Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro và giải pháp kiểm soát

Trong điều kiện đất nước đang triển khai nhiều dự án hạ tầng cần thiết, cấp bách trên nhiều lĩnh vực như giao thông, năng lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đánh giá kỹ lưỡng hơn các rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro thiếu vốn, không hoàn thành dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đúng tiến độ, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao, rủi ro mất cân đối ngân sách trong trung hạn khi các khoản nợ đến hạn trả và trả lãi lớn.

thuong-vu-08.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Bảo đảm các cân đối vĩ mô và an toàn nợ công quốc gia

Báo cáo tóm tắt Tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh trình bày và nêu rõ, trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã có nhiều Nghị quyết, Kết luận về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, trong đó tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10, Khóa XIII đã yêu cầu phấn đấu hoàn thành thủ tục và khởi công đầu tư dự án trong năm 2025, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương đầu tư dự án và giao các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội Khóa XV tại Kỳ họp bất thường thứ chín, xem xét, quyết định thông qua chủ trương đầu tư, một số cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai dự án.

thuong-vu-06.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận. Ảnh: Hồ Long

Về phạm vi đầu tư: điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện, đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến chính khoảng 390,9km và 3 tuyến nhánh khoảng 27,9km.

Bộ trưởng cho biết, sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất khoảng 2.632 ha, số dân tái định cư khoảng 19.136 người. Đề xuất hình thức đầu tư dự án là đầu tư công.

thuong-vu-01.jpg
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh trình bày Báo cáo tóm tắt Tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: Hồ Long

“Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 203.231 tỷ đồng (khoảng 8,369 tỷ USD). Để chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn, kiến nghị nguồn vốn cho dự án gồm ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương); nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài (vay Chính phủ Trung Quốc) và các nguồn vốn hợp pháp khác”, Bộ trưởng cho biết.

Dự kiến lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành dự án năm 2030.

Theo Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày, Ủy ban Kinh tế thống nhất sự cần thiết đầu tư dự án với những cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và những lý do thực tiễn đã được nêu tại Tờ trình số 69/TTr-CP.

Về nguồn vốn cho dự án, Ủy ban Kinh tế cho rằng, dự án có quy mô và tổng mức đầu tư rất lớn, trong kỳ trung hạn 2021 - 2025, nhu cầu vốn cho dự án khoảng 128 tỷ đồng đã được Chính phủ cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Giai đoạn 2026 - 2030, nhu cầu vốn khoảng 177.282 tỷ đồng và giai đoạn 2031 - 2035, nhu cầu vốn khoảng 25.821 tỷ đồng.

thuong-vu-02.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: Hồ Long

Chính phủ đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt như: không thẩm định khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công; trong quá trình thực hiện dự án, cho phép Thủ tướng được quyết định phát hành trái phiếu Chính phủ, huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hằng năm (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác để bảo đảm tính phù hợp, khả thi cho dự án.

Theo Ủy ban Kinh tế, các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt này đã được Quốc hội cho phép áp dụng trong thời gian qua và đã được cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến, do đó kiến nghị của Chính phủ là có cơ sở. Tuy nhiên, đề nghị trong quá trình triển khai, thực hiện cần tuân thủ nguyên tắc bảo đảm các cân đối vĩ mô và an toàn nợ công quốc gia.

Hạn chế tối đa đi qua khu dân cư và sử dụng quỹ đất rừng

Thống nhất về chủ trương đầu tư dự án, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự án sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đường sắt, kết nối các đô thị, khu công nghiệp lớn của vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, về hướng tuyến cần lựa chọn phương án tối ưu, bảo đảm tính kết nối với dự án mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và các loại hình vận tải khác, hạn chế tối đa đi qua khu dân cư và sử dụng quỹ đất rừng.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh khẳng định, đây là chủ trương rất quan trọng nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

thuong-vu-05.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về nguồn vốn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách lưu ý, việc sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho dự án bởi, hiện nay các Nghị quyết của Quốc hội cho phép ưu tiên sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho các dự án lớn và quan trọng. Trong khi đó, bản chất của tăng thu, tiết kiệm chi là hàng năm khi tăng thu vượt dự toán mới có nguồn tăng thu tiết kiệm chi.

"Nếu chúng ta xây dựng dự toán đủ lớn, sát với thực tiễn thì mới có nguồn lực chủ động đầu tư các khoản đã xây dựng kế hoạch. Nếu xây dựng dự toán thấp sẽ thiếu nguồn lực để thực hiện dự án khác. Do vậy, Chính phủ cần quan tâm để xác định phạm vi của các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ tăng thu, tiết kiệm chi".

Lưu ý vấn đề trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng chỉ rõ, “nguồn tiền từ tăng thu, tiết kiệm chi là “tiền tươi, thóc thật”, phải đưa vào cuộc sống càng sớm, càng tốt; nếu như tiến độ thực hiện các dự án không song song đồng bộ với tiến độ của nguồn tiền tăng thu tiết kiệm chi thì hiệu quả dự án sẽ bị ảnh hưởng”.

thuong-vu-09.jpg
Toàn cảnh phiên họp.Ảnh: Hồ Long

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu vận tải, kết nối với các trung tâm đô thị, khu công nghiệp lớn, cửa khẩu, cảng biển của vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và vận tải hàng hóa từ khu vực Tây Nam Trung Quốc đến cảng biển quốc tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ dự án và lưu ý một số vấn đề: rà soát tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án thiết kế sơ bộ, hướng tuyến của dự án và việc kết nối mạng lưới đường sắt, hệ thống giao thông khác, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Đánh giá kỹ các yếu tố tác động đến tiến độ triển khai, để có giải pháp đến năm 2030 cơ bản hoàn thành xây dựng dự án, lưu ý đến việc thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ tái định cư, lựa chọn nhà đầu tư, việc đáp ứng về công nghệ, nhân lực, vật liệu... trong quá trình khai thác, đưa vào sử dụng.

Trong điều kiện đất nước đang triển khai nhiều dự án hạ tầng cần thiết, cấp bách trên nhiều lĩnh vực như giao thông, năng lượng, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đánh giá kỹ lưỡng hơn các rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro thiếu vốn, không hoàn thành dự án đúng tiến độ, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao, rủi ro mất cân đối ngân sách trong trung hạn khi các khoản nợ đến hạn trả và trả lãi lớn…

Thời sự Quốc hội

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc tại Đồng Nai

Chiều 26.3, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tình hình triển khai ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện là mốc son trong quan hệ Việt Nam - Singapore

Đánh giá quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện là mốc son trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, doanh nghiệp Singapore mở rộng đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, năng lượng tái tạo, các ngành công nghiệp hỗ trợ có giá trị gia tăng cao...

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
Thời sự Quốc hội

Không vì lợi nhuận riêng của doanh nghiệp để đánh đổi chất lượng sản phẩm

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp sáng nay, 26.3, có ý kiến cho rằng, hàng hóa muốn lưu hành trên đất nước ta phải bảo đảm hợp quy, hợp chuẩn. Nhà nước kiểm tra, nếu làm không đúng hoặc làm thấp hơn thì sẽ có chế tài xử phạt. Đây là câu chuyện mặc định, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. 

ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh)
Thời sự Quốc hội

Đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), sáng 26.3, có ý kiến đại biểu đề xuất, áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, không phân biệt báo in hay báo điện tử. Giải pháp này nhằm tạo sự công bằng giữa các loại hình báo chí, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Khuyến khích báo chí phát triển bền vững, giúp các tòa soạn có thêm nguồn lực để đầu tư vào nội dung, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Thời sự Quốc hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia nhưng phải có lộ trình phù hợp

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, 26.3, các đại biểu cho rằng, những mặt hàng rượu, bia, thuốc lá đều tác động đến sức khỏe người dân, liên quan đến hành vi người tiêu dùng, về lâu dài chắc chắn có hại và phải có giải pháp hành chính, giải pháp về thuế để điều tiết. Nhưng mức độ, lộ trình như thế nào, phải có dự báo để các doanh nghiệp điều chỉnh không chỉ về sản xuất mà còn liên quan đến các hộ nông dân cung cấp nguyên vật liệu.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm công nghệ, mô hình mới mà luật chưa điều chỉnh

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu nhằm có những chính sách thật sự đột phá về phát triển công nghệ số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu, thu hút nhân tài... nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong lĩnh vực này.