Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc

Sáng 9.2, tại thị trấn Ba Sao, thị xã Kim Bảng, Hà Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề “Tam Chúc - Linh Thiêng hội tụ”. Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương cùng đông đảo du khách thập phương.

12.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng các đại biểu dự lễ khai hội

Dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, lễ khai mạc hội Xuân Tam Chúc diễn ra với nghi thức tâm linh, dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mang lại đời sống an bình cho đồng bào, nhân loại.

dbqh-truong-quoc-huy.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy nhấn mạnh, trong bức tranh tổng thể về văn hóa và du lịch Hà Nam, danh lam thắng cảnh Tam Chúc là di sản tiêu biểu, độc đáo, có giá trị nổi bật và ưu thế về cảnh quan thiên nhiên cũng như giá trị văn hóa. Với kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ chất lượng đồng bộ, khu du lịch Tam Chúc đang là điểm đến hấp dẫn, tạo dấu ấn cho ngành du lịch Hà Nam, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu về phát triển du lịch của tỉnh.

Lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm tiếp nối, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, quảng bá sâu rộng hình ảnh vùng đất, con người Hà Nam đến đông đảo các tầng lớp Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Nam gắn với phát triển du lịch bền vững. Hình ảnh Hà Nam - Tam Chúc ngày càng được nâng tầm, khẳng định vị thế vững chắc trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao giải thưởng “Hà Nam - Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Thành tựu đặc biệt” năm 2024 của Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới cho Hà Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao giải thưởng “Hà Nam - Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Thành tựu đặc biệt” năm 2024 của Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới cho Hà Nam

Sau phần lễ là chương trình nghệ thuật chào mừng gồm 4 chương: Tam Chúc - Thuở hồng quang; Tam Chúc - Hành trình hồi sinh vùng đất thiêng; Tam Chúc - Hào Quan di sản và Mùa xuân trên đất Phật.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu trình bày thông điệp khai hội

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu trình bày thông điệp khai hội

Không chỉ nổi bật về khảo cổ, Tam Chúc còn lưu giữ giá trị văn hóa phi vật thể qua lễ hội, huyền tích và dấu ấn Phật giáo, thể hiện sự gắn kết giữa văn hóa, tín ngưỡng và lịch sử. Khu du lịch Tam Chúc rộng hơn 5.100 ha, được phát triển bền vững, gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên và giá trị văn hóa tâm linh. Cảnh quan hồ nước, núi non, rừng nguyên sinh nguyên bản đã tạo nên hành trình trải nghiệm và chiêm bái độc đáo.

Khôi phục lễ hội chùa Tam Chúc vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm là niềm mong mỏi của nhân dân, tín đồ Phật tử địa phương, đồng thời cũng là để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần giới thiệu, quảng bá về hình ảnh các giá trị văn hóa của quê hương, tạo điều kiện để nhân dân và phật tử trong và ngoài nước về với khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc, một kiệt tác về kiến trúc Phật giáo của Hà Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

Các nghi lễ trong chương trình khai mạc Hội Xuân Tam Chúc 2025

Các nghi lễ trong chương trình khai mạc Hội Xuân Tam Chúc 2025

Cũng tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã trao giải thưởng “Hà Nam - Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Thành tựu đặc biệt” năm 2024 của Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới cho Hà Nam.

Thời sự Quốc hội

toàn cảnh Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng

Liên quan đến mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2030, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, việc Chính phủ đề xuất đưa dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030 để bảo đảm an ninh cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Tờ trình là khó khả thi. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp khắc phục để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án theo đề xuất của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ và tỉnh Ninh Thuận cần cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho dự án này.

các đại biểu tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong triển khai thực hiện

Đối với một số chính sách cụ thể như huy động nguồn vốn, tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ trong trường hợp giảm hoặc bổ sung thêm dự án so với danh mục dự án kèm theo Nghị quyết này thì số vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện dự án sẽ được xác định như thế nào, để tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Sử dụng hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trên nguyên tắc Chính phủ phải chịu trách nhiệm bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước, chỉ đạo VEC tiếp tục cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, tập trung cơ cấu lại tổ chức bộ máy để tiết kiệm chi phí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng phải bảo đảm ổn định vĩ mô

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, nhưng phải giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro và giải pháp kiểm soát

Trong điều kiện đất nước đang triển khai nhiều dự án hạ tầng cần thiết, cấp bách trên nhiều lĩnh vực như giao thông, năng lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đánh giá kỹ lưỡng hơn các rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro thiếu vốn, không hoàn thành dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đúng tiến độ, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao, rủi ro mất cân đối ngân sách trong trung hạn khi các khoản nợ đến hạn trả và trả lãi lớn.

Toàn cảnh Phiên họp
Chính trị

Làm rõ cơ chế đặc thù, đặc biệt phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị

Thẩm tra sơ bộ một số nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, một số ý kiến tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị, cần làm rõ các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm bảo đảm phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị tại hai thành phố hiệu quả, đồng bộ, có tính kết nối.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu - Hồ Long
Chính trị

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng

Sáng 10.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu Đảng bộ Quốc hội phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quốc hội một cách toàn diện, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đất nước
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết đoán, quyết liệt, quyết tâm nhưng phải bằng việc làm thì mới có sản phẩm

Đó là yêu cầu được Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ Nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội diễn ra sáng nay, 10.2. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Đảng bộ Quốc hội phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quốc hội một cách toàn diện, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đất nước. 

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã tặng hoa chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xử lý công việc nhanh chóng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải bảo đảm tổ chức, hoạt động của Đảng bộ tuân thủ đúng quy định của Đảng, phù hợp với thực tiễn và những đặc thù của Quốc hội, qua đó để xử lý các công việc nhanh chóng, đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Quốc hội.

Khai hội Xuân Tam Chúc 2025
Đại Biểu Nhân Dân TV

Khai hội Xuân Tam Chúc 2025

Sáng 9.2, tại thị trấn Ba Sao, thị xã Kim Bảng, Hà Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề “Tam Chúc - Linh Thiêng hội tụ”.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp Phiên toàn thể thứ 21

Sáng 7.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành Phiên họp toàn thể lần thứ 21, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.