Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô

Chủ động đối mặt với cuộc chiến chống dịch Covid-19

Tính đến ngày 6.4, Hà Nội có 96 trường hợp mắc Covid-19 đã được ghi nhận. Tổng số trường hợp tiếp xúc gần là 3.167 người, tổng số trường hợp phải theo dõi sức khỏe tại cộng đồng là 54.259 người. Đây là biện pháp mạnh mẽ cần thiết để khoanh vùng dịch. Cả hệ thống chính trị, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy đã vào cuộc đồng bộ từ cơ sở thôn, tổ dân phố đến quận, huyện, thị xã và thành phố; đặc biệt là ý thức chấp hành nghiêm của đại bộ phận người dân Thủ đô đối với một chủ trương đúng, vì cộng đồng. Tin rằng với sự chung tay góp sức của tất cả chúng ta, “giặc Covid” sẽ sớm bị đẩy lùi.

Thiên tai, dịch bệnh là những sự cố ngoài ý muốn. Tuy nhiên, thực tế khi đối mặt với khó khăn thử thách như cuộc chiến chống dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua mới thấy thể hiện rõ hiệu lực, hiệu quả hoạt động, năng lực điều hành và xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn của hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền các địa phương.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Thành ủy - HĐND - UBND và cả hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội đã đoàn kết, thống nhất, triển khai quyết liệt nhiều biện pháp kịp thời, hiệu quả đồng bộ để vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh trên địa bàn một đô thị đặc biệt hơn 8 triệu dân, vừa bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là bảo đảm an sinh, an toàn xã hội.

Hội nghị Giao ban trực tuyến công tác quý I.2020 và giao ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 thành phố Hà Nội Ảnh: Lê Hải
Hội nghị Giao ban trực tuyến công tác quý I.2020 và giao ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 thành phố Hà Nội
Ảnh: Lê Hải

Khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện vào ngày 23.1.2020 và ca dương tính đầu tiên ở Hà Nội được ghi nhận và công bố ngày 6.3.2020, trong suốt thời gian đó là những diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh với các cấp độ tăng dần. Ứng phó với từng giai đoạn của dịch bệnh, Thành ủy, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của thành phố đã có những quyết sách kịp thời, vừa thể chế hóa những chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vừa phù hợp với tình hình thực tiễn của một địa bàn đặc biệt như Thủ đô Hà Nội. Từ tháng 3.2020, tất cả các cuộc họp Thường trực Thành ủy đều nghe Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của thành phố báo cáo và có những chỉ đạo, quyết sách kịp thời. Các giải pháp cấp bách, ứng phó kịp thời phù hợp từng giai đoạn, từng chủ thể (như xử lý vấn đề phát dịch tại phố Trúc Bạch, Bệnh viện Bạch Mai; xây dựng kịch bản ứng phó với từng cấp độ dịch...) đồng thời với việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp... đã tạo nên niềm tin trong nhân dân, được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Cùng với chính quyền thành phố, các vị ĐBQH thành phố Hà Nội trên mỗi cương vị công tác của mình đã thực hiện được mong muốn của Chủ tịch Quốc hội trong thư gửi các vị ĐBQH ngày 1.4.2020, sát cánh cùng nhân dân, chính quyền, tổ chức Đảng, đoàn thể trong công cuộc chiến đấu chống dịch. Từ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Vương Đình Huệ, đến các vị ĐBQH trong ngành y như GS. Nguyễn Anh Trí, GS. Nguyễn Quang Tuấn đều vững vàng trên tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng thông tin tới các cơ quan thông tấn báo chí, cử tri và nhân dân về các vấn đề liên quan của dịch bệnh nguy hiểm này...

Tròn một tuần thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, cả nước thực hiện cách ly xã hội. Tính đến ngày 6.4.2020, Hà Nội có 96 trường hợp mắc Covid-19 đã được ghi nhận. Tổng số trường hợp tiếp xúc gần là 3.167 người, tổng số trường hợp phải theo dõi sức khỏe tại cộng đồng là 54.259 người. Đây là biện pháp mạnh mẽ cần thiết để khoanh vùng dịch. Có thể thấy cả hệ thống chính trị, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy đã vào cuộc đồng bộ từ cơ sở thôn, tổ dân phố đến quận, huyện, thị xã và thành phố; đặc biệt là ý thức chấp hành nghiêm của đại bộ phận người dân Thủ đô đối với một chủ trương đúng, vì cộng đồng. Tin rằng với sự chung tay góp sức của tất cả chúng ta, “giặc Covid” sẽ sớm bị đẩy lùi.

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…