Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong triển khai thực hiện

Đối với một số chính sách cụ thể như huy động nguồn vốn, tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ trong trường hợp giảm hoặc bổ sung thêm dự án so với danh mục dự án kèm theo Nghị quyết này thì số vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện dự án sẽ được xác định như thế nào, để tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện.

Trong phiên họp chiều nay, 10.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

6 nhóm chính sách đặc biệt, đặc thù

Theo Tờ trình Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, dự thảo Nghị quyết quy phạm hóa 6 nhóm chính sách đặc biệt, đặc thù trong hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua gồm: Nhóm chính sách về huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; phát triển đô thị theo mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD); phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; chính sách vật liệu xây dựng và bãi đổ thải; các quy định riêng cho TP. Hồ Chí Minh.

chu-nhiem-uy-ban-kinh-te-vu-hong-thanh-phat-bieu-2426.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cân nhắc thực hiện công tác chỉ định thầu

Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cho thấy, Thường trực Ủy ban Kinh tế thống nhất với sự cần thiết ban hành Nghị quyết thí điểm với các cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn đã nêu tại Tờ trình của Chính phủ.

Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, dự thảo Nghị quyết quy phạm hóa 6 nhóm chính sách đặc thù, đặc biệt, các nhóm chính sách này được xây dựng trên cơ sở kế thừa các chính sách đặc thù, đặc biệt đã được Quốc hội cho phép trong thời gian qua tại Luật Thủ đô, Nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Do đó, cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ.

cac-dai-bieu-du-phien-hop-2023.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đối với một số chính sách cụ thể như huy động nguồn vốn, tại điểm a, khoản 1, Điều 4 dự thảo Nghị quyết, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ trong trường hợp giảm hoặc bổ sung thêm dự án so với danh mục dự án kèm theo Nghị quyết này thì số vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện dự án sẽ được xác định như thế nào để tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai, thực hiện.

Về nhóm chính sách trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư, cụ thể, về lập tổng mức đầu tư, dự thảo gói thầu, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, Nghị quyết xác định có 2 loại dự án là dự án đường sắt đô thị và dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD. Theo đó, tại điểm a xác định loại dự án được áp dụng chính sách là dự án đường sắt đô thị và dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD, tuy nhiên tại điểm b, c lại chỉ xác định là dự án. Mặt khác, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam chỉ cho phép áp dụng chính sách này đối với dự án tuyến đường sắt, không bao gồm dự án thuộc khu vực TOD. Do đó, đề nghị thuyết minh, làm rõ.

Tại khoản 7 Điều 5 dự thảo Nghị quyết quy định các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD được chỉ định thầu nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các dự án. Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, đối với việc chỉ định thầu các gói thầu thuộc dự án đường sắt đô thị là phù hợp, do tính chất đặc biệt cần đẩy nhanh tiến độ của loại dự án này, tuy nhiên đối với các dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD đề nghị cân nhắc thực hiện công tác chỉ định thầu để bảo đảm tính cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả trong việc khai thác, phát triển khu vực TOD.

Thời sự Quốc hội

toàn cảnh Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng

Liên quan đến mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2030, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, việc Chính phủ đề xuất đưa dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030 để bảo đảm an ninh cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Tờ trình là khó khả thi. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp khắc phục để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án theo đề xuất của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ và tỉnh Ninh Thuận cần cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho dự án này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Sử dụng hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trên nguyên tắc Chính phủ phải chịu trách nhiệm bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước, chỉ đạo VEC tiếp tục cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, tập trung cơ cấu lại tổ chức bộ máy để tiết kiệm chi phí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng phải bảo đảm ổn định vĩ mô

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, nhưng phải giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro và giải pháp kiểm soát

Trong điều kiện đất nước đang triển khai nhiều dự án hạ tầng cần thiết, cấp bách trên nhiều lĩnh vực như giao thông, năng lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đánh giá kỹ lưỡng hơn các rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro thiếu vốn, không hoàn thành dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đúng tiến độ, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao, rủi ro mất cân đối ngân sách trong trung hạn khi các khoản nợ đến hạn trả và trả lãi lớn.

Toàn cảnh Phiên họp
Chính trị

Làm rõ cơ chế đặc thù, đặc biệt phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị

Thẩm tra sơ bộ một số nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, một số ý kiến tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị, cần làm rõ các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm bảo đảm phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị tại hai thành phố hiệu quả, đồng bộ, có tính kết nối.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu - Hồ Long
Chính trị

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng

Sáng 10.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu Đảng bộ Quốc hội phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quốc hội một cách toàn diện, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đất nước
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết đoán, quyết liệt, quyết tâm nhưng phải bằng việc làm thì mới có sản phẩm

Đó là yêu cầu được Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ Nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội diễn ra sáng nay, 10.2. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Đảng bộ Quốc hội phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quốc hội một cách toàn diện, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đất nước. 

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã tặng hoa chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xử lý công việc nhanh chóng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải bảo đảm tổ chức, hoạt động của Đảng bộ tuân thủ đúng quy định của Đảng, phù hợp với thực tiễn và những đặc thù của Quốc hội, qua đó để xử lý các công việc nhanh chóng, đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Quốc hội.

Khai hội Xuân Tam Chúc 2025
Đại Biểu Nhân Dân TV

Khai hội Xuân Tam Chúc 2025

Sáng 9.2, tại thị trấn Ba Sao, thị xã Kim Bảng, Hà Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề “Tam Chúc - Linh Thiêng hội tụ”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc

Sáng 9.2, tại thị trấn Ba Sao, thị xã Kim Bảng, Hà Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề “Tam Chúc - Linh Thiêng hội tụ”. Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương cùng đông đảo du khách thập phương.