm liền được huyện, tỉnh tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, được đại diện đồng bào dân tộc huyện Tương Dương đi dự đại hội, gặp mặt người có uy tín ở các cấp.

Năm 2024, anh được bầu làm Chủ tịch MTTQ xã, rồi giữ Phó bí thư Đảng ủy xã và được bầu vào Ban chấp hành Hội đồng nhân dân huyện. Điều đáng tự hào, dù ở cương vị nào, anh Nỏ cũng luôn được lãnh đạo các cấp tin tưởng, nhân dân yêu mến và đó là phần thưởng lớn nhất đối với anh.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.