Ấn Độ sẽ “soán ngôi” Trung Quốc về dân số

Theo Fortune, các nhà nhân khẩu học chưa chắc chắn chính xác khi nào Ấn Độ sẽ giành danh hiệu quốc gia đông dân nhất thế giới vì họ đang dựa vào các ước tính để đưa ra dự đoán chính xác nhất. Tuy nhiên, họ biết điều đó sẽ sớm xảy ra, nếu nó chưa xảy ra bây giờ.

Ấn Độ sẽ “soán ngôi” Trung Quốc về dân số -0
 Một góc chợ ở New Delhi, Ấn Độ, tháng 11.2022 ( Nguồn: AP)

Khả năng vượt qua vào giữa tháng 4.2023

Trung Quốc có số dân nhiều nhất trên thế giới ít nhất là từ năm 1950, năm thu thập dữ liệu dân số của Liên Hợp Quốc (LHQ) bắt đầu. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có hơn 1,4 tỷ người và cộng lại họ chiếm hơn 1/3 trong số 8 tỷ người của thế giới.

Ông Bruno Schoumaker, nhà nhân khẩu học tại Đại học Catholique de Louvain ở Bỉ, cho biết: “Thực tế, không có cách nào để chúng ta có thể biết chính xác khi nào Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc”, vì còn một số điều chưa chắc chắn, không chỉ về dân số Ấn Độ mà cả dân số Trung Quốc.

Dẫu vậy, theo các tính toán từ một loạt khảo sát, cũng như hồ sơ sinh và tử, Ấn Độ được dự đoán sẽ vượt qua Trung Quốc vào khoảng giữa tháng 4 này. Cách đây không lâu, người ta không kỳ vọng Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất cho đến cuối thập kỷ này. Nhưng thời gian đã được đẩy nhanh, do tỷ lệ sinh của Trung Quốc giảm, với các gia đình có ít con hơn.

Các nhà nhân khẩu học tại Ban Dân số LHQ đưa ra các ước tính dựa trên dự đoán từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để có được số liệu nhân khẩu học mà họ tin rằng cập nhật nhất. Bà  Sara Hertog, nhân viên phụ trách các vấn đề dân số của LHQ, cho biết lần cập nhật dữ liệu mới nhất được sử dụng cho các tính toán này cho cả Ấn Độ và Trung Quốc là vào tháng 7.2022.

Theo ông Stuart Gietel-Basten, giáo sư tại Đại học Khoa học và công nghệ Khalifa ở Abu Dhabi, các nhà nhân khẩu học sau đó sử dụng kỹ thuật thống kê để suy ra thời điểm dân số Ấn Độ vượt qua dân số Trung Quốc, vì “chúng dựa trên phương pháp luận tương đối chắc chắn và nhất quán”.

Nền tảng số liệu của cả hai quốc gia là các cuộc điều tra dân số, hoặc số lượng đầu người, được tiến hành mỗi thập kỷ. Cuộc điều tra dân số gần đây nhất của Trung Quốc là vào năm 2020. Các nhà nhân khẩu học đã sử dụng hồ sơ sinh và tử, cùng với các dữ liệu hành chính khác, để tính toán dân số đã tăng lên như thế nào kể từ đó.

Ngược lại, cuộc điều tra dân số gần đây nhất của Ấn Độ là vào năm 2011. Cuộc điều tra dân số dự kiến vào năm 2021 đã bị hoãn lại do đại dịch Covid -19. Ông Alok Vajpeyi thuộc Tổ chức Dân số Ấn Độ- một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New Delhi, cho biết, do không có số liệu thực tế từng nhà trong hơn một thập kỷ, các cuộc khảo sát mẫu đã phải lấp đầy khoảng trống để giúp các nhà nhân khẩu học và chính Ấn Độ hiểu được tình trạng dân số của mình. Trong số đó, quan trọng nhất là Hệ thống đăng ký mẫu, cuộc khảo sát nhân khẩu học quy mô lớn của Ấn Độ thu thập dữ liệu về sinh, tử, khả năng sinh sản…

Tại sao dân số Ấn Độ tiến lên phía trước?

Trung Quốc có dân số già với tốc độ tăng trưởng trì trệ ngay cả sau khi Chính phủ 7 năm trước bỏ chính sách một con, và chỉ hai năm trước đây cho phép các cặp vợ chồng có thể có ba con. Trong khi đó, Ấn Độ có dân số trẻ hơn nhiều, tỷ lệ sinh cao hơn và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm trong ba thập kỷ qua.

Ông Dudley Poston, Jr., giáo sư xã hội học danh dự tại Đại học Texas A&M cho biết, Ấn Độ có nhiều trẻ sinh ra hàng năm hơn bất kỳ quốc gia nào khác, trong khi Trung Quốc cùng với nhiều nước châu Âu có số ca tử vong hàng năm cao hơn số ca sinh.

Điều này có nghĩa là, ở Ấn Độ, lực lượng lao động ngày càng tăng và sự tăng trưởng dân số thúc đẩy hoạt động kinh tế. Ngược lại, tại Trung Quốc, số người trong độ tuổi lao động có thể hỗ trợ dân số già trở nên ít hơn.

Ông Toshiko Kaneda, giám đốc kỹ thuật nghiên cứu nhân khẩu học tại Cục Tham khảo dân số ở Washington, cho biết một khi một quốc gia đạt mức sinh thấp, thường rất khó để phục hồi tốc độ tăng dân số, ngay cả khi Chính phủ thay đổi chính sách để khuyến khích sinh đẻ nhiều hơn.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, dân số Trung Quốc đã giảm khoảng 850.000 người xuống còn 1,41175 tỷ người vào cuối năm 2022. Tỷ lệ sinh năm ngoái ở Trung Quốc là 6,77 ca sinh trên 1.000 người, giảm so với tỷ lệ 7,52 ca sinh/1.000 người vào năm 2021 và đánh dấu tỷ lệ sinh thấp nhất được ghi nhận. Các chuyên gia của LHQ dự báo, dân số Trung Quốc sẽ giảm 109 triệu người vào năm 2050, mức giảm gấp 3 lần so với dự báo trước đó vào năm 2019.

Điều ngược lại đang diễn ra ở Ấn Độ, khi Google Trend (xu hướng tìm kiếm trên Google) cho thấy trong năm 2022, số lượt tìm kiếm bình sữa trẻ em tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lượt tìm kiếm giường cũi tăng gần gấp 5 lần. Trong vòng 12 năm qua, dân số Ấn Độ đã tăng thêm 210 triệu người. Còn nếu tính từ năm 1950, dân số nước này đã tăng hơn 1 tỷ người.

Theo dự báo “biến thể trung bình” của LHQ, dân số Ấn Độ sẽ vượt qua 1,5 tỷ người vào cuối thập kỷ này và sẽ tiếp tục tăng chậm cho đến năm 2064, khi đạt đỉnh 1,7 tỷ người. Còn trong kịch bản “biến thể cao”– trong đó tổng tỷ suất sinh ở Ấn Độ được dự đoán cao hơn 0,5 ca sinh/phụ nữ so với kịch bản biến thể trung bình – thì dân số của nước này sẽ vượt 2 tỷ người vào năm 2068. Ngược lại, kịch bản “biến thể thấp” - trong đó tổng tỷ suất sinh được dự đoán thấp hơn 0,5 lần sinh so với kịch bản biến thể trung bình - dự báo dân số Ấn Độ sẽ giảm bắt đầu từ năm 2047 và giảm xuống còn 1 tỷ người vào năm 2100.

Giáo sư S. Brahma Chellaney, chuyên nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách có trụ sở tại New Delhi (Ấn Độ) cho biết, Ấn Độ là một trong những quốc gia có dân số trẻ nhất thế giới. Hiện 40% dân số Ấn Độ dưới 25 tuổi và trên toàn cầu, cứ 5 người dưới 25 tuổi thì có một người là người Ấn Độ, theo ước tính của LHQ.

Độ tuổi trung bình của Ấn Độ là 28 trái ngược với 38 ở Mỹ và 39 ở Trung Quốc, hai quốc gia đông dân cũng có tỷ lệ già hóa cao hơn. Ở Ấn Độ, những người trên 65 tuổi chiếm 7% dân số, so với 14% ở Trung Quốc và 18% ở Mỹ. Con số này sẽ vẫn dưới 20% ở Ấn Độ cho đến năm 2063 và sẽ không đạt 30% cho đến năm 2100.

Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.