Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Văn phòng Quốc hội

* Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự

Sáng 28.12, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (VPQH), VPQH và Công đoàn VPQH đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của VPQH.

Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương.

Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Trưởng các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm VPQH Bùi Văn Cường; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan VPQH Trịnh Giáng Hương; Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm VPQH Phạm Đình Toản; Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Thị Thúy Ngần đồng chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị còn có đại diện các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cùng toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động cơ quan VPQH.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Nhà Quốc hội kết nối trực tuyến với điểm cầu Cục Quản trị II tại TP. Hồ Chí Minh và Cục Quản trị III tại TP. Đà Nẵng.

Nhiều hoạt động đổi mới lần đầu tiên VPQH tổ chức thực hiện thành công

Tại Hội nghị, các đại biểu đã xem video clip tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đảng bộ cơ quan, VPQH và Công đoàn VPQH năm 2023.

Năm 2023, với khối lượng công việc thực hiện rất lớn, yêu cầu cao về chất lượng, gấp về tiến độ nhưng với tinh thần chủ động, đoàn kết, trách nhiệm, tận tụy, nỗ lực, quyết tâm cao, VPQH đã tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, khắc phục khó khăn, hạn chế và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và hoạt động đối ngoại, trong đó có nhiều hoạt động lần đầu tiên VPQH tham mưu, phục vụ thực hiện đã thành công tốt đẹp. Kết quả này đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao.

Nổi bật là đã tham mưu hoàn thiện thể chế, quy định về hoạt động của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và VPQH, trong đó, đã tham mưu hoàn thành 12 nội dung, đề án do Đảng đoàn Quốc hội, UBTVQH giao; tham mưu ban hành và ban hành 11 Nghị quyết, Quy chế, Quy định thuộc thẩm quyền; hoàn thành việc hợp nhất 50 văn bản được thông qua tại các kỳ họp của Quốc hội... 

Hoàn thiện sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ của VPQH: đã thực hiện tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 161 trường hợp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng 912 trường hợp; thực hiện chế độ, chính sách cho công chức, viên chức, người lao động 1.177 trường hợp và tổ chức tuyển dụng công chức của VPQH theo quy định của pháp luật…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Văn phòng Quốc hội -0
Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Bảo đảm về công tác hành chính, tin học, thông tin, lễ tân, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản, an ninh, an toàn: đã tham mưu, phục vụ tổ chức hơn 3.000 cuộc họp, hội nghị, các cuộc làm việc, 251 cuộc tiếp khách quốc tế với tổng số 108.690 người; xử lý khoảng 336.500 văn bản đến. Ban hành khoảng 20.300 văn bản đi (trong đó có 16 Luật, 34 nghị quyết của Quốc hội, 261 nghị quyết của UBTVQH…); tổ chức gỡ băng gần 24.000 trang văn bản; in sao khoảng 10,5 triệu trang tài liệu; bảo đảm phương tiện phục vụ khoảng 5,1 triệu km chạy xe an toàn; tổ chức tiếp đón, hướng dẫn 610 đoàn với hơn 22.250 lượt khách tham quan Nhà Quốc hội; thực hiện khoảng 3.000 hồ sơ thanh toán cho các cá nhân, đơn vị; tổ chức truyền thông cho gần 1.400 sự kiện của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Văn phòng Quốc hội -0
Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan VPQH, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền trình bày tham luận. Ảnh: Quang Khánh

Nhiều hoạt động đổi mới lần đầu tiên VPQH tổ chức thực hiện thành công như: tham mưu tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV; tham mưu tổ chức Giải Diên Hồng lần thứ nhất để trao tặng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc về Quốc hội, HĐND; ban hành Chương trình làm việc năm 2023 và tiến hành xây dựng bộ quy trình xử lý công việc tại các vụ, cục, đơn vị thuộc VPQH; thực hiện giải pháp gỡ băng tập trung và trực tuyến các buổi thảo luận Tổ và áp dụng thành công từ Kỳ họp thứ Năm theo phương án truyền tín hiệu âm thanh từ các phòng họp tổ về 22 Hùng Vương để tổ chức gỡ băng trực tuyến; hỗ trợ ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính; tổ chức thi tuyển; thực hiện việc xét tuyển công chức theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ...

Công tác thông tin, báo chí bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng định hướng, đổi mới, ngày càng chuyên nghiệp hơn

Công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền bảo đảm kịp thời, sâu rộng, hiệu quả và đúng định hướng, có sự đổi mới và ngày càng chuyên nghiệp hơn. VPQH đã tập trung triển khai công tác tuyên truyền phục vụ các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp, hội nghị của UBTVQH, hoạt động của Lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Ban thuộc UBTVQH.

Trong đó, đã tập trung thông tin về 1.395 sự kiện hoạt động của Lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Ban thuộc UBTVQH và VPQH; xây dựng 33 đề án tổ chức công tác thông tin, báo chí tuyên truyền về các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp, hội nghị của UBTVQH, các đoàn ra, đoàn vào; ban hành 59 Thông cáo báo chí kỳ họp, phiên họp; tổ chức 6 cuộc họp báo trong nước và quốc tế trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, 46 phiên tường thuật trực tiếp các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội; 200 thông cáo báo chí về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội; xây dựng 63 báo cáo thông tin báo chí và dư luận xã hội...

Triển khai bình chọn các sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2023. Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), các Đài phát thanh truyền hình địa phương và các cơ quan thông tấn báo chí… để tuyên truyền kịp thời các hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, Lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Ban thuộc UBTVQH, đặc biệt là phát thanh, truyền hình trực tiếp 46 phiên họp tại các kỳ họp Quốc hội…

Các cơ quan báo chí của VPQH thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác với hình thức phong phú, phản ánh sâu rộng, toàn diện các hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH cũng như các sự kiện chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế đến cử tri và Nhân dân cả nước; tăng cường xây dựng hệ sinh thái số, tận dụng tuyên truyền có chọn lọc trên các kênh truyền thông số như: Youtube, Fanpage, Tiktok... để thu hút ngày càng nhiều người đọc, góp phần lan tỏa chính sách, pháp luật vào cuộc sống.

Báo Đại biểu Nhân dân xây dựng Đề án và tuyên truyền sâu đậm, đầy đủ, kịp thời, sắc nét nội dung các kỳ họp của Quốc hội, phiên họp của UBTVQH, các hoạt động giám sát, hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong năm 2023; tổ chức thực hiện việc phát hành báo trên khoang VIP của Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và cho nguyên Lãnh đạo VPQH; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, giao lưu trực tuyến về những vấn đề mang tính thời sự nóng hổi, được dư luận đặc biệt quan tâm và đánh giá cao... Báo Đại biểu Nhân dân tuyên truyền có chọn lọc trên 8 nền tảng mạng xã hội (Facebook; Youtube; TikTok; Podcast; Zalo OA, Twitter; Instagram, Lotus)… với hàng trăm nghìn thông tin với các định dạng và hình thức phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo bạn đọc quan tâm, bình luận với trung bình hơn 35 triệu lượt xem mỗi tháng, Trang fanpage với gần 300 nghìn tài khoản “Thích” và “Theo dõi”; Kênh TikTok đạt hơn 3 triệu tài khoản “Thích” và “Theo dõi”; cùng 7 kênh vệ tinh với hàng chục nghìn tài khoản theo dõi thường xuyên…

Đặc biệt, năm 2023, Báo Đại biểu Nhân dân đã vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất đúng dịp kỷ niệm 35 năm thành lập (1988-2023)…

Đạt được những kết quả nêu trên là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của ĐĐQH, UBTVQH, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Đảng ủy cơ quan VPQH; sự phối hợp chặt chẽ của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, Đoàn ĐBQH, 3 Văn phòng Trung ương và các cơ quan, tổ chức hữu quan; sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể và tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, lòng nhiệt tình, hăng hái thi đua, không ngừng sáng tạo, phấn đấu vượt qua khó khăn, nỗ lực triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan…

Ngay sau phần báo cáo bằng video clip, Hội nghị đã nghe đại diện lãnh đạo Báo Đại biểu Nhân dân, Vụ Thư ký, Chi bộ Pháp luật, và đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ… báo cáo, tham luận làm rõ một số nội dung, kết quả nổi bật đạt được và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.