Áp thấp nhiệt đới có thể tác động đến Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

Đó là thông tin được Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đưa ra trong buổi họp sáng ngày 18.10. Dự báo, cũng trong hôm nay và ngày mai 19.10, khu vực trên sẽ có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm… 

Báo cáo của ca trực ngày 18.10, vào lúc 7h sáng, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc, 109,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 240km về phía Tây Tây Bắc, cách đất liền khu vực Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 170km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 5-10km/h.

Áp thấp nhiệt đới có thể tác động Quảng Trị và Thừa Thiên Huế -0
Đại diện Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng báo cáo trong buổi họp sáng 18.10

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc khoảng 10 km/h, có khả năng mạnh lên thành bão với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới là từ 15,0 - 21,0 độ vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 111,5.

Như vậy, hôm nay và ngày mai 19.10, khu vực Quảng Trị và Thừa Thiên Huế sẽ có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm…

Khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng được dự báo có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm. Khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; lượng mưa phổ biến từ 20-60mm, có nơi trên 100mm.

Cảnh báo sẽ có mưa lớn trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 20-21.10. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cấp 2; Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An cấp 1.

Về tình hình lũ, mực nước các sông ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đang ở mức báo động 1,  báo động 2, các sông khác từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi còn dưới mức báo động 1.

Áp thấp nhiệt đới có thể tác động Quảng Trị và Thừa Thiên Huế -0
Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai Phạm Đức Luận chủ trì buổi họp

Cũng trong buổi họp sáng nay, theo báo cáo của đại diện Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h ngày 18.10, Ban chỉ huy các địa phương đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 53.329 phương tiện/226.037 người biết diễn biến, hướng đi của bão để chủ động phòng tránh.

Cụ thể, hoạt động ở khu vực vùng biển Nghệ An đến Quảng Ngãi là 185 tàu/732 người; hoạt động ở khu vực khác và neo đậu tại bến: 53.918 tàu/245.928 người.

Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam hiện đã cấm biển.

Về thiệt hại, theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, lốc xoáy và sóng lớn trên biển trong đêm 16.10, rạng sáng 17.10 đã làm 2 tàu cá/93 lao động của các tàu QNa 90927 TS và QNa 90129 TS bị chìm. Hiện xác định 2 ngư dân đã chết, 13 người mất tích và 78 được cứu vớt. Hiện các lực lượng chức năng đang tích cực triển khai tìm kiếm 13 người còn mất tích.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.