Bệnh viện tuyến huyện tự tin làm chủ kỹ thuật cao

Trung tâm Đột Quỵ Bệnh viện Bạch Mai và các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ y tế tỉnh Hà Giang.
Trung tâm Đột Quỵ Bệnh viện Bạch Mai và các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ y tế tỉnh Hà Giang.

Thực hiện hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về việc “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” tại tỉnh Hà Giang, những trái ngọt bắt đầu được thu hoạch, mang tới bước tiến vượt bậc đối với y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình.

Tháng 8.2024, Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình, Hà Giang tiếp nhận bệnh nhân nam, 78 tuổi, nhập viện vì liệt nửa người trái, nói khó, tiếp xúc chậm, liệt mặt bên trái. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biết bệnh nhân đã từng bị nhồi máu não vào tháng 5.2022. Ngay khi tiếp nhận và đánh giá các chỉ số lâm sàng, kíp trực bước đầu nhận định bệnh nhân bị đột quỵ trong giờ thứ nhất. Bệnh nhân ngay lập tức được chụp Cắt lớp vi tính sọ não để xác định. Kết quả CT cho thấy, chẩn đoán ban đầu hoàn toàn đúng.

Với những kiến thức đã được đào tạo, chuyển giao, bác sĩ CKI. Vũ Thị Mị nhận định, đây là ca đột quỵ nhồi máu não đến viện trong giờ vàng. Bệnh nhân đủ điều kiện để sử dụng thuốc tiêu sợi huyết cấp cứu. Bác sĩ Vũ Thị Mị cũng xin ý kiến hội chẩn với bác sĩ của Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đa khoa tỉnh để khẳng định chẩn đoán và tiến hành tiêu sợi huyết cho bệnh nhân.

Trường hợp bệnh nhân này nằm trong số những ca bệnh được phát hiện sớm. Bệnh nhân được gia đình đưa đến bệnh viện trong thời gian vàng, đúng cơ sở y tế có khả năng điều trị tái thông mạch bằng tiêu sợi huyết. Trong suốt thời gian tiếp cận, chẩn đoán và điều trị cho người bệnh, kíp kỹ thuật đều khẩn trương, nhanh chóng, để không làm mất quá nhiều thời gian điều trị cho bệnh nhân. Sự kết nối, tác chiến giữa các bộ phận liên quan được thông suốt, kịp thời.

Vì bệnh nhân đã có ổ nhồi máu cũ nên nguy cơ về biến chứng sau tiêu sợi huyết sẽ cao hơn, trong suốt quá trình tiêu sợi huyết, các y bác sĩ và điều dưỡng đều theo dõi bệnh nhân hết sức sát sao.

th9.jpg
Trung tâm Đột Quỵ Bệnh viện Bạch Mai và các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ y tế tỉnh Hà Giang. Ảnh: Thành Dương

"Từ khi được tham gia đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bác sĩ của bệnh viện đã tự tin làm chủ kỹ thuật và điều trị cho người bệnh. Đây là ca bệnh đầu tiên được sử dụng kỹ thuật tái thông mạch não bằng thuốc tiêu sợi huyết thành công tại bệnh viện, giúp bệnh nhân trở lại sinh hoạt, hòa nhập cộng đồng, tránh được di chứng nặng nề về sau. Thành công của việc điều trị kịp giờ vàng giúp bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, tự đứng dậy đi lại được. Đây là một bước tiến vượt bậc đối với y tế tuyến huyện miền núi" - BSCKII. Hoàng Hải Võ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình khẳng định.

Xuất phát từ thực tế những khó khăn của y tế tuyến cơ sở, từ nhà đến được viện tỉnh đối với những người bệnh ở vùng sâu, vùng xa không may bị mắc đột quỵ thì gần như tất cả các bệnh nhân đều đánh mất giờ vàng để sử dụng thuốc tiêu sợi huyết. Nếu bác sĩ tuyến huyện chưa được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật thì cách nhận định, thái độ xử trí rất dễ làm bệnh nhân mất đi cơ hội được điều trị kịp thời.

Đề án “Nghiên cứu nâng cao năng lực cấp cứu đột quỵ não tại các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang” do Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai phối hợp cùng Sở Khoa học công nghệ và Sở Y tế tỉnh Hà Giang, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang được triển khai.

Sau 3 tháng đào tạo nghiêm túc, các học viên trải qua kỳ đánh giá và thi thực hành vô cùng gắt gao, nghiêm túc. Kết quả 4 kíp của 4 Bệnh viện huyện đã hoàn thành khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ chuyên môn. Sau 2 tháng nỗ lực đăng ký làm dịch vụ kỹ thuật mới, dự trù thuốc tiêu sợi huyết, tập huấn cho nhân viên y tế của Bệnh viện và Trung tâm Y tế huyện, truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân. Bệnh viện Đa khoa Quang Bình đã được Sở Y tế tỉnh Hà Giang phê duyệt dịch vụ kỹ thuật này và đã lĩnh được thuốc về khoa để sẵn sàng triển khai.

Tính từ thời điểm kết thúc đào tạo, 4 tháng sau, Bệnh viện Đa khoa Quang Bình đã làm chủ được kỹ thuật tái thông mạch não bằng thuốc tiêu sợi huyết và triển khai thành công trên bệnh nhân đầu tiên vào ngày 1.8. Kỹ thuật diễn ra an toàn, thuận lợi, đạt kết quả ngoài sự mong đợi của tất cả mọi người.

Quang Bình là huyện miền núi phía Tây Nam tỉnh Hà Giang, mật độ dân cư thưa thớt, đường sá đi lại khó khăn, người dân Quang Bình muốn đến Bệnh viện huyện khám có thể mất nửa ngày. Bệnh viện Đa khoatuyến huyện ở Hà Giang triển khai thành công kỹ thuật khai thông mạch não bằng thuốc tiêu sợi huyết chính là thành tựu to lớn của chuyên ngành đột quỵ nói chung, của Ban chủ nhiệm đề tài nói riêng, đánh dấu bước phát triển sâu rộng của Hệ thống mạng lưới cơ sở điều trị đột quỵ.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.