Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022

Sáng 6.12, tại Hà Nội, Báo Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022.

Hai năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, nhiều hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình bị hủy bỏ, đình trệ. Hoạt động thường niên bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức cũng tạm thời gián đoạn. 

Theo Phó Tổng Biên tập Báo Văn hóa, Trưởng ban Tổ chức Phan Thanh Nam, năm 2022, nhằm tiếp nối hoạt động thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Báo Văn hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao, tiêu biểu trong năm. 

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022 -0
Họp báo bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022

Trên cơ sở hồ sơ đề cử từ các đơn vị, Ban tổ chức đã lựa chọn 15 sự kiện tiêu biểu để tổ chức hoạt động bình chọn với sự tham gia của đại diện phóng viên cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương, nhằm lựa chọn ra 10 sự kiện tiêu biểu nhất trong năm 2022, thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.

Danh sách 15 sự kiện được giới thiệu và bình chọn gồm: 

Lĩnh vực văn hóa: 1. Triển khai thực hiện kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; 2. Quốc hội thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi) năm 2022; 3. Đàm phán thành công việc hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo"; 4. Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp; 5. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI; 6. Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch kỷ niệm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào; 7. Di sản tư liệu "Bia ma nhai Ngũ Hành Sơn" và "Hệ thống văn bản làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689 - 1943) được ghi vào Danh mục di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022 -0
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI được đề cử 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022 - Ảnh: Khiếu Minh

Lĩnh vực thể thao: 1. Tổ chức và thi đấu thành công tại SEA Games 31; 2. Lần đầu tiên Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tham dự Wold Cup 2023; 3. Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX; 4. Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam thi đấu vượt chỉ tiêu tại ASEAN Para Games 2022.

Lĩnh vực du lịch: 1. Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15.3.2022; 2. Du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ, đạt 110 triệu lượt khách năm 2022; 3. Quảng bá, xúc tiến du lịch qua Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc.

Lĩnh vực gia đình: Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) năm 2022.

Hoạt động bình chọn được tổ chức dưới hai hình thức: Tổ chức bình chọn trực tiếp ngày 6.12, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với sự tham gia của đại diện phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương; Tổ chức bình chọn qua mạng tại địa chỉ: http://sukienvhttdl.bvhttdl.gov.vn/. Thời gian bình chọn trong 3 ngày: 8h30 ngày 6.12  - 17h ngày 9.12.

Văn hóa

Tác phẩm "Gióng" của Nguyễn Tư Nghiêm - Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Người nối mạch nguồn cội với đương đại

Thuần thục các thủ pháp tạo hình châu Âu, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã sớm quay về với nguồn cội, lấy cảm hứng sáng tạo từ văn hóa dân gian và khéo léo kết hợp với kỹ thuật hiện đại để tạo nên một phong cách độc đáo. Điều đó khiến ông trở thành một biệt lệ trong các danh họa Việt Nam cùng thời và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ họa sĩ.

Chương trình tôn vinh nét đặc sắc của văn hóa cố đô Huế
Văn hóa

Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô

Đêm nhạc Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô , với sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống, sẽ diễn ra vào tối 19 - 20.10, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế.

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô
Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô

Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Xưa thuộc thôn Đông Thành Thị tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay Đình tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.