Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria

Chiều 25.9, tại Thủ đô Sofia, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bulgaria, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Diễn đàn chính sách, pháp luật về thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria, sự kiện được tổ chức ngay sau các cuộc hội đàm, hội kiến rất thành công của Chủ tịch Quốc hội với các nhà lãnh đạo Bulgaria, thu hút sự tham dự của đông đảo lãnh đạo các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria. Ảnh: Doãn Tấn

Cùng dự Diễn đàn có: Phó Chủ tịch Quốc hội Bulgaria Rositsa Kirova; các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam; lãnh đạo các Bộ Kinh tế và Thương mại, Đổi mới và Phát triển Bulgaria.

Sự kiện do Bộ Công thương Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria, Bộ Đổi mới và Phát triển Bulgaria tổ chức.

Muốn đi xa, muốn về đích thì phải đi cùng nhau

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, sự kiện được tổ chức vào thời điểm rất ý nghĩa, khi hai nước kỷ niệm 73 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, cùng chứng kiến những bước phát triển vững chắc trên nhiều lĩnh vực hợp tác song phương.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn

Trong suốt chiều dài lịch sử quan hệ hai nước, mặc dù bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động, hai nước vẫn không ngừng vun đắp quan hệ hữu nghị, cùng hợp tác và phát triển, quan tâm ủng hộ lẫn nhau trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

“Việt Nam và Bulgaria tuy cách xa về địa lý nhưng có nhiều điểm tương đồng và còn nhiều tiềm năng hợp tác sâu rộng hơn nữa trong tương lai”.

Nhấn mạnh như vậy, Chủ tịch Quốc hội đồng thời khẳng định, Việt Nam sẽ tăng cường phối hợp với phía Bulgaria để duy trì, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước trên tất cả các kênh: các chính đảng, Quốc hội, Chính phủ và giao lưu nhân dân; tham vấn, ủng hộ nhau tại các diễn đàn đa phương, trong đó quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại đầu tư là một trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria
Các đại biểu dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria. Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, với vị trí địa lý độc đáo, Bulgaria - hay còn được biết đến là xứ sở hoa hồng, được coi là quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng ở Trung Đông Âu, có lịch sử phát triển lâu đời đáng tự hào, là thành viên tích cực của Liên minh châu Âu (EU) và có nền kinh tế công nghiệp đang ngày càng được đa dạng hóa, thu nhập bình quan đầu người cao. Trong khi đó, Việt Nam đang nổi lên là như một trong những điểm đến đầu tư - du lịch hấp dẫn hàng đầu châu Á với những bước phát triển nhanh chóng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. 

Nhận định hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư chiếm vị trí quan trọng trong mối quan hệ Việt Nam – Bulgaria, song kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước còn rất khiêm tốn so với tiềm năng, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Bulgaria đều nhất trí sớm tiến hành Khóa họp 24 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Bulgaria về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học ngay trong tháng 10 tới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại song phương.

Chủ tịch Quốc hội đặc biệt hoan nghênh và đánh giá cao việc Quốc hội Bulgaria vừa phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) với sự đồng thuận tuyệt đối; khẳng định “đây là một bước đi quan trọng để tiến tới việc Hiệp định có hiệu lực, tạo cơ sở để tăng cường quan hệ đầu tư Việt Nam với các nước EU, trong đó có Bulgaria”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria
Các đại biểu dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria. Ảnh: Doãn Tấn

Để thúc đẩy hợp tác song phương trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bulgaria tạo thuận lợi cho hàng tiêu dùng, nông sản như chè, cà phê, thủy hải sản, rau củ, hoa quả nhiệt đới, dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Bulgaria và Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho hàng hóa của Bulgaria như lúa mì, dầu thực vật, tinh dầu hoa hồng, hoa quả khô, rượu vang...; thúc đẩy Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” (IUU) đối với hàng thủy sản Việt Nam, vận động các nước khác sớm phê chuẩn EVIPA và phối hợp thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA).

Về đầu tư, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, hai nước có tiềm năng và lợi thế bổ trợ cho nhau, nhưng đầu tư giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện mới chỉ có khoảng 15 dự án đầu tư của Bulgaria vào Việt Nam với số vốn rất khiêm tốn khoảng 30 triệu USD trong tổng số khoảng 450 tỷ USD thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, hai bên cần triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác, chú trọng khuyến khích đầu tư giữa hai nước. Việt Nam hoan nghênh doanh nghiệp Bulgaria đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và Bulgaria có thế mạnh như năng lượng, xây dựng hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong bảo quản và chế biến rau quả, thực phẩm; dược phẩm, bảo vệ môi trường...; tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên giao lưu, trao đổi, tiếp xúc, tìm kiếm cơ hội đầu tư; hỗ trợ thực hiện các dự án đang hoạt động hiệu quả.

“Trong trao đổi của tôi với các nhà lãnh đạo Bulgaria đều gợi ý các doanh nghiệp hai nước nên thành lập các mô hình liên doanh để đầu tư vào thị trường của nhau hoặc đầu tư vào thị trường nước thứ 3”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Với vị trí của Việt Nam trong khu vực ASEAN, Bulgaria có thể đầu tư vào Việt Nam và qua đó đầu tư vào thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 650 triệu dân, quy mô nền kinh tế thứ 5 thế giới và ngược lại, với vị trí địa chiến lược của Bulgaria bên bờ Biển Đen, doanh nghiệp Việt Nam có thể liên kết với doanh nghiệp Bulgaria để thâm nhập thị trường châu Âu và các nước vùng Balkan. "Đây là ý tưởng đã gặp nhau của lãnh đạo hai nước, đề nghị các doanh nghiệp tham dự Diễn đàn nghiên cứu, triển khai hình thức hợp tác này", Chủ tịch Quốc hội nói. 

Trong điều kiện cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ hiện nay, Chủ tịch Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh cơ hội phát triển mang tính đột phá của các nước đang phát triển, các nước có quy mô dân số không lớn hoặc đang đi sau trong các lĩnh vực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng... và cho rằng, đây là cơ hội để các nước như Việt Nam và Bulgaria tăng cường hợp tác.

“Quốc hội, Chính phủ Việt Nam luôn phấn đấu tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho tất cả các doanh nghiệp, luôn coi thành công của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nước ngoài là thành công của chính mình”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Đề cập mục tiêu phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của Bulgaria trở thành một nền kinh tế cạnh tranh, ít carbon và là quốc gia có mức sống cao, Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ với các đại biểu và doanh nghiệp Bulgaria 2 mục tiêu phát triển 100 năm của Việt Nam. Qua đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, để thực hiện các mục tiêu này, Việt Nam không thể đi một mình.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria
Các đại biểu dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria. Ảnh: Doãn Tấn

“Muốn đi nhanh thì từng nước có thể đi một mình, nhưng nếu muốn đi xa, muốn về đích các mục tiêu phát triển của Việt Nam và của Bulgaria thì hai nước cần phải đi cùng nhau trên nền tảng quan hệ chính trị ngoại giao hết sức tốt đẹp đã có trong 73 năm qua”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Cho biết, Việt Nam định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên vào các ngành, lĩnh vực như: công nghệ cao, công nghiệp nền tảng, công nghiệp phụ trợ, linh kiện điện tử, ô tô điện, pin điện...; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển; kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn..., Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên nghiên cứu khả năng, trao đổi cơ hội hợp tác trong những lĩnh vực trên để thúc đẩy hợp tác đầu tư một cách phù hợp và hiệu quả.

Phát huy mạnh mẽ quan hệ hợp tác hữu nghị trên cơ sở vì lợi ích chung của mỗi nước, trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng chắc chắn rằng, quan hệ Việt Nam - Bulgaria sẽ tiếp tục được củng cố và các hoạt động hợp tác sẽ ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn nữa, mang lại phồn vinh cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân hai nước.

Đẩy mạnh hợp tác trong tất cả các lĩnh vực có thể đóng góp, bổ trợ cho nhau

Trước đó, trong phát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó Chủ tịch Quốc hội Bulgaria Rositsa Kirova khẳng định, việc tổ chức Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã một lần nữa chứng tỏ mong muốn của Bulgaria trong việc đẩy mạnh hợp tác hai nước trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghiệp, y tế, dược phẩm, công nghệ cao, công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo… và tất cả những lĩnh vực mà hai nước có thể đóng góp, bổ trợ lẫn nhau.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria
Phó Chủ tịch Quốc hội Bulgaria phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria. Ảnh: Doãn Tấn

Phó Chủ tịch Quốc hội Bulgaria đánh giá cao tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai nước; nhấn mạnh hai nước có kinh nghiệm và nhiều tiềm năng để đẩy mạnh hợp tác sâu rộng hơn về nghiên cứu phát triển và khoa học, công nghệ, mong muốn hai bên có các dự án hợp tác cụ thể.

Tại Diễn đàn, lãnh đạo các Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giới thiệu với các đi biểu và doanh nghiệp Bulgaria về chính sách công nghiệp, thương mại, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Đại diện các cơ quan quản lý về thương mại và đầu tư hai nước đã tham gia phiên thảo luận, giải đáp các vấn đề quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp hai nước trên nhiều khía cạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria
Các đại biểu dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria. Ảnh: Doãn Tấn

Trong khuôn khổ Diễn đàn cũng diễn ra Phiên giao thương trực tiếp giữa các tổ chức và doanh nghiệp hai nước, chia sẻ các cơ hội hợp tác và đầu tư tiềm năng, triển vọng trong đa dạng các lĩnh vực: Điện, năng lượng, hàng không, xuất nhập khẩu hạt điều, hạt tiêu, bông nguyên liệu, gạo, nguyên liệu thực ăn chăn nuôi, dược mỹ phẩm, nguyên liệu thực phẩm, gia vị, chất tẩy rửa...

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.