Chuyện ghi ngày cuối năm ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí

Tết Nguyên đán đã cận kề! Người người, nhà nhà đang tấp nập sửa sang nhà cửa, mua sắm những hàng hóa thiết yếu và tận hưởng không khí Xuân đang về. Nhưng ở Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (TP. Uông Bí, Quảng Ninh) công việc tại các khoa, phòng chẳng hề vơi đi sự bộn bề, tất bật. Với đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế tại đây, Tết thường là những ngày bận rộn và căng thẳng hơn. Bởi, ngày nghỉ nhưng cái bệnh, cái tật không nghỉ thì cả bác sỹ, người bệnh đều vẫn phải tiếp tục chiến đấu.

Tôi thường trú ở phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) xuống TP. Uông Bí (Quảng Ninh) thăm con cháu và bạn hữu những ngày gần Tết. Không may căn bệnh viên hen phế quản bất ngờ đột phát, phải vào nằm điều trị cấp tại Khoa Thận - Tiết niệu - Hô hấp, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.

Chuyện ghi ngày cuối năm ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí -0
Không khí Tết đầm ấm tại đón Khu vực đón tiếp Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

Nhập khoa cấp cứu bệnh viện lúc 10 giờ đêm, tôi được nhân viên trực cấp cứu ở đây thăm hỏi kỹ lưỡng về diễn biến bệnh tật, rồi tiến hành thăm khám, làm một số xét nghiệm cần thiết. Ít giờ sau, tôi được chuyển lên buồng bệnh số 11 (Khoa Thận - Tiết niệu - Hô hấp). Cảm nhận đầu tiên bước chân vào buồng bệnh, người tôi hơi gai lên khi nhìn thấy cảnh tượng không ít người bệnh hô hấp phải đeo máy thở tuần hoàn 24/24 giờ và khá nhiều bệnh nhân cùng lúc lên cơn ho, người ho từng cơn, người ho rũ rượi liên tục nhiều phút không dứt... Đêm ấy gần như tôi không thể chợp mắt.

Sáng sớm hôm sau, tôi gặp duyên lành được chuyển sang buồng bệnh tự chọn do có 1 bệnh nhân khác xuất viện. Dù vậy, tôi mấy lần cũng muốn chuyển về Hà Nội điều trị.

Chuyện ghi ngày cuối năm ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí -0
Các bác sĩ áp dụng kỹ thuật mới điều trị bệnh nhân hô hấp bằng hệ thống oxy cao cấp

Rồi đầu giờ các buổi sáng ngày đầu tuần và các ngày tiếp theo, hôm nào tôi và các bệnh nhân đều được BSCK II Bùi Thị Thao, Trưởng khoa Thận - Tiết niệu - Hô hấp cùng các điều dưỡng, nhân viên trong khoa đều đặn đến thăm khám tận tình. Riêng tôi, thường xuyên được Bác sĩ Trưởng khoa Bùi Thị Thao cùng các cộng sự hỏi cặn kẽ nơi đã điều trị bệnh viên hen phế quản và diễn biến phát sinh của bệnh  từ trước đến nay. Các bác sĩ còn hướng dẫn tỉ mỉ (như cầm tay chỉ việc) cách sử dụng lọ thuốc xịt chuyên dùng đúng cách, để đưa được lượng thuốc lớn nhất vào phổi, giúp tăng hiệu quả trong việc tự cứu mình khi bị khó thở bất thường mà không có thầy thuốc, người thân bên cạnh.

Khi được nghe những chia sẻ tận tình như vậy, tôi thật sự xúc động, cảm nhận như gặp được những “mẹ hiền”. Thuốc tiêm vào cơ thể như bớt đau buốt hơn. Tâm tôi an ổn, thấy khoan khoái dễ chịu; bệnh viêm hen phế quản gây khó thở phải dùng máy khí rung trợ thở ít ngày cũng dần biến chuyển.

Chuyện ghi ngày cuối năm ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí -0
Chuyện ghi ngày cuối năm ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí -0
Đoàn công tác của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn tới thăm, chúc tết tập thể Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí là Bệnh viện cấp 1, được Chính Phủ Thụy Điển giúp Việt Nam xây dựng vào năm 1981. Sau 40 thập kỷ trực thuộc Bộ Y tế, từ đầu năm 2021 đã chính thức được bàn giao cho tỉnh Quảng Ninh quản lý. Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh Nguyễn Trọng Diện chia sẻ: Quảng Ninh là địa phương quyết liệt tiên phong về mọi mặt, trong đó, có lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Với Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí từ khi chuyển về tỉnh Quảng Ninh trực tiếp quản lý đã ghi nhận những chuyển biến rõ nét. Nhất là thủ tục đầu tư trang thiết bị y tế được tỉnh quan tâm giải quyết nhanh chóng hơn.

Hơn nữa, thế hệ lãnh đạo đương nhiệm hiện nay, đặc biệt là Giám đốc Trần Anh Cường (trình độ Bác sĩ đa khoa, Tiến sĩ Y học chuyên ngành Ung thư và đã được rèn luyện qua nhiều vị trí công tác, trong đó có Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Giám đốc Sở Y tế TP. Hải Phòng) từ khi về nhận trách nhiệm đứng đầu bệnh viện đã biết tiếp tục phát huy truyền thống bệnh viện 3 lần vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động (2 lần trao cho tập thể bệnh viện và một lần cho cá nhân Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Ngọc Hàm, Giám đốc Bệnh viện).

Chuyện ghi ngày cuối năm ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí -0
Lãnh đạo TP. Uông Bí thăm, chúc tết tập thể Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí

Dấu ấn chuyển biến sâu sắc nhất dưới sự lãnh đạo, quản lý của Tiến sỹ,  Giám đốc đương nhiệm Trần Anh Cường là quan tâm mọi lĩnh vực, cả đầu tư cho nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Hơn 3 năm nỗ lực cùng ngành y tế thực hiện nhiệm vụ “kép” chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa qua, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí luôn giữ vững vị trí và vai trò của mình trong lòng người dân tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, năm 2023, bệnh viện đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thu hút trên 300.000 lượt người dân đến khám, chữa bệnh. Qua đó, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu: Khám bệnh, điều trị nội trú, phẫu thuật, thủ thuật (đạt từ 123.1% - 149.4%); 46/46 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Chuyện ghi ngày cuối năm ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí -0
Chuyện ghi ngày cuối năm ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí -1
Hàng loạt kỹ thuật mới được Bệnh viện áp dụng trong điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Trong chuyên môn, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã làm chủ trên 14.700 kỹ thuật theo phân tuyến (chiếm 90% trên tổng số kỹ thuật phê duyệt tại tuyến Trung ương), nhiều kỹ thuật đặc biệt và kỹ thuật loại I…. Thực hiện thường quy nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật khó, như: Can thiệp mạch; nút mạch cầm máu; nút mạch điều trị u xơ tử cung, ung thư gan, phì đại tuyến tiền liệt… Các phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối; điều trị ung thư bằng các phương pháp tiên tiến. Năm 2023, Bệnh viện cải tiến chất lượng công tác chuyên môn, tăng cường công tác hội chẩn nội và ngoại viện với các bệnh viện đầu ngành (Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai…). Nhờ vậy, chất lượng chuyên môn của bệnh viện ngày càng được nâng cao, cứu chữa kịp thời nhiều trường hợp cấp cứu, những ca bệnh nặng, nguy kịch.

Danh tiếng Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vì thế ngày càng lan tỏa. Bệnh nhân đến điều trị bệnh nhiều hơn, không chỉ bệnh nhân trong trỉnh, mà rất đông người bệnh các tỉnh thành lân cận, như: Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Bình... cũng về đây khám chữa bệnh. Nguồn thu của bệnh viện tăng trưởng tốt hơn. Cán bộ nhân viên Y tế, người lao động tại bệnh viện yên tâm công tác, vì mọi mặt được phát triển ổn định, thu nhập của mọi người làm việc tại đây đều được tăng trưởng.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Cúc chân thật, chia sẻ với tôi: “Năm 2023, thu nhập bình quân hằng tháng chúng cháu tăng khoảng 20%. Riêng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn này, tiền thưởng Tết của chúng cháu tăng 50% so với năm trước”.

Chuyện ghi ngày cuối năm ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí -0
Chuyện ghi ngày cuối năm ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí -0
Chuyện ghi ngày cuối năm ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí -1
Bệnh viện phối hợp với các nhà hảo tâm tặng quà cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn

Tết cận kề, ngoài đời mọi người, mọi nhà tập trung nhiều cho mua sắm Tết. Nhưng ở Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí công việc tại các khoa, phòng như bộn bề hơn. Ngoài công việc chuyên môn, bệnh viện còn triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, nhân văn, như: Tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện “Trái tim hồng thầy thuốc - Kết nối Tết yêu thương”; kêu gọi toàn thể cán bộ viên chức người lao động, đoàn viên thanh niên trên địa bàn đóng chân và Nhân dân hăng hái tham gia hiến máu phục vụ người bệnh. Chương trình diễn ra tại khoa Huyết học – Truyền máu để có đủ lượng máu dự trữ chủ động điều trị dịp Tết.

Bệnh viện cũng tổ chức đón tiếp các Đoàn lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, TP. Uông Bí đến thăm tặng quà tập thể và bệnh nhân; phối hợp với nhiều nhà hảo tâm và doanh nghiệp đến trao quà tới tận tay hàng trăm bệnh nhân nằm viện. Không chỉ vậy, bệnh viện còn tổ chức những “chuyến xe sum vầy” - chuyến xe đặc biệt của bệnh viện đưa người bệnh ung thư và bệnh nhân nặng khác miễn phí về về sum vậy tết với gia đình...

Chuyện ghi ngày cuối năm ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí -0
Chuyện ghi ngày cuối năm ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí -1
Bệnh viện tổ chức chuyến xe sum vầy đưa bệnh nhân về nhà ăn Tết 

Ngày cuối cùng trước khi tôi ra viện, ấn tượng trong tôi là khắp các khoa phòng tràn đầy sắc hoa, trang trí Tết. Cây đào phai trưng bày tại không gian trung tâm trước cổng bệnh viện đón tiếp bệnh nhân nở hoa quá đẹp. Với tôi, hoa đào, hoa lan hồ điệp hay bất kể loài hoa nào dù đẹp và tươi lâu đến đâu thì cũng sẽ héo tàn. Nhưng ấn tượng một tuần nằm điều trị tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh vẫn đọng mãi trong tôi về sự chăm sóc, chỉ bảo bệnh nhân tận tâm, tận tình của BSCK II, Trưởng Khoa Thận - Tiết niệu - Hô hấp và các cộng sự làm việc tại đây.

BSCK II Bùi Thị Thao chia sẻ với tôi rằng, sứ mệnh của những thầy thuốc chữa bệnh cứu người dù làm việc ở đâu, vị trí nào cũng vì mục đích cao cả là phục vụ bệnh nhân, vì sự hài lòng của bệnh nhân. Đối với các bác sỹ, nhân viên y tế Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí còn hướng đến 3 mục tiêu: Tứ nhất, sự hài trong khi điều trị; thứ hai, sau khi điều trị xuất viện thì bệnh được chuyển biến; thứ ba, kết nối dõi theo bệnh nhân sau khi về nhà thì thế nào, chứ không phải sau điều trị cho xuất viện là xong.

Mục tiêu cao quý nhất, đó là “Lấy người bệnh là trung tâm. Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo”. Đây chính là thông điệp của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong thực hiện sứ mệnh của mình.

Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.