Hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Bài cuối: Củng cố địa vị pháp lý cho cơ quan thuế

Trong bối cảnh thất thu thuế từ thương mại điện tử rất lớn, ngành thuế đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, lấy công nghệ thông tin làm nòng cốt và từng bước hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Theo các chuyên gia, cần sửa đổi quy định pháp luật, trong đó xem xét củng cố địa vị pháp lý cho cơ quan thuế.

Không để giao dịch nằm ngoài kiểm soát cơ quan thuế

Với quyết tâm không để giao dịch thương mại điện tử nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan thuế, trên thực tế, ngành thuế đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

Bài cuối: Củng cố địa vị pháp lý cho cơ quan thuế -0
Một số địa phương đã xây dựng Đề án về chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến

Về phía Tổng cục Thuế, thời gian qua đã từng bước hiện đại hóa công tác quản lý để hỗ trợ nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế theo hình thức điện tử tại Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế tiếp tục nghiên cứu xây dựng giải pháp kỹ thuật, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để kết nối, lưu trữ thông tin từ các sàn giao dịch thương mại điện tử và thông tin từ các cơ quan nhà nước có liên quan để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý thuế đối với thương mại điện tử.

Đáng chú ý, theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế), trên cơ sở dữ liệu về tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử, cơ quan thuế sẽ phân tích rủi ro, trong đó có áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp vượt ngưỡng rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý thuế theo rủi ro đối với hoạt động này.

Về phía các địa phương cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu về thuế để thống nhất, chia sẻ và kết nối thông tin; đẩy mạnh điện tử hóa ở tất cả các khâu quản lý thuế; thậm chí là xây dựng Đề án về chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến…

Bài cuối: Củng cố địa vị pháp lý cho cơ quan thuế -0
Cán bộ Chi cục Thuế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh xét duyệt hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp, người dân

Tại TP. Hồ Chí Minh hiện có gần 20.500 website thương mại điện tử bán hàng, hơn 570 website cung cấp trang thương mại điện tử. Thành phố cũng có 35,7% số doanh nghiệp đã xây dựng website độc lập với các tính năng đa dạng, cho phép người tiêu dùng đặt hàng và thanh toán trực tuyến. Đại diện Cục Thuế thành phố đã kiến nghị UBND thành phố nhiều giải pháp siết chặt hơn nữa các luồng hàng thông qua các sàn thương mại điện tử và việc thanh toán không dùng tiền mặt; có quy định đối với việc mua bán trên sàn thương mại điện tử phải thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát dòng tiền cũng như bảo đảm thực hiện các việc liên quan đến nghĩa vụ thuế.

Còn tại Lâm Đồng, UBND tỉnh mới đây đã có chỉ thị về triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại điện tử. Trong đó, yêu cầu Cục Thuế phối hợp với các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán để thu thập các thông tin doanh nghiệp, thu thập thông tin, dữ liệu dòng tiền giao dịch qua tài khoản của các tổ chức trong nước với các công ty nước ngoài sở hữu, vận hành trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Google, Youtube... Triển khai nghiên cứu khai thác thông tin trên cơ sở dữ liệu quản lý thuế để thanh lọc danh sách các đơn vị liên quan kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, đề nghị cung cấp thông tin phục vụ quản lý thuế; đồng thời nhận diện 5 nhóm kinh doanh thương mại điện tử để triển khai các biện pháp quản lý thuế…

Tương tự, tỉnh Quảng Ninhcũng rà soát, phân loại, cập nhật thông tin các doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động kinh doanh, phát sinh thu nhập từ thương mại điện tử. Tỉnh cũng xác định đẩy nhanh triển khai các đề án hiện đại hóa của ngành thuế như: hóa đơn điện tử; giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, đặc biệt là đăng ký, khai, nộp, hoàn thuế điện tử của cá nhân được triển khai rộng rãi, đồng bộ với dữ liệu dân cư và Cổng Dịch vụ công quốc gia, sử dụng tiện lợi trên mạng internet qua ứng dụng thuế điện tử và eTax Mobile dùng trên thiết bị di động; đẩy mạnh các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, mặc dù thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử rất gian nan nhưng Bộ sẽ cố gắng, tiếp tục thực hiện kê khai; xây dựng cổng quy định mức thu và thông báo, vận động, giải thích để cho các sàn thương mại điện tử và các ông chủ công nghệ phải đăng ký nộp thuế. Bộ cũng đang nghiên cứu và tìm phương án tối ưu để thực hiện được vấn đề thu thuế trên sàn thương mại điện tử.

Xem xét lập trung tâm phòng chống trốn lậu thuế công nghệ cao

Đề án Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam được Bộ Tài chính phê duyệt mới đây đã xác định rõ lộ trình đến năm 2025. Theo đó, một mặt sẽ tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; hiện đại hoá công tác quản lý thuế; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan; thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động thương mại điện tử… Mặt khác, ngành thuế sẽ nghiên cứu xây dựng chính sách thuế đối với dịch vụ số xuyên biên giới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật thuế, pháp luật chuyên ngành liên quan để đáp ứng quản lý đối với thương mại điện tử nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đồng tình với các giải pháp mà Đề án đưa ra, các chuyên gia cho rằng, việc hoàn thiện hành lang pháp lý là yếu tố then chốt để công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử hiệu quả.

Bài cuối: Củng cố địa vị pháp lý cho cơ quan thuế -0
Nhiều chuyên gia đề nghị có chế tài phạt nặng buộc các nền tảng kinh doanh thương mại điện tử trong nước nói riêng và nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật

Trên thực tế, việc đánh thuế trực thu đối với các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook, YouTube, Netflix… là không dễ dàng. TS. Nguyễn Ngọc Tú, Trường Đại học Kinh doanh - Công nghệ Hà Nội đề nghị cần bổ sung kinh doanh thương mại điện tử vào danh mục đăng ký kinh doanh; phân định rạch ròi hộ kinh doanh khoán thuế truyền thống nộp thuế riêng với thuế thương mại điện tử, không lẫn lộn giữa thuế truyền thống và thương mại điện tử tạo sự minh bạch dễ thực hiện; liên kết với nước thứ ba để quản lý thuế…. Ngoài ra, cần có chế tài phạt nặng buộc các nền tảng kinh doanh thương mại điện tử trong nước nói riêng và nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật.

PGS.TS Lê Xuân Trường, Học viện Tài chính bổ sung, cần sửa đổi quy định pháp luật về kê khai, nộp thuế; phát triển hệ thống tính thuế tự động gắn với không gian và thời gian thực của giao dịch trong nền kinh tế số. Đồng thời, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng chính sách thuế đối với dịch vụ số xuyên biên giới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật thuế, pháp luật chuyên ngành liên quan để đáp ứng quản lý đối với thương mại điện tử trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển như vũ bão hiện nay.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, cần nghiên cứu thành lập trung tâm phòng chống trốn lậu thuế công nghệ cao thuộc Tổng cục Thuế để phục vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế là tổ chức ở nước ngoài có giao dịch xuyên biên giới, cá nhân có thu nhập cao, các giao dịch không bằng tiền mặt (qua ngân hàng, tổ chức thanh toán trung gian, thanh toán ngang hàng, tiền ảo...).

Một vấn đề được chuyên gia chỉ ra là cần xem xét củng cố địa vị pháp lý cho cơ quan thuế, theo hướng cho phép Tổng cục Thuế có chức năng điều tra. Theo quy định hiện hành, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm: Bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, cảnh sát biển, kiểm ngư, công an nhân dân, quân đội nhân dân. Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tế hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số diễn ra khá sôi động, cần đặt ra chức năng này cho cơ quan thuế. Vấn đề này cần được nghiên cứu thấu đáo để góp phần hữu hiệu cho quản lý thuế trong nền kinh tế số.

Thực tế cho thấy, để quản lý thuế hiệu quả không chỉ là công việc riêng của ngành thuế mà cần sự vào cuộc của các bên liên quan. Do vậy, cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành xác định nhân thân của người nộp thuế.

Cùng với đó, vai trò của ngành ngân hàng cũng cần được phát huy. Việc bổ sung quy định bất kỳ khoản thanh toán nào cho các doanh nghiệp thương mại điện tử đều phải được thực hiện qua tài khoản ngân hàng thương mại, hoặc tài khoản thanh toán trung gian đã đăng ký trước với cơ quan thuế được xem là biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm việc thu thuế công bằng, hiệu quả đối với hoạt động trên môi trường thương mại điện tử xuyên biên giới.

Tựu trung, trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ hiện nay, việc cụ thể hóa yêu cầu của Quốc hội về hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử buộc Bộ Tài chính cần đẩy nhanh, đẩy mạnh hơn quá trình này. Đây là cơ sở quan trọng để lấp lỗ hổng, tránh thất thu cho ngân sách cũng như bảo đảm bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ thuế, đồng thời tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân! 

Thị trường

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn
Thị trường

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn

Ngày 9.11.2024, tại tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra lễ quay thưởng đợt 3 - cũng là đợt cuối khép lại chương trình tri ân lớn nhất năm “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ.

3 giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 144 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm thành lập Tập đoàn Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.