Nữ sinh Việt xuất sắc chinh phục ban giám khảo để làm việc tại cơ quan Chính phủ Úc

Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 2001, Hải Dương) tốt nghiệp Trường Đại học Wollongong, Úc với tấm bằng xuất sắc. Nữ sinh thành công chinh phục kỳ tuyển sinh viên sau tốt nghiệp cạnh tranh nhất của Úc và có cơ hội làm việc tại Bộ Kiểm toán của bang New South Wales.

Những ngày còn là học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương), Nguyễn Thùy Linh đã bộc lộ năng khiếu với môn tiếng Anh qua các thành tích tốt như: Đỗ thủ khoa chuyên Anh; Huy chương Đồng kỳ thi Học sinh giỏi các trường chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ năm 2018 và 2019; huy chương Bạc cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE) cấp quốc gia.

z6266064186630-156ad6ddebb5aed035b9c63297dbd4d7.jpg
Nguyễn Thùy Linh (Hải Dương) - Du học sinh tại Trường Đại học Wollongong (Úc)

Năm 2019, nhận được học bổng 50% từ Trường Đại học Wollongong (Úc), Thùy Linh đặt quyết định đi du học, bởi bị thu hút về quy mô, chất lượng đào tạo sinh viên và nghiên cứu khoa học của trường.

Sau 1 năm học các môn nền tảng, trường yêu cầu sinh viên bắt buộc lựa chọn ngành học của mình. Đứng trước vấn đề đó, Thùy Linh phân vân giữa hai câu hỏi "Chọn ngành mình thích?" hay "Chọn ngành có nhiều tiềm năng để phát triển tại thị trường?". Sau khi xin ý kiến bố mẹ và anh chị khóa trên, Linh quyết định học song song ngành Kế toán và Marketing tại Trường Đại học Wollongong. Nữ sinh nhìn nhận đây là lựa chọn đúng đắn, bởi kỹ năng học được từ 2 ngành đều cần thiết cho công việc hiện tại.

z6292543020803-902a1a1decd1cdf5a46278cc0d1aae25.jpg
Thùy Linh đạt Giải thưởng Dean's Merit List, lọt top 5% sinh viên Xuất sắc khoa Kinh doanh và Luật (Ảnh: NVCC)

Trong quá trình học, Thùy Linh liên tiếp đạt Giải thưởng Dean's Merit List, lọt top 5% sinh viên Xuất sắc khoa Kinh doanh và Luật của trường. Đồng thời, nữ sinh đạt GPA 90/100 và tốt nghiệp với tấm bằng Xuất sắc.

Không chỉ vậy, Thùy Linh còn giữ vai trò một nhà lãnh đạo sinh viên (student leader) hướng dẫn các môn về Kế toán của CLB Cable. CLB thường tổ chức các lớp ôn thi cho sinh viên trong khoa vào trước, giữa và cuối kỳ thi; và tư vấn về định hướng học tập cho các bạn mới vào trường.

Tiếp nối thành tích, sau 5 tháng thi cử và 3 vòng phỏng vấn, Thùy Linh vượt qua 70.000 hồ sơ để được chọn vào chương trình New South Wales Government Graduate Program - một trong những chương trình tuyển sinh viên sau tốt nghiệp cạnh tranh nhất ở Úc.

Bằng năng lực của mình, nữ sinh chinh phục hội đồng ban giám khảo và có cơ hội làm việc tại Bộ Biến đổi Khí hậu, Năng lượng, Môi trường và Nước của Úc, hiện tại là Bộ Kiểm toán của bang New South Wales (The Audit Office of New South Wales).

Thùy Linh làm việc tại Bộ Kiểm toán của bang New South Wales (Úc)

Thùy Linh làm việc tại Bộ Kiểm toán của bang New South Wales (Úc)

Thùy Linh gọi đây là "môi trường làm việc trong mơ", không chỉ bởi cơ chế đãi ngộ cao, mà còn bởi nhân viên của Chính phủ chỉ cần làm việc 35 tiếng/tuần, thay vì 38 đến hơn 40 tiếng/tuần như nhân viên văn phòng.

Tuy vậy, một điều hạn chế là Chính phủ Úc thường chỉ nhận những người quốc tịch Úc hay New Zealand. Nên cánh cửa dành cho sinh viên ngoại quốc, đặc biệt là Việt Nam thường rất hẹp.

"Khi nhận tin trúng tuyển, em đã rất vui và hạnh phúc, gần như không tin vào mắt mình. Đối với em, được làm việc tại môi trường này vừa là cơ hội, nhưng cũng đan xen nhiều thách thức", nữ sinh Hải Dương nhìn nhận.

nsw-ggp-2860-5391.jpg
Thùy Linh nhận bằng tốt nghiệp của chương trình New South Wales Government Graduate Program (Ảnh: NVCC)

Trong môi trường toàn các đồng nghiệp người Úc, thử thách lớn nhất đối với Thùy Linh là cố gắng hòa nhập và tự tin trong công việc. Nhiều lúc, nữ du học sinh không tránh khỏi mặc cảm về điểm yếu của bản thân, quên đi điểm mạnh về tư duy, khả năng phân tích, sự chăm chỉ trong công việc.

"Em từng sợ ngữ điệu của mình không hoàn hảo như người Úc. Nhưng em nhận ra, rất nhiều người gốc Ấn, gốc Trung hay Việt giữ chức vụ cao dù phát âm của họ vẫn còn âm sắc ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong công việc, sự hiệu quả, rõ ràng và nội dung lại là 3 yếu tố hàng đầu để đánh giá 1 nhân viên chứ không chỉ tập trung vào ngôn ngữ", Thùy Linh nhìn nhận.

Ngoài việc học, quỹ thời gian của Linh được chia đều cho 4 hoạt động khác, bao gồm việc dạy IELTS, câu lạc bộ học thuật, thể thao và công việc part time.

Với việc dạy IELTS, từ những năm đại học, Linh kết hợp cùng chị gái mở lớp IELTS FROM ZERO. Tới nay, các lớp học online của 2 chị em đã đạt nhiều kết quả tốt trong hành trình giúp các bạn trẻ mất gốc tiếng Anh đạt được 6.5 IELTS.

Với năng khiếu về tiếng Anh, nữ sinh điều hành IELTS FROM ZERO - giúp các bạn trẻ mất gốc đạt 6.5 IELTS (Ảnh: IELTS)

Với năng khiếu về tiếng Anh, nữ sinh điều hành IELTS FROM ZERO - giúp các bạn trẻ mất gốc đạt 6.5 IELTS (Ảnh: IELTS)

Để trau dồi kỹ năng giao tiếp với người bản địa, Thùy Linh chọn thử sức với nhiều công việc làm thêm, ở các vị trí khác nhau. Từ làm Đại sứ cho hãng taxi địa phương tham gia chào đón tân sinh viêc trong các tuần khởi động năm học mới, gia sư, bán quần áo ở Uniqlo, vận động gây quỹ cho các tổ chức về sức khỏe tinh thần hay làm ở các nhà hàng..., từng công việc đều giúp nữ sinh khéo léo hơn trong kỹ năng sống và xử lý tình huống với khách hàng.

Thời gian rảnh, nữ sinh trẻ chọn cách chơi thể thao để cân bằng nhịp độ cuộc sống. Lúc còn là sinh viên Trường Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương), Thùy Linh đã bắt đầu tình yêu với môn cầu lông, khi nhìn thấy các anh chị khóa trên thể hiện các kỹ nghệ điêu luyện và đạt giải Nhất Hội Khỏe Phù Đổng của tỉnh. Chăm chỉ luyện tập, Linh đạt được một số thành tích nhỏ như Nhất đôi nam nữ tỉnh Hải Dương năm 2019, Nhì đôi nữ tỉnh Hải Dương năm 2019, và 2 giải nhất đơn nữ cấp trường.

z6292543034946-302060680cd6c0db72b2793e002f8aef.jpg
Thùy Linh đạt nhiều giải thưởng với bộ môn Cầu lông (Ảnh: NVCC)

Qua Úc, đặc biệt tại Sydney, phong trào cầu lông cũng phát triển rất mạnh. Thùy Linh tham gia CLB Cầu lông và đăng ký tập luyện với các sinh viên Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia để nâng cao trình độ. Nữ sinh mang về các giải thưởng xuất sắc, làm rạng danh du học sinh Việt trên đấu trường thể thao quốc tế như: 1 HCV đôi nam nữ 2021, 1 HCV đôi nữ 2022, 2 HCV đôi nữ năm 2024 và 1 HCB đôi nam nữ 2024.

Nói về dự định tương lai, Thùy Linh đặt mục tiêu nâng cao kiến thức về chính sách công cũng như bộ máy vận hành của các tổ chức nhà nước để tiến xa hơn trong công việc. Cô gái trẻ ấp ủ dự định học lên Thạc sĩ và tập trung phát triển các lớp học IELTS của mình, để tiếp tục kéo gần ngôn ngữ tiếng Anh đến với thế hệ trẻ.

Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước
Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước

Năm 2025, chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" trở lại với chủ đề "Gather new strengths - Hội tụ sức mạnh mới", tiếp tục sứ mệnh kết nối, đổi mới và lan tỏa những giá trị giáo dục tiên tiến, quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước. Hội thảo dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 29 - 30.3 tại Quảng Ninh.

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then
Giáo dục

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then

Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa truyền thống vẫn được phát huy và bảo tồn nhờ những thế hệ trẻ có niềm đam mê với nghệ thuật. Lăng Thùy Linh, sinh viên năm 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những gương mặt tiêu biểu góp phần gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật hát Then và đàn Tính.

Thí sinh tìm hiểu các thông tin tuyển sinh Trường Đại học Phenikaa
Giáo dục

5 thay đổi quan trọng trong quy chế xét tuyển đại học 2025

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, trong tuần tới có thể ban hành quy chế tuyển sinh chính thức, từ đó các cơ sở đào tạo có căn cứ để điều chỉnh, thông báo đề án tuyển sinh năm 2025. Theo đó, Quy chế tuyển sinh năm nay dự kiến có 5 điểm mới, thí sinh đặc biệt lưu ý. 

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực
Giáo dục

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực

Ngày 16.3, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trưởng Ban Tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực cho biết, trong hai ngày qua, một số nhóm luyện thi giả danh thí sinh (dùng tài khoản ảo) “review” đề thi Đánh giá năng lực đợt 501 nhằm quảng bá thu hút thí sinh luyện thi. 

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150
Giáo dục

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150

Trong hai ngày 15 và 16 tháng 3 năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức đợt thi Đánh giá năng lực (HSA -501) đầu tiên kỳ thi của năm 2025. Theo đó, tổng số thí sinh theo danh sách đăng ký dự thi là 11.027, số hoàn thành hồ sơ đúng quy chế đến dự thi 10.958; đạt 99,4% tỉ lệ thí sinh dự thi.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Thông tin Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với một số trường đại học; TP. Hồ Chí Minh tăng 5-10% chỉ tiêu lớp 10 năm 2025; Nhiều trường đại học tăng học phí; Phí giữ chỗ vào lớp 10 trường tư ở Hà Nội lên tới 25 triệu đồng... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật
Giáo dục

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật

So với năm 2024, phương thức tuyển sinh năm nay của Trường Đại học Phenikaa có điểm mới khi bổ sung thêm kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT. Bên cạnh đó, trường cũng điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển cho phù hợp, bổ sung các tổ hợp xét tuyển có môn Tin học hay Khoa học công nghệ.

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp
Giáo dục

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp

Từ tờ mờ sáng, hàng nghìn học sinh và phụ huynh từ khắp các tỉnh, thành phía Bắc đã không ngại vượt trăm cây số đến Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp. Đây là ngày hội quy mô lớn nhất từ trước tới nay với gần 300 khu tư vấn của hơn 100 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân

Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 sáng nay 16.3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ: "Về chọn ngành học, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên đam mê, năng lực của bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội trong tương lai. Hãy chủ động trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, kỹ năng số, tư duy phản biện và tinh thần học tập suốt đời để không ngừng tiến bộ".

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"
Kinh tế - Xã hội

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"

Năm 2025, những ngành học nào đang thu hút sự quan tâm của các thí sinh cũng như có tiềm năng phát triển trong thời gian tới? thí sinh cần làm gì để có thể chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất?, phương án tuyển sinh của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm gì mới?... trong chương trình “Tư vấn tuyển sinh”  của Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giải đáp thắc mắc những vấn đề trên.

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ
Giáo dục

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ

Bước vào kỷ nguyên mới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, gắn với trọng trách phát triển bền vững đất nước.

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”
Giáo dục

Thêm niềm tin cho trường ngoài công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh các cơ cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Là một trong những cơ sở giáo dục dân lập, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục
Giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao.