Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết đoán, quyết liệt, quyết tâm nhưng phải bằng việc làm thì mới có sản phẩm

Đó là yêu cầu được Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ Nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội diễn ra sáng nay, 10.2. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Đảng bộ Quốc hội phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quốc hội một cách toàn diện, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đất nước. 

pctqh-nguyen-khac-dinh03.jpg
Hội nghị lần thứ Nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: Lâm Hiển

Sáng nay, 10.2, Hội nghị lần thứ Nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã bế mạc, thông qua Nghị quyết Hội nghị.

Phải nêu gương, chủ động, sáng tạo

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Đảng bộ Quốc hội có quy mô lớn hơn với gần 3.000 đảng viên. Do đó, công tác Đảng, công tác chính trị, công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác kiểm tra đòi hỏi phải tiến hành bài bản, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng để xây dựng Đảng bộ Quốc hội thật sự trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm, thống nhất, chủ động, sáng tạo của tập thể Đảng bộ cũng như vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, nhất là vai trò của Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy, từng Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ phải phát huy cao độ trách nhiệm nêu gương, chủ động, sáng tạo, đổi mới phương thức làm việc, tập trung cao độ và triển khai toàn diện các công việc được phân công.

dbnd_br_img-6692.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu Đảng bộ Quốc hội phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quốc hội một cách toàn diện, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đất nước. Ảnh: Lâm Hiển

"Trên tinh thần là phải quyết đoán, quyết liệt, quyết tâm nhưng mà phải bằng việc làm thì mới có sản phẩm. Nếu quyết tâm, quyết liệt nhưng mà nói không làm thì không có sản phẩm. Chúng ta phải nêu gương", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Về các nhiệm vụ triển khai sau Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và hậu kiểm trong Quốc hội; đồng thời, chuẩn bị tất cả các điều kiện cho đại hội Đảng bộ các cấp thuộc Đảng bộ Quốc hội để tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Thực hiện hiệu quả, toàn diện các nhiệm vụ chính trị của Quốc hội

Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Quốc hội trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng ủy Quốc hội tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật năm 2025 và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là một đột phá trong hoàn thiện thể chế, tạo tiền đề cho Quốc hội Khóa XVI, trước mắt là tập trung chuẩn bị tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ 9 và Kỳ họp thứ Chín, Kỳ họp thứ Mười của Quốc hội Khóa XV.

pctqh-nguyen-khac-dinh02.jpg
Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng với đó, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc tích cực phối hợp triển khai các luật, nghị quyết đã được thông qua; đẩy mạnh quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả.

"Tới đây, Bộ Chính trị sẽ kiểm tra các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2025. Quốc hội cũng phải tăng cường giám sát, kiểm tra việc thi hành luật, nghị quyết đã thông qua trước đây cũng như các luật, nghị quyết sẽ được thông qua tại các kỳ họp thứ sắp tới", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị Đảng bộ Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, 2026; chỉ đạo việc tổng kết đề án, chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội Khóa XV và định hướng nhiệm kỳ Khóa XVI trình Bộ Chính trị.

pctqh-tran-quang-phuong1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tiếp tục triển khai sắp xếp bộ máy theo chỉ đạo, kết luận của Trung ương, bảo đảm mọi hoạt động diễn ra liên tục, không ngắt quãng, không ảnh hưởng đến công việc. Chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết, nội quy, quy chế liên quan đến công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.

"Ngay sau Kỳ họp bất thường lần thứ Chín của Quốc hội sẽ tiến hành sắp xếp con người ở các cơ quan, đơn vị của Quốc hội; giải quyết chính sách sau khi sắp xếp; lựa chọn nhân sự, cán bộ của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương, đó là: chọn người tài, người tinh hoa, làm việc thực chất", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

cn-uy-ban-vh01.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng với đó, Đảng bộ Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới các hoạt động giám sát, bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, từ xây dựng, hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện cho đến khi chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đi vào thực chất, thể hiện tính linh hoạt, nhạy bén trước những vấn đề lớn nổi lên trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước, cử tri và Nhân dân quan tâm.

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

"Tổng Bí thư Tô Lâm nói Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phải có một Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Hiện nay, tôi đã trực tiếp giao cho Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Chính phủ để xem sửa cái gì, sửa chỗ nào là cấp thiết nhất để thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để triển khai Nghị quyết 57. Đây là vấn đề cấp thiết, Nghị quyết 57 đang chờ sửa đổi, tháo gỡ về thể chế để thực hiện".

mai-thi-phuong-hoa.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Nhấn mạnh như vậy, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, Đảng bộ Quốc hội phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quốc hội một cách toàn diện, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đất nước như: tăng trưởng kinh tế 8% trở lên, quyết định những việc quan trọng như đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Lạng Sơn - Hải Phòng, quyết định tuyến đường sắt đô thị của TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, triển khai chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận...

Bên cạnh đó, xây dựng, triển khai kế hoạch tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Tiếp tục chỉ đạo chuẩn bị kỷ niệm 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội và 80 năm Quốc hội Việt Nam...

ctqh-tran-thanh-man07.jpg
ctqh-tran-thanh-man06.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với các đại biểu và Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: Lâm Hiển

Với khí thế mới, quyết tâm mới, tinh thần sáng tạo, đoàn kết, dân chủ, kỷ luật, kỷ cương nghiêm minh, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, Đảng bộ Quốc hội sẽ quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng hoàn thành nhiệm vụ của Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thời sự Quốc hội

toàn cảnh Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng

Liên quan đến mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2030, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, việc Chính phủ đề xuất đưa dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030 để bảo đảm an ninh cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Tờ trình là khó khả thi. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp khắc phục để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án theo đề xuất của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ và tỉnh Ninh Thuận cần cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho dự án này.

các đại biểu tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong triển khai thực hiện

Đối với một số chính sách cụ thể như huy động nguồn vốn, tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ trong trường hợp giảm hoặc bổ sung thêm dự án so với danh mục dự án kèm theo Nghị quyết này thì số vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện dự án sẽ được xác định như thế nào, để tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Sử dụng hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trên nguyên tắc Chính phủ phải chịu trách nhiệm bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước, chỉ đạo VEC tiếp tục cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, tập trung cơ cấu lại tổ chức bộ máy để tiết kiệm chi phí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng phải bảo đảm ổn định vĩ mô

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, nhưng phải giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro và giải pháp kiểm soát

Trong điều kiện đất nước đang triển khai nhiều dự án hạ tầng cần thiết, cấp bách trên nhiều lĩnh vực như giao thông, năng lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đánh giá kỹ lưỡng hơn các rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro thiếu vốn, không hoàn thành dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đúng tiến độ, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao, rủi ro mất cân đối ngân sách trong trung hạn khi các khoản nợ đến hạn trả và trả lãi lớn.

Toàn cảnh Phiên họp
Chính trị

Làm rõ cơ chế đặc thù, đặc biệt phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị

Thẩm tra sơ bộ một số nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, một số ý kiến tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị, cần làm rõ các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm bảo đảm phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị tại hai thành phố hiệu quả, đồng bộ, có tính kết nối.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu - Hồ Long
Chính trị

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng

Sáng 10.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã tặng hoa chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xử lý công việc nhanh chóng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải bảo đảm tổ chức, hoạt động của Đảng bộ tuân thủ đúng quy định của Đảng, phù hợp với thực tiễn và những đặc thù của Quốc hội, qua đó để xử lý các công việc nhanh chóng, đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Quốc hội.

Khai hội Xuân Tam Chúc 2025
Đại Biểu Nhân Dân TV

Khai hội Xuân Tam Chúc 2025

Sáng 9.2, tại thị trấn Ba Sao, thị xã Kim Bảng, Hà Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề “Tam Chúc - Linh Thiêng hội tụ”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc

Sáng 9.2, tại thị trấn Ba Sao, thị xã Kim Bảng, Hà Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề “Tam Chúc - Linh Thiêng hội tụ”. Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương cùng đông đảo du khách thập phương.