Làm rõ cơ chế đặc thù, đặc biệt phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị

Thẩm tra sơ bộ một số nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, một số ý kiến tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị, cần làm rõ các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm bảo đảm phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị tại hai thành phố hiệu quả, đồng bộ, có tính kết nối.

chu-nhiem-uy-ban-kinh-te-vu-hong-thanh-phat-bieu-1.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, đặc biệt

Trình bày tóm tắt Tờ trình của Chính phủ về Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội nhằm huy động mọi nguồn lực hợp pháp, rút ngắn tối đa trình tự, thủ tục, thời gian chuẩn bị đầu tư, tiến độ thực hiện, đào tạo nguồn nhân lực để triển khai đầu tư hệ thống đường sắt đô thị; khai thác có hiệu quả nguồn lực quỹ đất.

thu-truong-bo-giao-thong-van-tai-nguyen-danh-huy-trinh-bay-bao-cao.jpg
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy trình bày tóm tắt Tờ trình của Chính phủ về Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Hồ Long

Việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội còn nhằm phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho hai thành phố trong việc triển khai đầu tư phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và yêu cầu phát triển, phát huy tính chủ động, tích cực của hai thành phố, bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Nghị quyết quy phạm hóa 6 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt về: huy động nguồn vốn để đầu tư hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị; rút ngắn trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; phát triển mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD); phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo; bảo đảm cung cấp vật liệu xây dựng, bãi đổ thải đủ nhu cầu, kịp thời để phục vụ dự án; các chính sách áp dụng riêng cho TP. Hồ Chí Minh về ưu tiên cho đường sắt đô thị.

pho-chu-nhiem-uy-ban-kinh-te-nguyen-minh-son-trinh-bay-bao-cao-tham-tra.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn trình bày dự thảo báo cáo thẩm tra sơ bộ. Ảnh: Hồ Long

Các nhóm chính sách đã được đề cập trong Đề án Phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, kế thừa các chính sách trong Luật Thủ đô, các chính sách tại Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Các chính sách đã được thực hiện báo cáo đánh giá tác động đầy đủ, xác định lợi ích đem lại.

Chỉ trong trường hợp cấp thiết mới giao UBND thành phố quyết định áp dụng chỉ định thầu

Cơ bản tán thành sự cần thiết xây dựng và ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các đại biểu cũng cho rằng, thời gian qua, việc không có những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt đã cho thấy những khó khăn, bất cập trong triển khai các dự án đường sắt đô thị, dẫn tới tình trạng chậm trễ, kéo dài thời gian thực hiện dự án.

toan-canh-phien-hop.jpg
Toàn cảnh Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Các đại biểu cũng cho rằng, lần này, Chính phủ trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố trong một kỳ họp là phù hợp với quy định của pháp luật.

Thảo luận một số nội dung của dự thảo Nghị quyết, có ý kiến đề nghị, cần phân tích, làm rõ dự án nào là dự án đường sắt đô thị, dự án nào là đường sắt đô thị theo mô hình TOD; làm rõ những ưu điểm, hạn chế của từng loại dự án;

pho-chu-nhiem-uy-ban-kinh-te-doan-thi-thanh-mai-phat-bieu.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Quan tâm đến công tác quy hoạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai thấy rằng, việc phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phải bảo đảm tính phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất của từng địa phương… song Nghị quyết này sẽ có ảnh hưởng, liên quan đến việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đại biểu đặt câu hỏi: việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các quy hoạch sử dụng đất của từng địa phương đã được tính đến hay chưa? Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quỹ đất, các mục tiêu hay các dự án khác hay không, bởi ngoài việc triển khai mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị, các địa phương còn đề nghị điều chỉnh rất nhiều nội dung về đất.

Quan tâm đến nhóm chính sách về trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ băn khoăn về nội dung dự thảo Nghị quyết cho phép UBND thành phố được quyết định các công trình đường sắt đô thị như nhà ga, nút giao, cầu, các hạng mục công trình liên quan thuộc dự án đường sắt đô thị… không phải thi tuyển phương án kiến trúc. Theo đại biểu, các công trình đường sắt đô thị không chỉ phục vụ giao thông mà còn mang ý nghĩa là dấu ấn du lịch, văn hóa, nhất là với Thủ đô Hà Nội, kiến trúc rất quan trọng, thời gian không nên là lý do để xem nhẹ vấn đề này.

pho-chu-nhiem-uy-ban-van-hoa-giao-duc-ta-van-ha-phat-bieu.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về chỉ định thầu, đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng, chỉ trong trường hợp cấp thiết mới nên giao UBND thành phố được quyết định áp dụng các hình thức chỉ định thầu đối với nhà thầu tư vấn, phi tư vấn, thi công... Ông cũng cho rằng, nên khuyến khích đấu thầu vì chỉ định thầu đi ngược với xu thế chung và quy định của Luật Đấu thầu, dễ nảy sinh tiêu cực.

Một số đại biểu cũng đề nghị, cần bảo đảm việc phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có tính kết nối liên thông nhằm phát huy hiệu quả đầu tư các dự án; có cơ chế, chính sách hỗ trợ bồi thường tái định cư, phát triển bộ máy tổ chức triển khai thực hiện… nhằm bảo đảm dự án không đội vốn, kéo dài thời gian thực hiện.

chu-tich-uy-ban-nhan-dan-thanh-pho-ha-noi-duong-duc-tuan.jpg
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh ghi nhận các ý kiến phát biểu tại phiên họp và khẳng định, Ủy ban Kinh tế sẽ phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải, Hội đồng Thẩm tra, tiếp thu thêm ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này nhằm hoàn thiện Báo cáo thẩm tra chính thức trước khi báo cáo Quốc hội.

Chính trị

TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030
Chính trị

TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030

Lời Tòa soạn: Năm 2025, cả hệ thống chính trị nước ta sẽ tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề: "Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030".

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Ảnh: Tư liệu
Theo dòng sự kiện

Bài 1: Bác Hồ với Quốc hội khóa I và bản Hiến pháp đầu tiên (*)

Lời tòa soạn: Cách đây gần 80 năm, ngày 6.1.1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta từ Bắc chí Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trải qua 14 năm hoạt động trong hoàn cảnh vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Quốc hội khóa I (1946-1960) đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử hết sức vẻ vang, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Ghi nhận công lao đóng góp của Quốc hội khóa I, trong phiên bế mạc Kỳ họp thứ 12 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa I, ngày 15.4.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “… Quốc hội ta đã hết lòng vì dân, vì nước, đã làm tròn một cách vẻ vang nhiệm vụ của những người đại biểu nhân dân”.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026), Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu những bài viết của các ĐBQH qua các thời kỳ về nhiệm kỳ Quốc hội đầu tiên cũng như sự đóng góp của đại biểu Quốc hội đối với sự phát triển của Quốc hội nói riêng và đất nước nói chung.

toàn cảnh Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng

Liên quan đến mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2030, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, việc Chính phủ đề xuất đưa dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030 để bảo đảm an ninh cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Tờ trình là khó khả thi. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp khắc phục để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án theo đề xuất của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ và tỉnh Ninh Thuận cần cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho dự án này.

các đại biểu tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong triển khai thực hiện

Đối với một số chính sách cụ thể như huy động nguồn vốn, tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ trong trường hợp giảm hoặc bổ sung thêm dự án so với danh mục dự án kèm theo Nghị quyết này thì số vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện dự án sẽ được xác định như thế nào, để tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Sử dụng hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trên nguyên tắc Chính phủ phải chịu trách nhiệm bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước, chỉ đạo VEC tiếp tục cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, tập trung cơ cấu lại tổ chức bộ máy để tiết kiệm chi phí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng phải bảo đảm ổn định vĩ mô

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, nhưng phải giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Chiều 10.2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo để bàn về đề án sắp xếp hệ thống cơ quan Thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro và giải pháp kiểm soát

Trong điều kiện đất nước đang triển khai nhiều dự án hạ tầng cần thiết, cấp bách trên nhiều lĩnh vực như giao thông, năng lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đánh giá kỹ lưỡng hơn các rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro thiếu vốn, không hoàn thành dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đúng tiến độ, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao, rủi ro mất cân đối ngân sách trong trung hạn khi các khoản nợ đến hạn trả và trả lãi lớn.

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về công tác tư pháp
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về công tác tư pháp

Sáng 10.2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có buổi làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về triển khai công tác tư pháp năm 2025, một lĩnh vực quan trọng thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp.