Bác sĩ khuyến cáo, đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày để giảm bệnh tim mạch

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim Mạch Việt Nam cho biết, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế. Do vậy, cần bộ 10.000 bước chân mỗi ngày để giảm nguy cơ.

Ngày 16.9, Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam kết hợp với Quỹ vì sức khỏe tim mạch Việt Nam, UBND tỉnh Thái Bình, Sở Y tế Thái Bình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động thực tế tại cộng đồng nhằm hưởng ứng ngày tim mạch Thế giới năm nay
Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế

Phát biểu tại chương trình, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim Mạch Việt Nam cho biết, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế.

Nhiều hoạt động cộng đồng hưởng ứng Ngày tim mạch thế giới -0
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim Mạch Việt Nam phát biểu tại chương trình

Mỗi năm, bệnh lý tim mạch bao gồm cả đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu thế giới, cướp đi 19,5 triệu sinh mạng (theo báo cáo về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2022). Tử vong do bệnh tim mạch lớn hơn cộng gộp cả 3 nguyên nhân gây tử vong sau đó gồm ung thư (10 triệu), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (3,97 triệu), đái tháo đường (1,55 triệu).

“Kể cả khi đại dịch Covid-19 xảy ra, theo số liệu năm 2021 thì Covid chỉ là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 3, còn nguyên nhân gây tử hàng đầu vẫn là bệnh tim mạch. Một thực tế đáng lo ngại nữa là tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch lại gia tăng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp (chiếm tới 75%)”, PGS Hùng thông tin.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong.

Theo thống kê của Viện Tim Mạch qua các năm từ 2000 đến năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành tăng khoảng 1% mỗi năm và đã chiếm 25%. Như vậy, cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp.

PGS Hùng nhấn mạnh, tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh. Bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. Song trên thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn nhiều người nghĩ. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào, độ tuổi mới bị mắc cũng ngày càng trẻ hoá.

Người trẻ thường cho rằng họ không có nguy cơ mắc bệnh nên thường chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Đó là gánh nặng lớn cho người bệnh, gia đình cũng như toàn xã hội.

“Ai trong số chúng ta cũng có thể mắc bệnh tim mạch. Và số lượng bệnh sẽ vẫn ngày một tăng. Số lượng chết cũng tăng và gánh nặng bệnh tật cũng như chi phí gia tăng… nếu chúng ta không chủ động phòng ngừa”, PGS Hùng nói và cho hay, các bệnh lý tim mạch chủ yếu có liên quan đến các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm yếu tố về gia đình, chủng tộc, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường…

Đặc biệt, các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống như lười vận động, thói quen có hại, hút thuốc lá, uống rượu quá mức, chế độ ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường, căng thẳng (stress) và có cả sự thiếu hiểu biết hoặc chủ quan trong tiếp cận phòng - chữa bệnh. 

Tuy vậy, kinh nghiệm của các nước phát triển cũng như các thành tựu khoa học cho thấy, hầu hết các bệnh tim mạch có thể phòng ngừa và chữa được một cách chủ động.

“Đây thực sự là tin vui. Nhưng để có được hiệu quả phải là sự nỗ lực không chỉ của riêng các thầy thuốc, các nhân viên y tế mà của toàn thể các cấp Bộ, ban ngành, tổ chức và đặc biệt là của mỗi người chúng ta”, PGS Hùng chia sẻ.

Nhằm tuyên truyền, phổ biến, tác động và khuyến khích mọi người có những hiểu biết về nguy cơ của các bệnh lý tim mạch, cũng như các biện pháp tự chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, từ năm 2000, Liên đoàn Tim mạch Thế giới đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNESCO chọn ngày 29 tháng 9 hàng năm là “Ngày tim mạch Thế giới” với các hoạt động nhằm lan tỏa các thông điệp về nhận thức mối nguy cơ, đẩy mạnh ý thức phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Theo PGS Hùng, những hành động tưởng chừng như rất đơn giản như tuyên truyền, hướng dẫn mọi người không hút thuốc lá, ăn giảm mặn, không ăn nhiều mỡ động vật, hạn chế uống rượu bia, tập vận động thể lực mỗi ngày… có thể giúp chúng ta tránh được ít nhất 80% các ca tử vong sớm do bệnh tim mạch.

“Năm 2012, các nhà lãnh đạo thế giới cam kết tại liên hợp quốc quyết tâm giảm tỷ lệ tử vong toàn cầu do bệnh không lây nhiễm khoảng 25% vào năm 2025. Và ngày Tim mạch Thế giới là ngày kết nối cộng đồng đoàn kết trong cuộc chiến chống bệnh tim mạch và giảm gánh nặng bệnh tật toàn cầu”, ông nói.

Nhiều hoạt động cộng đồng hưởng ứng Ngày tim mạch thế giới -0
Các đại biểu tham dự chương trình

Tự nhận thức và chăm sóc trái tim của mình là cách tốt nhất giảm các biến cố tim mạch

Ngày Tim mạch Thế giới năm 2023 với chủ đề: "Hiểu về Trái tim mình bằng cả trái tim" (Use heart, know heart) là một chiến dịch toàn cầu, trong đó nhấn mạnh mỗi người chúng ta hãy tự nhận thức và chăm sóc chính trái tim của mình là cách tốt nhất để giảm được các biến cố tim mạch. Bởi chỉ khi chúng ta hiểu rõ nhất về chính trái tim của mình, hiểu các nguy cơ tim mạch, hiểu được các biện pháp phòng chữa, chúng ta mới có thể chăm sóc trái tim mình tốt nhất.

Bên cạnh đó, trong cộng đồng nhiều nơi trên thế giới, trong đó có nhiều nơi trong nước ta, những hiểu biết về sức khỏe tim mạch còn hạn chế. Do vậy, chúng ta rất cần sự nỗ lực của chính mỗi cá nhân, nhưng cũng không thể thiếu vai trò của gia đình, cộng đồng và chính phủ trên khắp thế giới tham gia vào các hoạt động để chịu trách nhiệm về sức khỏe tim mạch cho mỗi cá nhân và cho xã hội. 

Thông qua chiến dịch này, Liên đoàn Tim mạch Thế giới liên kết mọi người từ tất cả các nước trong cuộc chiến chống lại gánh nặng bệnh tim mạch và truyền cảm hứng và thúc đẩy hành động quốc tế để khuyến khích vì một trái tim khỏe mạnh trên khắp thế giới. 

Tại Việt Nam, Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam kết hợp với Quỹ vì sức khỏe tim mạch Việt Nam, UBND tỉnh Thái Bình, Sở Y tế Thái Bình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động thực tế tại cộng đồng trong ngày 16.9.

Cụ thể, tổ chức chương trình khám và phát hiện bệnh tim mạch miễn phí cho nhân dân xã Sơn Hà, huyện Thái Thuỵ với hơn 400 người dân được khám và điều trị các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường,... Ngoài ra, chương trình sẽ trao tặng phần quà cho 10 gia đình có công với cách mạng.

Bên cạnh đó, tổ chức chương trình đi bộ cổ động vì sức khoẻ trái tim tại Quảng trường 14 tháng 10, thành phố Thái Bình nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về các yếu tố nguy cơ tim mạch cũng như khuyến khích người dân tăng cường sức khỏe tim mạch thông qua các hoạt động thể chất.

Tham gia đi bộ có khoảng hơn 2.000 người mọi lứa tuổi trong Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, cán bộ công nhân viên chức tại tỉnh Thái Bình, các bạn sinh viên một số trường cao đẳng trong tỉnh.

Nhiều hoạt động cộng đồng hưởng ứng Ngày tim mạch thế giới -0
Nhiều hoạt động cộng đồng hưởng ứng Ngày tim mạch thế giới -0
Chương trình đi bộ cổ động vì sức khoẻ trái tim là một trong những hoạt động được tổ chức để hưởng ứng Ngày tim mạch thế giới

Một hoạt động khác là chương trình toạ đàm "Lắng nghe trái tim bạn" cho người dân với sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ tim mạch đến từ Hội Tim mạch quốc gia Việt Nam và Viện Tim mạch Việt Nam.

Nhằm cập nhật kiến thức y khoa tim mạch cho cán bộ và nhân viên y tế của tỉnh Thái Bình, Hội Tim mạch quốc gia Việt Nam và Viện Tim mạch Việt Nam cũng tổ chức tập huấn cho hơn 150 bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng với các kiến thức mới nhất về bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp.

Lời khuyên của các chuyên gia cho một trái tim khoẻ:

- Kiểm soát cân nặng, giảm cân nặng (nếu thừa cân).

- Không hút thuốc lá, thuốc lào.

- Không ăn nhiều mỡ động vật.

- Không ăn mặn (giảm muối trong khẩu phần ăn) (dưới 6gr muối/ngày)

- Đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày.

- Hạn chế uống rượu bia.

- Tránh lo âu, căng thẳng, nên tự tạo cho mình một cuộc sống thanh thản, vui vẻ.

- Kiểm tra thường xuyên số đo huyết áp của mình. Kiểm tra định kỳ các yếu tố nguy cơ khác (rối loạn đường máu, lipid máu…) để có thể kiểm soát kịp thời các yếu tố nguy cơ đó.

Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh
Sống khỏe

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh

Amway, Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 Nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng Dinh dưỡng. Đây là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thói quen ăn sáng khoa học cho người Việt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Amway Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính
Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...

 Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân
Sức khỏe

Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân

Ban đầu, tổn thương chỉ là một nốt nhỏ không đau, không ngứa và dễ bị nhầm với nốt ruồi lành tính. Bệnh nhân sau đó được xác định mắc ung thư hắc tố da (melanoma) - một dạng ung thư da tiến triển nhanh, dễ di căn và rất nguy hiểm. 

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.