Bỏ phiếu bất tín nhiệm

Bỏ phiếu bất tín nhiệm là hình thức giám sát hiệu quả nhằm hạn chế nguy cơ lạm quyền của cơ quan hành pháp. Tuy nhiên, hiệu quả của quyền lực này phụ thuộc vào cách thức cơ quan hành pháp được thành lập cũng như tùy thuộc vào mô hình chính thể của từng nước.

Đối với các chính thể đại nghị, vũ khí mạnh nhất của Nghị viện trước cơ quan hành pháp là quyền thay đổi Chính phủ thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm. Việc yêu cầu Chính phủ phải nhận được sự tín nhiệm của Viện Dân biểu là nguyên tắc nền tảng của Hiến pháp (không thành văn) của Anh. Đặc biệt, bỏ phiếu bất tín nhiệm càng quan trọng khi Chính phủ không chiếm đa số trong Hạ viện, hoặc khi có bất đồng trong nội bộ đảng cầm quyền. Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm không cần phải Thượng viện hay Nữ hoàng phê chuẩn. Nếu bị Hạ viện bất tín nhiệm, hoặc Chính phủ Anh sẽ bị lật đổ hoặc Hạ viện có thể bị giải tán để bầu cử một Hạ viện mới, từ đó hình thành nên một Chính phủ mới.

Một số học giả cho rằng, ý nghĩa thực sự của cơ chế này không phải ở chỗ Chính phủ có bị bỏ phiếu bất tín nhiệm hay không, mà ở chỗ, nó buộc nhiệm kỳ Chính phủ phải bảo vệ mình bằng cách giải trình về các chính sách trước chính những Nghị viện, rộng hơn là trước cử tri cả nước. Bởi trên thực tế, khó có thể hy vọng Nghị viện sẽ biểu quyết ủng hộ kiến nghị bất tín nhiệm Chính phủ, vì đảng cầm quyền thường có đa số trong nghị viện, cộng với kỷ luật đảng chặt chẽ ở Anh cho phép đảng vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Một phiên họp của Quốc hội Pháp Nguồn: ITN
Một phiên họp của Quốc hội Pháp

Nguồn: ITN 

Quy định của Hiến pháp Đức về bỏ phiếu bất tín nhiệm là biểu hiện của sự cân bằng quyền lực chính trị giữa Chính phủ và Nghị viện. Nó chứng minh trước hết sự lệ thuộc của Chính phủ vào Nghị viện và khả năng hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bởi đa số ủng hộ Chính phủ ở Nghị viện. Với ý nghĩa này, bỏ phiếu bất tín nhiệm là công cụ giám sát mạnh nhất của Nghị viện. Điểm đặc biệt của quy định này là bất tín nhiệm Thủ tướng hiện hành phải gắn với bầu Thủ tướng mới. Theo Hiến pháp Đức, Hạ viện chỉ có thể thảo luận về bất tín nhiệm đối với Thủ tướng khi Hạ viện thống nhất về người thay thế Thủ tướng hiện hành. Sự ràng buộc này một mặt nhằm bảo đảm vị trí Thủ tướng không bị khuyết, giúp hoạt động của Chính phủ không gián đoạn, duy trì sự ổn định. Nhưng mặt khác, điều này gây khó khăn đối với việc thay đổi Chính phủ trong nhiệm kỳ Nghị viện. Đây được gọi là kiến nghị bỏ phiếu bất nhiệm có tính chất xây dựng.

Quốc hội Pháp có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ. Theo Hiến pháp của Cộng hòa Pháp, toàn thể Quốc hội Pháp (gồm 2 Viện) thiết lập một Tòa án tối cao để xem xét một lý do duy nhất dẫn tới việc bãi nhiệm Tổng thống Pháp. Đó là việc rõ ràng không thực hiện nghĩa vụ dẫn tới không thể tiếp tục đương nhiệm. Việc bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín với tỷ lệ ít nhất 2/3 số phiếu tán thành. Người đứng đầu Chính phủ Pháp có thể bị bãi nhiệm bởi Tổng thống. Ông ta có thể phải từ chức nếu không có sự ủng hộ của Quốc hội qua hình thức bỏ phiếu tín nhiệm. Việc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội Pháp có thể được thực hiện dưới hai hình thức: do Thủ tướng Chính phủ khởi xướng hoặc do các đại biểu Quốc hội khởi xướng bằng hình thức khiển trách (còn gọi là bỏ phiếu bất tín nhiệm).

Trình tự bỏ phiếu tín nhiệm do Thủ tướng Chính phủ khởi xướng được tiến hành như sau: Cá nhân Thủ tướng Chính phủ có thể tuyên bố đưa một chương trình hoặc toàn bộ chính sách của Chính phủ để lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội. Chương trình hoặc toàn bộ các chính sách của Chính phủ sẽ được Quốc hội thảo luận và kết thúc bằng việc bỏ phiếu. Cách thức tiến hành nội dung này được tổ chức theo hướng chia đều thời gian thảo luận cho các nhóm chính trị (không phân biệt số lượng thành viên) và mỗi nhóm sẽ cử ra một người phát ngôn chính thức giải thích về lá phiếu của nhóm mình. Nếu được đa số tuyệt đối trong Quốc hội tán thành, Thủ tướng Chính phủ được coi là đã vượt qua kỳ bỏ phiếu tín nhiệm này. Ở Pháp, Tây Ban Nha cũng như đa số các nước châu Âu, việc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội chủ yếu do Chính phủ khởi xướng.

Hình thức bỏ phiếu bất tín nhiệm được Quốc hội tiến hành do các nghị sĩ khởi xướng. Trình tự tiến hành được thực hiện theo hướng yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm phải được đệ trình bởi ít nhất 1/10 tổng số nghị sĩ. Tuy nhiên, để tránh lạm dụng hình thức này, pháp luật quy định mỗi nghị sĩ chỉ được ký vào nhiều nhất là ba yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm trong một phiên họp thường kỳ và một yêu cầu trong một phiên họp bất thường. Ở Pháp, rất dễ để có thể thu thập được chữ ký của 1/10 số lượng nghị sĩ do họ sinh hoạt theo các đảng phái chính trị và yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng Chính phủ là yêu cầu của cả đảng đó. Việc thảo luận trước khi bỏ phiếu bất tín nhiệm cũng là yêu cầu bắt buộc và được tiến hành tương tự như hình thức bỏ phiếu tín nhiệm do Thủ tướng Chính phủ khởi xướng. Quốc hội Pháp cũng đề ra cơ chế để hỗ trợ Chính phủ trong việc bỏ phiếu bất tín nhiệm: thứ nhất, việc bỏ phiếu bất tín nhiệm chỉ được diễn ra 48 giờ sau khi kết thúc thảo luận tại Quốc hội; thứ hai, chỉ có những đại biểu ủng hộ việc bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Chính phủ tham gia bỏ phiếu và Thủ tướng Chính phủ chỉ được coi là bị bất tín nhiệm khi đa số tuyệt đối thành viên Quốc hội tán thành.

Nghị viện thế giới

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025
Quốc tế

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025

Các tổ chức tài chính của Singapore sẽ phải triển khai tính năng phát hiện gian lận theo thời gian thực để kịp thời ngăn chặn nguy cơ tài khoản của khách hàng bị lừa đảo rút tiền, bắt đầu từ giữa năm 2025. Đây là khuyến nghị quan trọng đã được bổ sung vào Khung trách nhiệm chung (SRF), ​​được Cơ quan Tiền tệ Singapore triển khai vào ngày 16.12.2024, sau quá trình tham vấn công khai kéo dài hai tháng.

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân
Nghị viện thế giới

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân

Ngày 7.1.2025, Quốc hội Singapore đã thông qua luật mới với các biện pháp chưa từng có để bảo vệ nạn nhân của lừa đảo trực tuyến. Động thái pháp lý này đưa Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trao quyền cho cảnh sát có thể kiểm soát tài khoản ngân hàng cá nhân nhằm sớm ngăn chặn hành vi lừa đảo trực tuyến.

Nguồn: caixinglobal.com
Quốc tế

Chế độ giám sát nghiêm ngặt với chế tài mạnh mẽ

Ngành năng lượng, với vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi một nền tảng pháp lý vững chắc. Luật Năng lượng Trung Quốc ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó, với trọng tâm là các quy định về giám sát và trách nhiệm pháp lý. Những quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn thúc đẩy tính minh bạch và bảo đảm việc tuân thủ trong toàn ngành.

Nguồn: China Daily
Quốc tế

Xây dựng hệ sinh thái đổi mới về năng lượng

Trước áp lực biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng tăng cao, Trung Quốc coi đổi mới công nghệ năng lượng là chìa khóa cho phát triển bền vững. Việc thúc đẩy công nghệ tiên tiến không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng truyền thống mà còn mở rộng tiềm năng cho năng lượng tái tạo, góp phần cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Nguồn: jingsun-power.com
Quốc tế

Nền tảng pháp lý cho phát triển bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh

Luật Năng lượng đầu tiên của Trung Quốc sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, được kỳ vọng tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển năng lượng bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh. Trước đó, vào ngày 8.11.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060, đồng thời thể hiện chiến lược và định hướng chính sách năng lượng của quốc gia.

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025
Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025

Trong năm 2025 và có thể là nhiều năm tiếp theo, kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là thách thức dai dẳng nhất của thế giới, ảnh hưởng tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều được dự báo sẽ tăng trưởng dưới 3%/năm - ngưỡng cần thiết tối thiểu để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ (25 năm). Các nền kinh tế mới nổi tiêu biểu như Brazil, Argentina và Nam Phi cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm chạp trong thập kỷ tới.

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch
Quốc tế

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch

Trong những năm gần đây, Quốc hội Malaysia đã thực hiện hành trình đầy tham vọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới Quốc hội. Quá trình chuyển đổi này không đơn thuần là áp dụng các công nghệ mới mà còn đại diện cho một cuộc đại tu chiến lược nhằm hướng tới hiện đại hóa các quy trình lập pháp và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan lập pháp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một môi trường chính trị năng động và một xã hội ngày càng số hóa.

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Nguồn: The Independent
Quốc tế

Sẽ có những thay đổi bước ngoặt

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường, vừa được trình lên Nghị viện Vương quốc Anh tháng 12.2024, là bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống giáo dục và bảo vệ trẻ em tại xứ sở sương mù, nhằm bảo đảm mọi trẻ em đều nhận được nền giáo dục chất lượng, an toàn và được bảo vệ tối đa, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Nguyên nhân và hệ quả chính trị
Nghị viện thế giới

Nguyên nhân và hệ quả chính trị

Chiều ngày 14.12, phe đối lập Hàn Quốc đã thành công thúc đẩy Quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, đưa ông trở thành vị tổng thống thứ ba bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Kiến nghị luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận, 85 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 8 phiếu không hợp lệ trong tổng số 300 phiếu. Như vậy có tới 13 nghị sĩ đảng cầm quyền bỏ phiếu chống lại Tổng thống Yoon. Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của đất nước.

Để không ai đứng trên luật pháp
Nghị viện thế giới

Để không ai đứng trên luật pháp

Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia theo mô hình chính thể tổng thống quy định về thủ tục luận tội người đứng đầu. Cùng với Mỹ, quy định này trong Hiến pháp Hàn Quốc nhằm bảo đảm không có cá nhân nào đứng trên luật pháp và mọi quan chức đều phải tuân theo pháp quyền. Tuy nhiên, thủ tục luận tội Tổng thống cần thông qua ba bước khá ngặt nghèo. Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm bảo đảm các phe phái không lợi dụng quy trình luận tội để phục vụ những mục đích chính trị.

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.