Đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chỉ thị nêu rõ: thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, kịp thời của Chính phủ, công tác phòng, chống lãng phí đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đạt và vượt hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội qua các nhiệm kỳ, kể cả trong bối cảnh có những thách thức chưa từng có tiền lệ như dịch bệnh, thiên tai; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy công tác phòng, chống lãng phí trên nhiều lĩnh vực vẫn còn tồn tại, hạn chế, điển hình là cơ chế phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công còn bất cập, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực của nhà nước; việc quản lý, sử dụng tài sản công còn nhiều hạn chế; cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa được khắc phục kịp thời; thị trường lao động phát triển chậm, chính sách lao động, tiền lương, an sinh xã hội chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập trong thực thi; thu hút và trọng dụng nhân tài chưa hiệu quả, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống lãng phí, góp phần khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.

Thống nhất nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng, chống lãng phí

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương xác định phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi sự tham gia, đóng góp một cách có trách nhiệm của tất cả các bộ, ngành, địa phương.

Công tác phòng, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, có tiến độ, có chỉ tiêu cụ thể, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí và phải được tiến hành thường xuyên. Kế hoạch thực hiện phải đảm bảo 5 rõ (rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ kết quả).

Gắn kết các kết quả từ công tác phòng, chống lãng phí với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030; xác định kết quả thu được từ công tác phòng, chống lãng phí là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bên cạnh các động lực tăng trưởng truyền thống khác.

Tập trung thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống lãng phí. Tích cực thông tin, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt; bám sát thực tiễn, tăng cường cung cấp thông tin góp phần ổn định dư luận xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển.

Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật

Thủ tướng giao Bộ Tài chính xây dựng dự án Luật Tiết kiệm, chống lãng phí để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2025) để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí nhưng không làm mất đi động lực phấn đấu của bộ phận cán bộ dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không vụ lợi.

Đồng thời, khẩn trương tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành để hoàn thiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 3/2025.

Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện các Nghị định quy định chi tiết Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 theo hình thức rút gọn trình Chính phủ trước ngày 31/3/2025 đảm bảo có hiệu lực thi hành cùng với Luật (ngày 1/4/2025) để khơi thông những "điểm nghẽn" trong công tác xây dựng pháp luật.

Thủ tướng giao các bộ, cơ quan trung ương khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 và Pháp lệnh Chi phí tố tụng năm 2024.

Bên cạnh đó, rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước; tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh lãng phí như: quản lý ngân sách nhà nước, tài sản công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; xây dựng; đất đai, tài nguyên (bao gồm cả tài nguyên tái tạo), khoáng sản, năng lượng; tín dụng, ngân hàng; tổ chức bộ máy, quản lý nguồn nhân lực…

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để giảm thiểu lãng phí. Rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo...

Đề xuất cơ chế, chính sách xử lý các dự án lãng phí, kéo dài

Các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương khẩn trương cập nhật, bổ sung đầy đủ các nội dung, thông tin báo cáo theo yêu cầu tại Công điện số 112/CĐ-TTg, Công điện số 13/CĐ-TTg về việc tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/3/2025.

Bộ Tài chính phối hợp với Văn phòng Chính phủ giám sát chặt chẽ, tổng hợp báo cáo định kỳ, kịp thời đề xuất biện pháp xử lý đối với các đơn vị, cá nhân chậm trễ, không nghiêm túc thực hiện. Đối với các dự án còn tồn đọng, dừng thi công kéo dài đã được các bộ, địa phương báo cáo, khẩn trương tổng hợp, phân định làm rõ các nhóm nguyên nhân, phương án xử lý và cấp có thẩm quyền xử lý để giải quyết dứt điểm, sớm đưa vào khai thác, sử dụng các dự án, phát huy hiệu quả đầu tư, không để tiếp tục lãng phí nguồn lực của Nhà nước và nhân dân.

Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ hoàn thành kết luận thanh tra đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tại tỉnh Hà Nam trước ngày 31/3/2025. Đồng thời, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên đề trong một số lĩnh vực quản lý, sử dụng nguồn lực của nền kinh tế, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực có khả năng gây thất thoát, lãng phí lớn để xử lý sai phạm, đồng thời cảnh tỉnh, răn đe mạnh mẽ đối với các bộ, ngành, địa phương khác trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, tài sản công.

Giảm tối đa thủ tục hành chính

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương quán triệt thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, gắn liền với tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc trong giải quyết thủ tục hành chính để giảm tầng nấc trung gian, chấm dứt tình trạng kéo dài thời gian giải quyết qua nhiều cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai, minh bạch, đầy đủ thủ tục hành chính, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.

Đẩy nhanh triển khai các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông, ưu tiên rà soát tái cấu trúc quy trình tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; thực hiện nghiêm việc công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính theo quy định; 100% hồ sơ thủ tục hành chính phải được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và đồng bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đẩy mạnh triển khai Đề án 06 ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương.

Thực hiện quản trị thông minh và chuyển đổi số

Thực hiện quản trị thông minh và chuyển đổi số là giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giúp minh bạch hóa thông tin, giảm thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng các nguồn lực của Nhà nước, đồng thời là công cụ hữu hiệu trong phòng, chống lãng phí ở tất cả các cấp, các ngành.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương cần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) vào công tác quản lý, giám sát; đồng thời, đồng bộ hóa hạ tầng số, liên thông hệ thống dữ liệu giữa các cơ quan để tránh tình trạng mỗi đơn vị vận hành một hệ thống riêng lẻ, dẫn đến phân mảnh dữ liệu, gây khó khăn trong quản lý và khai thác thông tin.

Thủ tướng yêu cầu phải tăng cường cơ chế phối hợp, chia sẻ dữ liệu, xây dựng quy trình xử lý liên thông giữa các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo các vụ việc lãng phí, tiêu cực được phát hiện, xử lý kịp thời. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ giữa các cấp chính quyền để tránh tình trạng lợi ích nhóm, bao che sai phạm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước.

Các cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan điều tra phải phối hợp chặt chẽ, chủ động vào cuộc ngay khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, không để kéo dài, gây lãng phí, bức xúc trong dư luận.

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
Kinh tế

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) Tổng công ty Hàng không Việt Nam và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc – biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan
Kinh tế

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đứng trước thế "lưỡng nan" trong chính sách thuế. Một mặt, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp tăng thu ngân sách và định hướng tiêu dùng. Mặt khác, trước những thách thức từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, việc ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước là rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ nền kinh tế.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Kinh tế

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Sáng 17.4, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn, khai thác bằng máy bay Airbus A321 với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 – đánh dấu cột mốc Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyến bay thương mại tại nhà ga mới này.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.