Bộ Y tế thu hồi văn bản danh mục 12 loại thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid-19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa có quyết định thu hồi công văn này do có một số nội dung chưa phù hợp.

Bộ Y tế vừa có quyết định gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bệnh viện y học cổ truyền Bộ, ngành; Bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố; Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa các tỉnh, thành phố; Các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền (Sau đây gọi là đơn vị) về việc thu hồi công văn số 5944. 

Ngày 24.7.2021, Bộ Y tế ban hành Công văn số 5944/BYT - YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid- 19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid- 19. Tuy nhiên, do có một số nội dung chưa phù hợp nên Bộ Y tế thu hồi công văn này. Bộ Y tế thông báo để các đơn vị biết và thực hiện.

Trước đó, trong công văn số 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu, Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 cho F0 nhẹ, không triệu chứng, các y, bác sĩ tuyến đầu và các đối tượng cách ly F1.

1. Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an);

2. Viên nang Kovir (Công ty Cổ phần Sao Thái Dương);

3. Bạch địa căn (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an);

4. Siro Viêm họng (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an);

5. Siro Dưỡng âm bổ phế (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an);

6. Siro Ngân kiều (Viện YHCT Quân đội - Bộ Quốc phòng);

7. Hạnh tô (Bệnh viện YHCT Trung ương);

8. Vệ khí khang (Viện YHCT Quân đội - Bộ Quốc phòng);

9. Hoạt huyết Nhất Nhất (Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất);

10. Viên nang Imboot;

11. Xuyên tâm liên;

12. Viên nang Nasagast – KG

Bộ Y tế cũng đưa ra một số danh mục sản phẩm khác như: Sản phẩm sát khuẩn; thuốc xịt họng; các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe, đi kèm với hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, thành phần, công dụng… của các sản phẩm này.

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tổ chức bào chế, sản xuất thuốc cổ truyền, các sản phẩm từ dược liệu nếu đáp ứng các điều kiện chế biến, bảo chế theo quy định.

Đồng thời, xử lý nghiêm theo quy định các tổ chức, cá nhân lợi dụng dịch bệnh vi phạm về quy chế chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh; quảng cáo không đúng nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh doanh, sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, đầu cơ tăng giả dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm sản xuất từ dược liệu.

Bộ Y tế cũng đề nghị các doanh nghiệp không tăng giá dược liệu, thuốc cổ truyền liên quan đến các biện pháp phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19 kèm theo danh mục nói trên. Chi phí chế biến, bảo chế thuốc cổ truyền và chi phí khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền liên quan đến dịch bệnh Covid-19 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tăng cường công tác truyền thông sử dụng thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch phù hợp.

Giáo dục

Dừng dạy thêm, học thêm: Học sinh tìm lại sức mạnh nội tại "tinh thần tự học"
Giáo dục

Dừng dạy thêm, học thêm: Học sinh tìm lại sức mạnh nội tại "tinh thần tự học"

Theo thầy giáo Nguyễn Minh Quý, việc dừng dạy thêm, học thêm trong nhà trường với đại đa số học sinh chính là cơ hội để các em tìm lại sức mạnh nội tại: tinh thần tự học. Học thêm không phải là con đường duy nhất tới với tri thức, tự học mới là kỹ năng quan trọng nhất để chuyển hóa tri thức thành của mình.

Vụ bé gái bị giáo viên đâm tử vong ở Hàn Quốc: Báo động về sức khỏe tâm thần của giáo viên và an toàn trường học
Thế giới 24h

Vụ bé gái bị giáo viên đâm tử vong ở Hàn Quốc: Báo động về sức khỏe tâm thần của giáo viên và an toàn trường học

Cảnh sát đang điều tra vụ án một bé gái bị giáo viên đâm tử vong tại một trường tiểu học ở Daejeon cho biết hôm 11.2, vụ tấn công đã được giáo viên này lên kế hoạch nhưng nghi phạm đã chọn ngẫu nhiên nạn nhân là học sinh cuối cùng rời khỏi trường. Thảm kịch làm dấy lên lo ngại về an toàn trường học cũng như sức khỏe tâm thần của giáo viên.

Những quy định mới về dạy thêm, học thêm có hiệu lực sau ngày 14.2
Giáo dục

Những quy định mới về dạy thêm, học thêm có hiệu lực sau ngày 14.2

Ngày 14.2, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực. Điểm mới trong Thông tư này là giáo viên không được dạy thêm thu phí trong nhà trường; giáo viên trường công chỉ được dạy thêm tại các trung tâm;  Giáo viên trường công không được mở, quản lý, trung tâm dạy thêm...

Bộ GD-ĐT: "Tuyệt đối không để việc ngừng dạy thêm mà buông lỏng việc hỗ trợ học sinh cuối cấp ôn thi"
Giáo dục

Bộ GD-ĐT: "Tuyệt đối không để việc ngừng dạy thêm mà buông lỏng việc hỗ trợ học sinh cuối cấp ôn thi"

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) đề nghị các nhà trường thực hiện đúng trách nhiệm, đặc biệt là việc hướng dẫn, tổ chức cho học sinh cuối cấp ôn thi. Tuyệt đối không để tình trạng ngừng dạy thêm trong nhà trường là buông lỏng việc hỗ trợ học sinh học tập, ôn thi.

Nhiều sinh viên quốc tế đăng ký dự Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025
Giáo dục

Nhiều sinh viên quốc tế đăng ký dự Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, tới thời điểm này dù vẫn chưa chính thức mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025 nhưng Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhận được khá nhiều hồ sơ, trong đó có những hồ sơ của học sinh quốc tế đến từ Nga, Đức, Mông Cổ và nhiều nước châu Á.

Talk show: Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương năm 2025
Tọa đàm - Talkshow

Talk show: Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương năm 2025

Tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thương năm 2025 có gì mới?, đăng ký như thế nào để có cơ hội đỗ cao nhất vào trường?, những thí sinh nào sẽ có lợi thế trong phương án tuyển sinh năm nay?, các thí sinh cần lưu ý điều gì khi lựa chọn ngành học?...  PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương đã giải đáp các vấn đề trên trong Talk show: Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương 2025 do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Đồng Nai: Phê bình nguyên Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cẩm Mỹ do giới thiệu công ty thực phẩm cho các trường mầm non
Giáo dục

Đồng Nai: Phê bình nguyên Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cẩm Mỹ do giới thiệu công ty thực phẩm cho các trường mầm non

UBND huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) xác định, bà Bùi Thị Vinh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện giới thiệu công ty thực phẩm đến nhiều trường mầm non là có gây áp lực cho các trường. UBND huyện đã “nhắc nhở, phê bình rút kinh nghiệm” đối với bà Vinh.

Hà Nội: Nhiều trường tư thục chất lượng cao công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 6
Giáo dục

Hà Nội: Nhiều trường tư thục chất lượng cao công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 6

Vừa qua một loạt trường tư thục tại Hà Nội đã công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 6. Đáng chú ý sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo "bật đèn xanh", một số trường sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực học sinh bằng các hình thức như vấn đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm,..

Kế hoạch đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Giáo dục

Kế hoạch đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 247/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4.5.2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những tin tức giáo dục rất "nóng" tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
Giáo dục

Những tin tức giáo dục rất "nóng" tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Ngành Giáo dục quyết tâm thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW; Đại học Quốc gia Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực; TP. Hồ Chí Minh thành lập 10 trường tiểu học mới; siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm; Bộ GD-ĐT trả lời ý kiến cử tri về điều chỉnh việc dạy tích hợp là tin tức nổi bật tuần qua.

Talk show: Toàn cảnh mới nhất về kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục

Talk show: Toàn cảnh mới nhất về kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2025

Năm 2025, sẽ có gần 100 trường đại học, học viện sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển. Báo Đại biểu Nhân dân đã trao đổi với GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí – Đại học Quốc gia Hà Nội về toàn cảnh kỳ thi Đánh giá năng lực 2025. Mời bạn đọc theo dõi!