Hội nghị Paris

Bước đi đầu tiên cho hệ thống tài chính toàn cầu mới

Làm thế nào để chuyển đổi hệ thống tài chính đã hơn 70 năm tuổi nhằm thích nghi với những thách thức của biến đổi khí hậu? Đây là câu hỏi lớn được đặt ra tại Hội nghị Thượng đỉnh về một hiệp ước tài chính toàn cầu vừa bế mạc tại Pháp. Mặc dù còn khiêm tốn về kết quả, nhưng những gì diễn ra ở Paris trong hai ngày qua đã thể hiện một động lực mạnh mẽ, hy vọng sự thay đổi về chính sách tài chính quốc tế trong tương lai gần.

Quang cảnh Hội nghị Thượng đỉnh tại Paris. Nguồn: picture allianceLemouton Stephane/Pool/ABACA
Quang cảnh Hội nghị Thượng đỉnh tại Paris. Nguồn: picture allianceLemouton Stephane/Pool/ABACA

Trong hai ngày diễn ra hội nghị, hàng trăm nhà lãnh đạo quốc gia và chính phủ đã thảo luận về việc đại tu hệ thống tài chính toàn cầu. Mục tiêu là cung cấp cho các quốc gia phía Nam phương tiện để vận hành quá trình chuyển đổi sinh thái và đối phó với tác động của biến đổi khí hậu. Để làm được điều này, hai tổ chức tài chính quốc tế chủ chốt sẽ phải được cải cách: Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Tạm dừng nợ, mở quỹ IMF

“Các tổ chức như WB hay IMF đã được thành lập cách đây 70 năm để tài trợ cho phát triển và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng vào thời điểm đó, các tổ chức này không được thiết kế để giải quyết vấn đề khí hậu”, Benoît Leguet, Giám đốc Viện Kinh tế Khí hậu (I4CE) cho biết. Tuy nhiên, câu hỏi về vấn đề khí hậu này, vốn không có trong các cuộc họp tài chính của những năm 1950, giờ đây lại được đặt ra một cách khẩn cấp.

Nhất là khi 100 tỷ USD mỗi năm mà các nước giàu trên thế giới từng cam kết năm 2015, để giúp các quốc gia đang phát triển khắc phục biến đổi khí hậu bắt đầu từ năm 2020, đến nay vẫn chưa được thực hiện. Vậy tiền đâu để tài trợ cho quá trình chuyển đổi này? - đây là một số nội dung trong chương trình nghị sự của Hội nghị tại Pháp vừa qua.

Đình chỉ nợ của các quốc gia dễ bị tổn thương nhất có thể là một giải pháp. Thật vậy, 93% các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước thảm họa khí hậu đang ở trong tình trạng nợ chồng nợ, hoặc gần như mắc nợ, theo tổ chức NGO Action Aid. Từ giờ trở đi, “khi một quốc gia đối mặt với thảm họa khí hậu, người ta có thể hỗ trợ quốc gia đó đối phó với thảm họa bằng cách đình chỉ nợ, ít nhất là trong thời gian quốc gia đó tái thiết”, Claire Eschalier, chuyên gia tài trợ cho quá trình chuyển đổi ở các quốc gia phía Nam tại I4CE giải thích.

Lựa chọn thứ hai là mở quỹ dự trữ của IMF và cấp quyền rút vốn đặc biệt (SDR) trong trường hợp khí hậu khắc nghiệt. Các quỹ đặc biệt này cho đến nay chỉ được phát hành rất hãn hữu, chẳng hạn trong cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp (2008) hoặc gần đây là trong đại dịch Covid-19. Nhưng thảm họa khí hậu có thể trở thành lý do đủ để giải phóng các khoản tiền này.

Về những lựa chọn trên, một số kết quả đáng kể đã đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh. Theo tuyên bố bế mạc, các nước phát triển hiện đã đạt được mục tiêu, được tuyên bố vào năm 2021, chuyển 100 tỷ USD quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của họ cho các nước đang phát triển. SDR cho phép tiếp cận tiền tệ do IMF nắm giữ và có thể đổi lấy tiền. Và WB cho biết các quốc gia đang phát triển bị ảnh hưởng bởi thảm họa khí hậu sẽ có thể tạm dừng trả nợ.

Những người tham gia Hội nghị cho biết, mục tiêu năm 2015 được đặt ra cho năm 2020 - cung cấp 100 tỷ USD để hỗ trợ hành động chống biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển - có khả năng đạt được trong năm nay. Họ cũng hứa hẹn khả năng cho vay thêm 200 tỷ USD trong 10 năm tới.

Các nước giàu cũng công bố thỏa thuận năng lượng sạch trị giá 2,5 tỷ euro với Senegal và Zambia đã đạt được thỏa thuận tái cơ cấu khoản nợ 6,3 tỷ USD. Việc thúc đẩy đánh thuế khí thải vận chuyển cũng nhận được sự ủng hộ. Và một quỹ đa dạng sinh học mới đã được các nước tham dự nhất trí thành lập.

Isabelle Albert, nhà đầu tư mạo hiểm phục hồi khí hậu tại Wind Capital có trụ sở tại Paris cho rằng, Hội nghị Thượng đỉnh đã tạo ra một số kết quả rõ ràng. Bà nói: "Điều tích cực là giờ đây sẽ đạt được mục tiêu chuyển SDR và những người tham gia đã đồng ý thành lập quỹ đa dạng sinh học mới, vì các hệ sinh thái như rừng nhiệt đới Amazon rất quan trọng để bảo tồn khí hậu của chúng ta”.

Bà Isabelle Albert nói thêm: “Điều này có thể giúp thiết lập lại một số niềm tin, mặc dù các nước đang phát triển vẫn đang chờ xem các quốc gia giàu có hiện thực hóa cam kết khác như đã hứa tại COP15 năm 2009”.

Kế hoạch tài chính mới được mở rộng

Bà Claire Eschalier, Giám đốc dự án tại Viện Kinh tế Khí hậu có trụ sở tại Paris cho rằng, việc áp dụng nhiều phương pháp tài chính khí hậu từ dưới lên là điều hợp lý.

Bà nói với DW: “Trước đây, hầu hết các khoản tài trợ đều dành cho các dự án cụ thể trong khi lẽ ra nó phải hỗ trợ một cách tiếp cận có hệ thống hơn để có tác động lớn hơn”. Bà nói thêm rằng, mô hình Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là bước đầu tiên đi đúng hướng. Theo kế hoạch tài trợ này, các quốc gia giàu có hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trên con đường hướng tới năng lượng sạch đồng thời giải quyết các hậu quả xã hội của quá trình chuyển đổi.

Ba JETP đã được ký kết kể từ tháng 11.202 với Nam Phi, Indonesia và Việt Nam. Và Senegal đã trở thành quốc gia JETP thứ tư tại Hội nghị Thượng đỉnh Paris vừa qua,

“Đây là một kế hoạch thí điểm rất thú vị, thông qua đó các nước tài trợ có thể tập trung hơn vào các nhu cầu tài chính cụ thể của các nước đang phát triển”, bà Eschalier nhận xét.

Thời khắc bước ngoặt

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định tại cuộc họp báo bế mạc rằng, Hội nghị Thượng đỉnh là một thời khắc bước ngoặt. Ông nói: “Hai ngày này đã cho phép chúng tôi xây dựng một sự đồng thuận mới cho hành tinh. Chúng tôi đã đưa ra một tài liệu trình bày chi tiết quan điểm chính trị chung về cấu trúc con đường hướng tới một cuộc cải cách sâu sắc về kiến trúc và quản trị tài chính quốc tế”.

“Hội nghị Thượng đỉnh này được đưa ra để xây dựng sự thống nhất quốc tế trong cách chúng ta đối phó với thách thức kép đang đối mặt: “cuộc chiến chống lại sự bất bình đẳng và biến đổi khí hậu”, ông Macron nói thêm.

Ông Olivier Damette, Giáo sư kinh tế học tại Đại học Lorraine đồng ý rằng Hội nghị thực sự có thể là một bước ngoặt. “Thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng. Nghèo đói và nợ công tăng vọt trong vài năm qua cũng vì đại dịch Covid-19. Ngày càng nhiều quốc gia đang phát triển bên bờ vực vỡ nợ, biến đổi khí hậu ngày càng bộc lộ tác động và có mất niềm tin vào các tổ chức quốc gia và quốc tế”, ông nói. “Nhưng đây là lần đầu tiên, các nhà lãnh đạo thảo luận về tất cả những thách thức khác nhau này cùng một lúc. Các hội nghị thượng đỉnh trước đó thường xử lý các chủ đề một cách riêng biệt”, ông lưu ý.

Lịch sử sẽ trả lời

Tuy nhiên, kết quả hội nghị vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là khi các nước giàu hầu như không tham gia vào các yêu cầu chính của Nam bán cầu về xóa nợ và cấp vốn mới. Các cổ đông lớn của WB như Mỹ nhấn mạnh việc làm cho các tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và kéo dài thời gian cho vay trước khi rót vốn mới. Bất kỳ hoạt động tái cấp vốn nào cũng sẽ có khả năng liên quan đến việc tăng cường đại diện bỏ phiếu cho Trung Quốc, điều mà nhiều nước G7 muốn tránh.

Một số chuyên gia cho rằng thời gian sẽ trả lời về kết quả của Hội nghị. Bà Isabelle Albert nói: “Đây là bước đầu tiên để đi đúng hướng, đây là hội nghị dẫn đường - lịch sử, những tháng và năm tới, sẽ cho biết liệu chúng ta có thể đạt được một quá trình chuyển đổi net zero hay không”.

Tổng thống Kenya William Ruto đã chia sẻ sự lạc quan thận trọng này. “Chúng tôi muốn có thêm một cuộc trò chuyện khác và chúng tôi rất vui vì cuộc trò chuyện này đã bắt đầu ở Paris”, ông nói trong cuộc họp báo cuối cùng.

Ý kiến bạn đọc

Quốc tế

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.