Bàn giải pháp phát triển kinh tế tập thể đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 20.12, tại Thái Nguyên, Liên minh Hợp tác xã 28 tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong giai đoạn 2021 - 2023, Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện bám sát Nghị quyết Đại hội Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Việc triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Xây dựng nông thôn mới; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Giảm nghèo bền vững đã giúp khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã có nhiều chuyển biến tích cực.

Bàn giải pháp phát triển kinh tế tập thể đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi -0
Công tác phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vẫn tồn tại nhiều khó khăn

Tại 28 tỉnh, thành phố có khoảng 3.000 hợp tác xã, gần 5.000 tổ hợp tác, 19 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;  góp phần tạo việc làm cho hơn 150.000 lao động với mức thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, khoảng 600 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất kinh doanh và gần 500 đơn vị áp dụng sản xuất theo chuỗi giá trị.

Tính đến thời điểm hiện tại, các tỉnh, thành phố đã có hơn 900 hợp tác xã hoạt động hiệu quả thuộc các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao và gần 4.700 chủ thể OCOP đạt 3 sao trở lên. Trong đó, có 38,3% là hợp tác xã, 26,1% là doanh nghiệp và 33,3% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác. Điều này, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, hội nhập miền núi với sự phát triển của cả nước.

Theo đánh giá, công tác phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn tồn tại khó khăn. Trong đó, hiệu quả hoạt động của một số hợp tác xã còn thấp, chưa có sức lan toả, chưa tạo sự gắn kết giữa thành viên với người dân; ngành nghề kinh doanh không đa dạng, sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao, khó tiêu thụ, sản phẩm chưa được đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Ngoài ra, phần lớn các hợp tác xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có quy mô nhỏ, số lượng thành viên ít, hoạt động chủ yếu ở khâu dịch vụ đầu vào, chưa làm tốt khâu đầu ra.

Đặc biệt, việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia ở những huyện nghèo còn khó khăn do địa hình phức tạp, năng lực thực thi còn hạn chế, nhiều dự án mới nên đòi hỏi thời gian chuẩn bị dài ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Bên cạnh đó, kết quả giảm nghèo chưa mang tính bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh tương đối lớn so với tổng số hộ thoát nghèo;…

Bàn giải pháp phát triển kinh tế tập thể vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong năm 2024, hầu hết các đại biểu thống nhất, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về bản chất, vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thành viên và người lao động. Đồng thời, tích cực vận động phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo hướng đa ngành nghề; chủ động và tích cực phối hợp với Sở, ban, ngành, địa phương trong việc thực hiện và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…