Cầu nối bền chặt 'ý Đảng - lòng dân'

Em2.jpg

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH HÀ TĨNH

Cầu nối bền chặt " ý Đảng - lòng dân"

Hoà chung vào dòng chảy sôi động của Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước… Đặc biệt, những kết quả nổi bật Đoàn đã đạt được trong hơn 2/3 chặng đường của năm 2024 vừa qua đã đóng góp không nhỏ vào thành công chung của Quốc hội, góp phần nâng cao uy tín của ĐBQH với cử tri, tạo niềm tin của cử tri, Nhân dân với đại biểu và cơ quan dân cử.

Sâu sát với thực tiễn, gắn bó mật thiết với cử tri

Theo dõi những diễn biến sôi động của Quốc hội và các kỳ họp của Quốc hội thời gian gần đây, cử tri trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ vui mừng, phấn khởi khi thấy những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình tham gia đóng góp tích cực vào các nội dung, chương trình nghị sự. Đặc biệt, tâm tư, nguyện vọng của người dân đã được Đoàn ĐBQH tỉnh chuyển tải tương đối đầy đủ đến diễn đàn Quốc hội… “ Cùng với sự đổi mới không ngừng của Quốc hội, Đoàn cũng có nhiều đổi mới trong cách thức, tổ chức tham gia vào từng nội dung theo chương trình kỳ họp đề ra, nhất là các vấn đề quan trọng của đất nước cũng như công tác xây dựng pháp luật, thực hiện chức năng giám sát”, cử tri Lê Văn Xế (huyện Đức Thọ) nhận xét.

Nhìn lại 2/3 chặng đường năm 2024, có thể khẳng định: các ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh luôn phát huy cao độ trách nhiệm, quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong hoạt động. Đặc biệt, tại các kỳ họp, các đại biểu luôn tích cực, chủ động tham gia phát biểu thảo luận, ghi dấu ấn tại nghị trường với những nội dung kiến nghị xác đáng, xuất phát từ thực tiễn, như: Sớm có quy định quản lý dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; mở rộng đối tượng hưởng chế độ thai sản cho người thân đăng ký phục vụ khi phụ nữ sinh con;… Bên cạnh đó, Đoàn ĐBQH tỉnh cũng đã tham luận thẳng thắn, đánh giá những ưu điểm, kết quả và những hạn chế, bất cập trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023… Từ đó, các đại biểu đánh giá tính ưu việt của Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa năm 2018, chỉ ra những vướng mắc về đội ngũ giáo viên, trang thiết bị dạy học theo chương trình mới, đề xuất sớm quy định quản lý dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.

23.11.29.BeMac.KyHop6.XV.JPG

Hay như trong hoạt động chất vấn, Đoàn luôn thẳng thắn đề cập đến những vấn đề “nóng” được cử tri và Nhân dân quan tâm. Đơn cử, Đoàn đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quan điểm, cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa được UNESCO vinh danh; việc chậm trễ ban hành danh mục dịch vụ, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công ảnh hưởng tới chủ trương, cơ chế tự chủ lĩnh vực văn hóa, thể thao… Hay tại Phiên họp thứ 31 của UBTVQH ngày 18.3.2024, ĐBQH tỉnh cũng đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về vấn đề liên quan đến cơ chế hỗ trợ nguồn đối ngoại...

200120240708-0119tqp-(8).jpg
z5871037031249_8771c701acb893186761cdeb41b401ef.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng thăm hỏi, tặng quà Tết cho bà con trên địa bàn tỉnh

Đặc biệt, về công tác lập pháp - một trong những hoạt động quan trọng nhất của Quốc hội luôn được Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh quan tâm, chú trọng và có nhiều đổi mới… Theo đó, căn cứ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; nội dung, chương trình tại các kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh đã xây dựng kế hoạch lấy ý kiến đối với từng dự án Luật; phân công các ĐBQH nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến tham gia bảo đảm sâu sát, chất lượng… Với một số dự án Luật có phạm vi ảnh hưởng rộng, tác động tới nhiều đối tượng, còn nhiều ý kiến khác nhau, Đoàn đã kết hợp tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản, vừa khảo sát vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến chuyên đề, có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.

ghep01.jpg

Từ đầu năm đến nay, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức 3 cuộc khảo sát, hội nghị xây dựng pháp luật; góp ý vào 13 dự án luật được xem xét, thông qua và 11 dự án Luật cho ý kiến lần đầu, cùng với nhiều nghị quyết tại các kỳ họp bất thường, Kỳ họp thứ Bảy... Trên cơ sở các ý kiến tham gia đóng góp, Đoàn đã tổng hợp gửi các cơ quan thẩm tra, Văn phòng Quốc hội và các ĐBQH trong Đoàn làm tư liệu nghiên cứu tham gia thảo luận tại các kỳ họp… Bên cạnh đó, Đoàn cũng phân công các ĐBQH tham gia các hoạt động và dự các hội nghị do Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban và các cơ quan của Quốc hội tổ chức...; thẩm tra, cho ý kiến về các dự án Luật và các nội dung quan trọng liên quan đến các kỳ họp...

Em3.jpg
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến Luật chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Đánh giá về hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh những tháng đầu năm 2024, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia cho biết: Các ĐBQH trong Đoàn đã tham dự đầy đủ các phiên họp (các kỳ họp bất thường lần thứ 5, 6, 7 và Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV). Với 38 buổi thảo luận ở hội trường, 14 buổi ở tổ và 3 buổi tại Đoàn, Đoàn ĐBQH tỉnh đã có 43 lượt ý kiến phát biểu, tập trung vào các lĩnh vực… “Để có được những ý kiến chất lượng, hiệu quả, trước mỗi kỳ họp, Đoàn đều xây dựng kế hoạch và tổ chức làm việc với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các ngành có liên quan để nghe thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh; lấy ý kiến đối với các dự án luật, nghị quyết trình tại kỳ họp… nhằm cung cấp thông tin, tài liệu cho các ĐBQH nghiên cứu tham gia thảo luận, chất vấn tại các kỳ họp”, đại biểu nhấn mạnh.

Hậu giám sát - “đeo bám” đến cùng

Không chỉ thực hiện hiệu quả việc tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh còn tiếp tục nỗ lực có những đổi mới rõ nét trong hoạt động giám sát, luôn coi giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Với quan điểm xuyên suốt: Giám sát phải “đúng” và “trúng” những vấn đề bất cập trong thực tiễn trên tinh thần xây dựng vì mục tiêu kiến tạo phát triển…, hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh đã được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, Đoàn đã tổ chức nhiều cuộc cuộc giám sát, khảo sát như: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh; việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023 trên địa bàn tỉnh; khảo sát các dự án thành phần dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn Hà Tĩnh …

z5871037036711_485f86d765c388ae6aaec7f67aa4a9c7.jpg
Hoạt động giám sát luôn được Đoàn ĐBQH tỉnh chú trọng

Trong quá trình giám sát, Đoàn ĐBQH tỉnh đã chú trọng kết hợp giữa xem xét báo cáo với khảo sát, kiểm tra thực tế, bảo đảm đúng trọng tâm, đi sâu vào những vấn đề dư luận, cử tri quan tâm... Thông qua giám sát, Đoàn ghi nhận khá toàn diện về tình hình chấp hành chính sách, pháp luật ở địa phương; đồng thời, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, từ đó chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đưa ra các giải pháp kiến nghị xác đáng; yêu cầu và đôn đốc các cơ quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết tháo gỡ…

Như vậy, có thể thấy, công tác giám sát luôn được Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng, không chỉ ở nghị trường, mà còn cả tại các cuộc giám sát do Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức cũng như tham gia cùng các Ủy ban của Quốc hội…

z5416376683165_f4ccac1cd2b98023ecb8f18ac2774cc4.jpg

Với phương châm “gắn bó mật thiết với Nhân dân”, hoạt động TXCT cũng luôn được Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh quan tâm, có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức, thu hút sự tham dự của đông đảo cử tri… Tại các Hội nghị TXCT, các đại biểu đã thực hiện tốt việc thông tin kịp thời chương trình kỳ họp, kế hoạch, nội dung liên quan đến hoạt động của Đoàn; đại diện các sở, ngành và chính quyền địa phương cơ bản thực hiện tốt việc tiếp thu, giải trình và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri… Đơn cử, tại Hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Bảy, Đoàn đã tổng hợp 26 ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền Trung ương và 7 kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền tỉnh… Hay, sau kỳ họp, Đoàn cũng đã tổ chức Hội nghị TXCT toàn tỉnh, TXCT chuyên đề về chính sách, pháp luật phát triển văn hóa và báo cáo kết quả kỳ họp tại kỳ họp HĐND tỉnh và tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng...

z5871037032671_527c179e3760577c128d6bb3fb582fdd.jpg
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh TXCT trước Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV

Nhìn chung, hoạt động TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Vai trò, trách nhiệm, kỹ năng của đại biểu trong tiếp xúc được nâng lên, đi vào những vấn đề cụ thể, sát với nội dung kỳ họp và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương… Không chỉ ghi nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhiều ĐBQH còn trực tiếp thông tin, trao đổi, giải đáp rõ về các kiến nghị đã được cơ quan chức năng giải quyết, góp phần hạn chế việc cử tri kiến nghị nhiều lần.

Em4.jpg
z5871079183478_1aa7ae084a3756fa3d0796f225b976d2.jpg
Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cao Bằng, Cà Mau và Lâm Đồng tham gia thảo luận Tổ

Công tác theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri cũng như theo dõi, đôn đốc các cơ quan giải quyết, trả lời các đơn thư được chuyển đến đều được Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh chú trọng và thực hiện thường xuyên… Trong đó, có nhiều nội dung đã được Đoàn lựa chọn, phát biểu thảo luận tại Hội trường, tại Tổ để đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan quan tâm, sớm giải quyết.

Về tiếp dân, xử lý đơn thư KNTC của công dân, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia cho biết: Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp công dân định kỳ tại trụ sở tiếp dân theo lịch của tỉnh, của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh và tiếp công dân thường xuyên tại cơ quan. Tại các buổi tiếp dân, các ĐBQH thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân; chú trọng việc tuyên truyền vận động, hướng dẫn công dân thực hiện quyền KNTC theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền… “6 tháng đầu năm 2024, Đoàn tiếp nhận 38 đơn thư KNTC, phản ánh, kiến nghị; đã chuyển 4 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết; các đơn gửi trùng lặp hoặc đã được giải quyết thực hiện lưu giữ hồ sơ theo quy định để tiếp tục theo dõi”, đại biểu Trần Đình Gia thông tin.

Thực tiễn đã khẳng định: “hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của từng đại biểu”. Với mỗi đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, trách nhiệm trước cử tri không chỉ là việc ghi nhận, chuyển đến các cơ quan quản lý nhà nước những ý kiến, kiến nghị của cử tri mà còn phải tâm huyết “bám sát đến cùng” việc trả lời, giải quyết những ý kiến, kiến nghị đó… Bởi, mấu chốt nhất sau giám sát phải quan tâm “đeo bám” đến cùng các vấn đề đã phát hiện, kiến nghị để các cơ quan chức năng giải quyết xong.

Tăng cường gặp gỡ, đối thoại với cử tri

Về nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Đoàn sẽ tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024 và Chương trình giám sát chuyên đề năm 2024 của Quốc hội và của UBTVQH; thực hiện chương trình công tác của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các cơ quan của Quốc hội năm 2024… Trong đó, sẽ phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát, hội nghị xây dựng pháp luật, lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động góp ý các dự án Luật dự kiến Quốc hội xem xét thông qua và cho ý kiến lần đầu; tiếp tục triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh, nghị quyết được Quốc hội thông qua.

z5871037028880_270ee78fd26a37d31df582e06653f7ef.jpg

Tham gia hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, lựa chọn nội dung, tiến hành chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Phối hợp, tham gia các cuộc giám sát, khảo sát khác của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban và các cơ quan của Quốc hội về giám sát, khảo sát trên địa bàn tỉnh (nếu có)… Đồng thời, tổ chức giám sát, khảo sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến các kỳ họp Quốc hội Khoá XV và trả lời ý kiến cử tri của UBND tỉnh; việc giải quyết một số vụ việc, đơn thư KNTC, phản ánh, kiến nghị của một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn; tổ chức khảo sát, làm việc với một số cơ quan, đơn vị, địa phương về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật, những hạn chế, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất liên quan đến các luật Quốc hội chuẩn bị xem xét, cho ý kiến và thông qua…

Em5.jpg
z5871079183928_83f0647f360520bd61b5962b1106ed8c.jpg
Đoàn ĐBQH tỉnh TXCT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Theo Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, cần tiếp tục quan tâm tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho ĐBQH, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động… Đồng thời, cần giãn cách, bố trí khoa học thời gian các chuyên đề giám sát của Quốc hội và UBTVQH. Đối với những chuyên đề giám sát có nội dung chuyên môn sâu, cần hướng dẫn cụ thể cho Đoàn ĐBQH về cách thức, làm rõ nội dung trọng tâm giám sát để nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát…

Bên cạnh đó, Đoàn ĐBQH tỉnh cũng sẽ phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã tổ chức TXCT trước và sau Kỳ họp thứ Tám; chú trọng TXCT ở cơ sở đến tận thôn, xóm, khối phố và tiếp xúc theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực, nơi công tác, nơi cư trú của ĐBQH… Tham gia tiếp công dân định kỳ theo lịch của tỉnh và thường xuyên tiếp dân tại trụ sở làm việc; tổ chức tiếp nhận và phân loại, xử lý đơn thư; tăng cường theo dõi kết quả giải quyết đơn thư do Đoàn ĐBQH tỉnh chuyển và đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết trả lời đúng yêu cầu và thời gian quy định… Tăng cường công tác gặp gỡ, đối thoại với cử tri có đơn thư KNTC, trong đó chú trọng các đơn thư có nội dung phức tạp, tồn đọng kéo dài, có nhiều người tham gia để thu thập thông tin yêu cầu các cấp và người có trách nhiệm và thẩm quyền xem xét giải quyết.

Em6.jpg
Đoàn ĐBQH tỉnh TXCT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Diệp Anh - Quang Đức

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tìm giải pháp mới phòng, chống ma túy hiệu quả nhất

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, tình hình tệ nạn ma túy càng ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm phòng, chống hiệu quả.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đặc biệt quan tâm đến nội dung phân cấp, ủy quyền cho các địa phương, nhất là việc tăng cường phân cấp, ủy quyền này phải gắn với bố trí nguồn lực để thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới

Thảo luận ở Tổ 3 về Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương, các ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng: Khi thành lập, TP. Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên trên cả nước có đường biên giới, đây là điểm khác biệt so với các thành phố trực thuộc trung ương còn lại. Do đó, cần đặc biệt lưu ý đặc điểm này, vì với tính chất có đường biên giới sẽ có những yếu tố đặc thù…

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công
Quốc hội và Cử tri

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công

9 tháng đầu năm, GDP nước ta tăng trưởng 6,82%, đó là con số ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, vẫn còn những "điểm nghẽn" cần Chính phủ đưa ra giải pháp mạnh mẽ, hữu hiệu hơn nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tạo bứt phá mạnh mẽ cho chặng đường về đích của cả giai đoạn. Trong đó, có thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” trong giải ngân vốn đầu tư công.

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi
Thời sự Quốc hội

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi

Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nên cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai dự án, ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) đề xuất.

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra
Thời sự Quốc hội

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Yên, Hòa Bình, Bến Tre) về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) chiều nay, 26.10, các ĐBQH đề nghị việc sửa đổi cần được thực hiện chắc chắn, kỹ lưỡng và hơn hết phải "phúc đáp" được những yêu cầu từ thực tiễn đặt ra…

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân phát biểu ý kiến tại tổ. Ảnh: Trần Thu
Ý kiến đại biểu

Sớm nâng mức hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp do thiên tai

Ngày 26.10, thảo luận tại Tổ 4 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp, thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng tiếp tục thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực.

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công
Thời sự Quốc hội

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước), sáng 26.10, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ cần ưu tiên điều hành kinh tế vĩ mô; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng…

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh quy hoạch tỉnh, cần có quy hoạch chung, bởi mỗi loại quy hoạch này có chức năng khác nhau; cần phân định rõ ràng để tránh sự chồng chéo, trùng lặp. Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường ( TP. Hà Nội) tại phiên thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sáng nay, 25.10.

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp

Đóng góp một số ý kiến vào Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), tại phiên thảo luận tại hội trường sáng nay, 24.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất nhiều nội dung thiết thực, khả thi. Trong đó, theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đàng Thị Mỹ Hương, nên trao quyền tự chủ cho tổ chức công đoàn trong ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn.

Cử tri phát biểu ý kiến tại một buổi tiếp xúc với ĐBQH trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chế độ, chính sách như: có chính sách giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù; khuyến khích để giữ người dân ở lại làm việc tại các vùng hải đảo của tổ quốc; chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự do để bảo đảm chính sách an sinh xã hội, giảm áp lực cho các đối tượng này…

Lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ Ia Ly, huyện Chư Păh phát dọn thực bì, phòng, chống cháy rừng
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung chế độ đãi ngộ cho lực lượng bảo vệ rừng

Từ thực tế chế độ đãi ngộ cho lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chưa được bảo đảm đúng mức, tại các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá nghề, công việc "quản lý, bảo vệ và phát triển rừng" theo quy định; bổ sung nghề quản lý bảo vệ và phát triển rừng vào danh mục nghề nặng nhọc và nguy hiểm để có cơ sở đề nghị chính sách đãi ngộ đối với viên chức, lao động làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tiếp xúc cử tri là cán bộ công đoàn và công nhân lao động trước Kỳ họp thứ Tám - Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng quyền chủ động giám sát của tổ chức công đoàn

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH một số tỉnh, thành phố mới đây, nhiều cử tri kiến nghị, Quốc hội tiếp tục quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn để tổ chức công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo cho người lao động; đồng thời, tăng quyền chủ động thực hiện giám sát để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc cử tri huyện Vạn Ninh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Ngăn chặn nguy cơ một bộ phận ngư dân dừng đi biển

Hiện nay, nhiều tàu cá nằm bờ vì sản phẩm khai thác không đạt kích cỡ theo quy định, chỉ bán lẻ ra thị trường nội địa, giá sản phẩm giảm khoảng 30%, dẫn đến chuyến đi biển bị lỗ. Nguy cơ một bộ phận ngư dân miền Trung dừng đi biển, về lâu dài không chỉ gây thiếu hụt nguồn nguyên liệu mà còn ảnh hưởng công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cử tri Khánh Hòa kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, chỉnh sửa Nghị định 37/2024/NĐ-CP phù hợp với thực tiễn.