Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng

Liên quan đến mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2030, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, việc Chính phủ đề xuất đưa dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030 để bảo đảm an ninh cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Tờ trình là khó khả thi. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp khắc phục để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án theo đề xuất của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ và tỉnh Ninh Thuận cần cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho dự án này.

Trong Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 10.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận cho thấy, để đạt được mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2030.

Đề xuất 10 cơ chế, chính sách đặc thù

Tờ trình về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận cho thấy, để đạt được mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2030, Chính phủ nhận thấy cần thiết phải có các cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trước mắt, để triển khai đồng thời, song song các giai đoạn trong công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép thực hiện 10 cơ chế, chính sách.

Cụ thể như, về đối tác thực hiện, cho phép triển khai đồng thời việc đàm phán với đối tác đã thực hiện để ký kết Hiệp định liên Chính phủ/thoả thuận về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp định liên Chính phủ về khoản tín dụng xuất khẩu nhà nước để tài trợ xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Hiệp định/thoả thuận với đối tác khác, song song với quá trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Về lựa chọn nhà thầu, cho phép Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện dự án. Cho phép áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay và triển khai lựa chọn nhà thầu ngay sau khi Quốc hội chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của Dự án. Hợp đồng bao gồm các công việc lập dự án đầu tư, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công xây dựng công trình theo quy định mà có bổ sung thêm: mua bảo hiểm cho toàn bộ vật tư, thiết bị, dịch vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay và được phép mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không có chi nhánh được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam; cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho khối lượng nạp đầu tiên.

Cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính nêu trên với nhà thầu được nêu tên trong Hiệp định liên Chính phủ theo quy trình chỉ định thầu rút gọn (được tổ chức đàm phán trực tiếp trên cơ sở dự thảo hợp đồng gửi cho nhà thầu).

toan-canh-phien-hop-thu-42-cua-ubtvqh.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu/chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu Tư vấn quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, bao gồm Tư vấn trợ giúp chủ đầu tư đàm phán, ký kết, quản lý thực hiện hợp đồng chìa khoá trao tay; thẩm tra dự án đầu tư (FS), hồ sơ phê duyệt địa điểm (SAD), thiết kế kỹ thuật (TKKT), thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC), các báo cáo chuyên ngành; Tư vấn quản lý dự án và Tư vấn giám sát thi công.

Cho phép đàm phán trực tiếp/chỉ định thầu rút gọn với đối tác để mua nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy.

phien-hop02.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Cho phép đàm phán trực tiếp/chỉ định thầu rút gọn với đối tác đủ năng lực vận hành, bảo dưỡng nhà máy trong thời gian 5 năm kể từ ngày dự án nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Chỉ định thầu/lựa chọn Nhà thầu trong trường hợp đặc biệt/chỉ định thầu rút gọn để thẩm định công nghệ, các báo cáo về môi trường, an toàn, an ninh, cũng như kiểm tra pháp quy hạt nhân trong các giai đoạn đầu tư xây dựng các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trên cơ sở sử dụng hiệu quả các chuyên gia và tổ chức trong nước và quốc tế.

Chính phủ cũng đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù về: Trình tự thực hiện; về áp dụng định mức, đơn giá; về thủ tục trình, duyệt của đại diện chủ sở hữu; về phương án tài chính và thu xếp vốn; về công tác lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM); về cơ chế, chính sách đối với tỉnh Ninh Thuận; về cho phép miễn thủ tục phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Công khai danh sách nhà thầu và tiêu chí lựa chọn để tăng tính minh bạch

Theo Báo cáo thẩm tra sơ bộ Tờ trình của Chính phủ về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, một số cơ chế, chính sách đặc thù tại dự thảo Nghị quyết không thuộc thẩm quyền của Quốc hội hoặc không liên quan trực tiếp đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận như: Các cơ chế, chính sách về vay vốn tín dụng và phân bổ ngân sách đối với UBND tỉnh Ninh Thuận; cơ chế về miễn bảo đảm thực hiện dự án đầu tư; trình tự thực hiện...

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết chưa có cơ chế, chính sách đặc thù đối với nguồn nhân lực (đào tạo, đãi ngộ, thu hút nhân lực…) hay về đất đai, quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng, do đây là ngành có đặc thù, đòi hỏi chuyên môn, trình độ cao, tiềm ẩn tính nguy hiểm, độc hại, nếu không có chính sách về nhân lực phù hợp sẽ khó chủ động triển khai thực hiện và vận hành dự án trong trước mắt và dài hạn.

cac-dai-bieu-du-phien-hop-2023.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Về đối tác thực hiện, Thường trực Ủy ban nhận thấy, Việt Nam đã ký Hiệp định liên Chính phủ trong quá trình triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận giai đoạn trước đây. Do vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng trong việc lựa chọn các đối tác, công nghệ, bảo đảm phù hợp với các hiệp định đã ký kết, công ước và điều ước quốc tế có liên quan, bảo đảm lợi ích quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh, độc lập, chủ quyền của quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh thế giới và khu vực đang và dự báo tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro.

Về lựa chọn nhà thầu, Thường trực Ủy ban cho rằng, việc áp dụng chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay là hợp lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Tuy nhiên, hình thức này có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, nguy cơ lợi ích nhóm và thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy trình giám sát chặt chẽ như: Công khai danh sách nhà thầu và tiêu chí lựa chọn để tăng tính minh bạch; thành lập hội đồng giám sát độc lập để kiểm tra quy trình chỉ định thầu; xây dựng cơ chế báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện hợp đồng; áp dụng chế tài nghiêm ngặt nếu phát hiện dấu hiệu tiêu cực trong quá trình chỉ định và thực hiện hợp đồng. Theo đó, đề nghị cần có quy định rõ ràng về điều kiện áp dụng, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, bổ sung cơ chế kiểm soát chặt chẽ các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là các cam kết về công nghệ, bảo trì và chuyển giao công nghệ sau khi hoàn thành dự án….

Liên quan đến mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2030, Thường trực Ủy ban thấy rằng, việc Chính phủ đề xuất đưa dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030 để đảm bảo an ninh cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Tờ trình là khó khả thi. Bởi lẽ, theo kinh nghiệm quốc tế phải mất khoảng 8 năm để hoàn thiện một dự án điện hạt nhân; Dự án có quy mô rất lớn, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam, đòi hỏi nguồn lực lớn; Trong thời gian tới dự kiến sẽ triển khai thực hiện nhiều dự án quan trọng khác. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp khắc phục để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án theo đề xuất của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ và tỉnh Ninh Thuận cần cam kết trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho dự án này.

Thời sự Quốc hội

các đại biểu tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong triển khai thực hiện

Đối với một số chính sách cụ thể như huy động nguồn vốn, tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ trong trường hợp giảm hoặc bổ sung thêm dự án so với danh mục dự án kèm theo Nghị quyết này thì số vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện dự án sẽ được xác định như thế nào, để tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Sử dụng hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trên nguyên tắc Chính phủ phải chịu trách nhiệm bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước, chỉ đạo VEC tiếp tục cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, tập trung cơ cấu lại tổ chức bộ máy để tiết kiệm chi phí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng phải bảo đảm ổn định vĩ mô

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, nhưng phải giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro và giải pháp kiểm soát

Trong điều kiện đất nước đang triển khai nhiều dự án hạ tầng cần thiết, cấp bách trên nhiều lĩnh vực như giao thông, năng lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đánh giá kỹ lưỡng hơn các rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro thiếu vốn, không hoàn thành dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đúng tiến độ, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao, rủi ro mất cân đối ngân sách trong trung hạn khi các khoản nợ đến hạn trả và trả lãi lớn.

Toàn cảnh Phiên họp
Chính trị

Làm rõ cơ chế đặc thù, đặc biệt phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị

Thẩm tra sơ bộ một số nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, một số ý kiến tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị, cần làm rõ các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm bảo đảm phát triển mạng lưới hệ thống đường sắt đô thị tại hai thành phố hiệu quả, đồng bộ, có tính kết nối.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu - Hồ Long
Chính trị

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng

Sáng 10.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu Đảng bộ Quốc hội phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quốc hội một cách toàn diện, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đất nước
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết đoán, quyết liệt, quyết tâm nhưng phải bằng việc làm thì mới có sản phẩm

Đó là yêu cầu được Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ Nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội diễn ra sáng nay, 10.2. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Đảng bộ Quốc hội phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quốc hội một cách toàn diện, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đất nước. 

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã tặng hoa chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xử lý công việc nhanh chóng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải bảo đảm tổ chức, hoạt động của Đảng bộ tuân thủ đúng quy định của Đảng, phù hợp với thực tiễn và những đặc thù của Quốc hội, qua đó để xử lý các công việc nhanh chóng, đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Quốc hội.

Khai hội Xuân Tam Chúc 2025
Đại Biểu Nhân Dân TV

Khai hội Xuân Tam Chúc 2025

Sáng 9.2, tại thị trấn Ba Sao, thị xã Kim Bảng, Hà Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề “Tam Chúc - Linh Thiêng hội tụ”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc

Sáng 9.2, tại thị trấn Ba Sao, thị xã Kim Bảng, Hà Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề “Tam Chúc - Linh Thiêng hội tụ”. Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương cùng đông đảo du khách thập phương.