Chủ động ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu của cơn bão số 2

Ngay khi đi vào đất liền, bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, tại nhiều địa phương vẫn có mưa lớn diện rộng và có tính cục bộ.

Theo thống kê sơ bộ của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hải Phòng, tại địa phương không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra do bão số 2. Lượng mưa dao động trên địa bàn thành phố từ 50-150mm.

Trước đó, tàu cá HP 90571 TS bị mắc cạn và đây là trường hợp duy nhất bị nạn trong cơn bão số 2.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu chỉ đạo công tác ứng phó với diễn biến của cơn bão số 2. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu chỉ đạo công tác ứng phó với diễn biến của cơn bão số 2. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Cụ thể, hồi 20 giờ 15 ngày 2.7 tàu cá HP 90571 TS bị mắc nạn do chết máy ở cách cửa sông Thái Bình khoảng 14 hải lý về phía đông nam. Đến 6 giờ ngày 3.7, sự cố đã được khắc phục.

Đến 9 giờ ngày 4.7, khoảng hơn 3.000 phương tiện với hơn 15.000 lao động đang ở nơi trú ẩn đã sẵn sàng trở lại khai thác, nuôi trồng thủy sản bình thường khi có thông báo của cơ quan chức năng.

Dự kiến, đến 12 giờ ngày 4.7, lệnh cấm biển sẽ được gỡ bỏ.

Tại tỉnh Thanh Hóa, mưa lớn tối 3.7 đã gây sập một phần cầu Yên Hòa tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia làm hai người chết, hai người bị thương khi tham gia giao thông vào sáng 4.7.

Bên cạnh đó, tại Hồ Đồng Chùa, mực nước cao hơn 50-70% so với dung tích thiết kế do mưa lớn cục bộ vào đêm 3.7. Tuy nhiên, do được xử lý kịp thời nên vào sáng 4.7, mực nước đã rút xuống dưới dung tích thiết kế của hồ khoảng 40%.

Tại Quảng Ninh, đến chiều tối 3.7 vẫn còn 1.640 khách du lịch kẹt lại trên đảo Cô Tô, các lực lượng chức năng đã tuyên truyền, vận động và đưa được một nửa lượng khách vào bờ.

Đại tá Phạm Xuân Diệu, đại diện cơ quan thường trực Bộ Tư lệnh Biên phòng, cho biết tính đến 6 giờ sáng 4.7, Bộ đội biên phòng đã thông báo, hướng dẫn di chuyển, tránh trú đảm bảo an toàn cho 56.714 tàu cá với 231.113 người; 484 tàu du lịch; 344 tàu vận tải với 1.141 người; 15 tàu nước ngoài; 8.838 lồng bè, lều, chòi canh với 10.750 người.

Cây đổ làm mất điện tại khu I Đồ Sơn, Hải Phòng. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Cây đổ làm mất điện tại khu I Đồ Sơn, Hải Phòng. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Theo Vụ Quản lý đê điều, đê biển, đê cửa sông, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có 43 vị trí xung yếu (27 đoạn đê/43,83 km), 16 cống dưới đê, 6 công trình tưới tiêu dưới đê đang thi công.

Hầu hết mực nước tại các hồ chứa thủy điện đang ở mức thấp. Các hồ chứa thủy lợi khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ ở mức 25-80% dung tích, các hồ chứa ở Thanh Hóa, Nghệ An đã tích thêm được 10-30% dung tích và hiện vẫn đảm bảo an toàn; riêng hồ Đồng Chùa ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa (1,88 triệu m3) đầy nước và đã xả tràn.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, dù bão đã suy yếu nhưng các đơn vị liên quan và các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng bão số 2 vẫn cần sẵn sàng chủ động ứng phó khi mưa lớn và cục bộ xảy ra, đề phòng lũ quét, lũ ống và sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các tỉnh, thành phố trong phạm vi ảnh hưởng bão số 2 chủ động các tình huống ứng phó, kiểm tra, rà soát đảm bảo an toàn hồ đập thủy lợi, chú ý việc tiêu úng, vận hành thử nghiệm đối với vùng tiêu úng lớn.

Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Đối với các chủ rừng, thỏa thuận chi trả giảm phát thải tín chỉ carbon rừng không chỉ nâng cao năng lực quản lý rừng mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các phương pháp và cách tiếp cận mới
Môi trường

Tiềm năng carbon rừng Việt Nam chưa được khai thác hết

Hiện nay, cả nước mới có 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện việc trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng. Theo Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng, tiềm năng tín chỉ carbon rừng của Việt Nam còn rất lớn, cần có cơ chế phù hợp để khai thác triệt để.

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển
Xã hội

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển

Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tỉnh Kiên Giang mới đây đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang” tại thành phố Rạch Giá. Sự kiện với mục tiêu trao đổi, thảo luận về chính sách và hành lang pháp lý, các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang.

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông
Xã hội

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông

Sáng 19.12, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông. Cuộc thi với mục đích tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường lưu vực sông ở Việt Nam.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững
Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế của hàng chục triệu dân. Việc áp dụng các mô hình sinh kế thuận thiện đang góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.