Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc đề nghị, ngành giáo dục cần tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh, cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn.

Ngày 24.3, Đoàn giám sát Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tại Sở Giáo dục và Đào tạo. Tham gia Đoàn giám sát, có: Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Cẩm Phương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Chương.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, trong những năm qua, công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hòa Bình quan tâm, chú trọng. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu, xây dựng dự thảo các văn bản chỉ đạo, chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực như các quyết định, nghị quyết về chính sách đặc thù đối với giáo viên, học sinh trường chuyên; xây dựng kế hoạch và tuyển dụng sinh viên loại giỏi, xuất sắc, thạc sỹ về công tác tại các trường chuyên…

img-1543.jpg
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: T. Tâm

Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng thực hiện theo hướng tập trung nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh tại các đơn vị, trường học. Tiêu biểu như: Đối với giáo dục phổ thông, từ năm học 2021 - 2022 đến nay, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã đào tạo 5.729 học sinh tại 145 lớp chuyên và 22 lớp cận chuyên góp phần trực tiếp bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước. Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT từ năm học 2021 - 2022 đến nay đã đào tạo được 3.310 học sinh, cơ bản là người dân tộc thiểu số ở vùng xã, thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình. Đây chính là nguồn cán bộ quan trọng của các địa phương trong tương lai.

img-1545.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Cẩm Phương phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Trần Tâm

Cơ sở vật chất các trường học, phòng học, thư viện và các hạng mục liên quan đến giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao. Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 8.561 phòng học, tỷ lệ phòng kiên cố đạt 85,8%; có 433 phòng thư viện, 352 phòng thiết bị, 131 nhà đa năng, 1.369 nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh môi trường... Công tác xây dựng nông thôn mới lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quan tâm; đến nay toàn tỉnh có 62% xã đạt tiêu chí số 5 về trường học và 99,2% số xã đạt tiêu chí số 14 về giáo dục.

Tính đến năm học 2024 - 2025, mạng lưới các cơ sở giáo dục của tỉnh Hòa Bình có 521 cơ sở giáo dục bao gồm: 222 trường mầm non, 27 trường Tiểu học, 27 trường THCS, 194 trường Tiểu học và THCS, 36 trường THPT và 11 trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT, 1 trường Cao đẳng sư phạm, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, 1 trường Phổ thông liên cấp và 1 trường THPT Tư thục và các cơ sở giáo dục khác.

img-1544.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Chương phát biểu. Ảnh: Trần Tâm

Tuy nhiên nguồn lực để thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao của tỉnh còn yếu. Thiếu chính sách hỗ trợ cho người có chuyên môn sâu dẫn đến chưa thu hút được giáo viên có trình độ cao tham gia giảng dạy. Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành được ban hành nhiều nhưng chưa có sự thống nhất giữa các văn bản với nhau, thậm chí có sự mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập dẫn đến khó khăn cho việc phát triển nguồn nhân lực nói chung.

img-1546.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Ngọc Điệp phát biểu. Ảnh: Trần Tâm

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã kiến nghị một số nội dung liên quan tới việc thực hiện chính sách về phát triển và sử dụng nhân lực; về tình hình thực hiện Thông tư 29 về quy định dạy thêm, học thêm… Đồng thời đề nghị ngành giáo dục phải bám sát vào chiến lược phát triển của ngành và của tỉnh; tích cực tham mưu cho tỉnh để kiến nghị với Trung ương những chính sách chung và chính sách riêng với đặc thù của tỉnh.

Ghi nhận những kiến nghị, đề xuất tại buổi làm việc, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc khẳng định sẽ tiếp thu và tổng hợp đầy đủ để kịp thời kiến nghị tới cơ quan Quốc hội. Đồng thời, Trưởng Đoàn giám sát cũng đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh. Quan tâm đào tạo hỗ trợ đội ngũ cán bộ, giáo viên nâng cao chất lượng chuyên môn. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, mô hình để đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực; ngành giáo dục tiếp tục rà soát, kiến nghị chi tiết hơn nữa về nội dung phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 21.4, Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH MTV Thiên Hà Hòa Bình, Nhà máy xi măng Trung Sơn và Khu công nghiệp Lương Sơn.