Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Nhân dịp ngài Nukaga Fukushiro được bầu lại làm Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản và ngài Sekiguchi Masakazu được bầu làm Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi thư chúc mừng.

ctqh1-4014.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Trong thư gửi Chủ tịch Hạ viện Nukaga Fukushiro và Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ tin tưởng, với kinh nghiệm phong phú và uy tín của mình, hai Chủ tịch sẽ lãnh đạo Hạ viện, Thượng viện Nhật Bản tiếp tục đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần vào sự phát triển phồn vinh và ngày càng nâng cao vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy, quan hệ "Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới" giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, với nền tảng tin cậy chính trị cao cùng sự gắn kết lịch sử lâu đời, sự gần gũi về văn hóa và sự tương đồng về tính cách dân tộc. Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Hạ viện, Thượng viện Nhật Bản thời gian qua không ngừng được tăng cường, đóng góp quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ, thực chất quan hệ giữa hai nước.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Quốc hội Việt Nam và cá nhân luôn sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Hạ viện, Thượng viện Nhật Bản và hai Chủ tịch nhằm thúc đẩy, đưa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản và hợp tác gắn bó giữa Cơ quan lập pháp hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả hơn nữa, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng gửi thư chúc mừng ngài Otsuji Hidehisa đã hoàn thành xuất sắc cương vị Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản; nhấn mạnh, dưới sự điều hành của ngài Otsuji Hidehisa, Thượng viện Nhật Bản đã cùng Chính phủ và Nhân dân Nhật Bản đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng cả về đối nội và đối ngoại, đặc biệt trong phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Quốc hội Việt Nam luôn trân trọng và đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa nguyên Chủ tịch Otsuji Hidehisa và Thượng viện Nhật Bản thời gian qua, đặc biệt là chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 9.2023, góp phần thiết thực vào việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới nguyên Chủ tịch Thượng viện Otsuji Hidehisa về những đóng góp hết sức quan trọng và tình cảm đặc biệt dành cho đất nước, con người Việt Nam; tin tưởng chắc chắn rằng, ngài Otsuji Hidehisa sẽ luôn là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, luôn ủng hộ và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Nhật Bản nói chung và Cơ quan lập pháp hai nước nói riêng.

Thời sự Quốc hội

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.