Thủy sản và thị trường trong nước

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Mỗi năm Xuân về Tết tới, người Việt khắp nơi trên thế giới nhớ quê cha đất tổ, không hẹn, cùng nhau “làm ồn ào” phi trường quốc tế hai đầu đất nước, về hưởng không khí ấm cúng, sum vầy cùng người thân trên quê hương. Cảm xúc thiêng liêng không thể phôi pha dù tuổi cao, sức cạn...

Thế hệ tôi có khá nhiều bạn ở các châu lục và tôi đã gặp gỡ nhiều bạn cũ lúc này. Sau khi tay bắt mặt mừng, hỏi nhau thích ăn gì. Trong không gian đầy ắp tình thân, lời thật lòng thật cởi mở: về “nhà” ăn cái gì cũng ngon, cũng ngọt! 

Thật ra ngọt, ngon phần do cảm xúc, phần do phù hợp khẩu vị đã là thói quen, nhưng cũng có phần do thực phẩm tươi, sạch. Con cá, con tôm đông lạnh khi rã đông không còn ngon ngọt như mua hàng tươi, sống từ chợ về chế biến. Người tiêu dùng ai cũng biết điều này, nhưng ở các nước tiên tiến sử dụng đồ đông lạnh là chủ yếu, do hoàn cảnh như khả năng cung ứng và giá cả hàng tươi sống và thời gian có hạn.

Người Việt mình ăn uống linh hoạt nhưng tinh tế dù thu nhập chưa cao. Ai không có thời gian, cứ vô hệ thống bán lẻ - địa phương nào cũng có, tha hồ lựa chọn. Món canh chua, món cá kho, món lẩu làm sẵn… rất đạt yêu cầu tiện ích. Có chút thời gian thì tôm, cá, mực làm sẵn cũng tha hồ chọn. Người Việt mình không quá bận rộn như người các nước tiên tiến nên có thời gian lựa chọn và chế biến thức ăn "ngon, bổ, rẻ". Số này ra chợ truyền thống hoặc vô hệ thống bán lẻ của các tổ chức mua hàng tươi, sống.

Có giai đoạn các phương tiện truyền thông góp sức hô hào cho cá tra “Bắc tiến”, tôi rất mong cá phi lê đông lạnh này được đón nhận sôi nổi, mở ra giai đoạn mới cho “báu vật trời cho” này. Nhưng chỉ ồn ào ngắn hạn, trong khi người dân Trung Quốc và người dân Mỹ lại “khoái khẩu” món cá này. Người dân Mỹ mỗi năm tiêu thụ gần 2kg tôm. Dân mình tiêu thụ mỗi năm khoảng 300 - 400 nghìn tấn tôm ở các dạng chế biến. Tính ra dân mình “sang” hơn dân Mỹ, bởi tôm là nguồn thực phẩm tươi ngon bổ và giá… không rẻ, mà mức tiêu thụ trung bình đầu người dân mình gấp rưỡi dân Mỹ! Và dân mình còn hơn ở điểm ăn tôm toàn đồ tươi, sống ngọt ngon, dân Mỹ đa phần ăn tôm đông lạnh, đâu ngọt ngon bằng!

Điểm đáng lưu tâm, mỗi vùng miền nước ta có nguồn thủy sản phù hợp đất, nước, thời tiết ở đó. Lâu đời, dân từng vùng miền cũng quen mắt, quen miệng với thủy sản đã có chung quanh. Nguồn thủy sản mới du nhập, có “tồn tại lâu dài” hay không tùy thuộc vào thói quen, sở thích của cư dân ở đó. Điểm lưu tâm nữa, bây giờ hệ thống giao thông cả nước khá tốt, lên Tây Nguyên cũng thấy bán đầy tôm tươi, cá biển tươi…

Quay lại câu chuyện thủy sản và thị trường nhà. “Bàn tay vô hình” khiến hầu hết nơi có cầu là có cung; thậm chí còn chào mời nguồn cung mới, đó là những mặt hàng thủy sản cao cấp, tập trung cho số người có thu nhập tốt như cá hồi Na Uy, cua hoàng đế Alaska, tôm hùm Canada, bào ngư, hải sâm Korea, trứng cá tầm Nga… Trong lĩnh vực chế biến thủy sản, chuyên môn hóa khá cao. Mảng phân phối chia ra doanh nghiệp chuyên cung ứng hàng nội địa, doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, doanh nghiệp chuyên phân phối…

Có giai đoạn, doanh nghiệp chỗ tôi nghiên cứu thị trường nội địa và hệ thống phân phối, tiêu thụ. Kết luận là phải thành lập doanh nghiệp mới, chuyên chế biến hàng nội địa mới có thể đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp cung ứng thủy sản nội địa đang có. Sở trường đang cần nâng cấp bản lĩnh là chế biến hàng xuất khẩu, thôi thì “đa đoan” quá chưa hẳn là hay. Nói vậy, chớ đâu coi nhẹ thị trường nhà và có không ít doanh nghiệp đi nước đôi; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam có câu lạc bộ doanh nghiệp làm hàng nội địa từ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu.

Thị trường trong nước, trăm triệu dân là không nhỏ, lại gần. Hàng nghìn doanh nghiệp chuyên chế biến thủy sản cung ứng nội địa đã quan tâm, chăm lo khá tươm tất - theo cái nhìn của tôi. Còn ai “vọng ngoại” thì cứ tiếp tục, cho biết đó biết đây... Lý sự làm chi, cái gì cũng có cái lý của nó! 

Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Chính sách và cuộc sống

Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ

Báo cáo gửi đến Quốc hội trước thềm phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy một kế hoạch khá chi tiết những công việc đã và đang được Bộ tập trung thực hiện với sự thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thách thức của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.