Dừng dạy thêm, học thêm: Học sinh tìm lại sức mạnh nội tại "tinh thần tự học"

Theo thầy giáo Nguyễn Minh Quý, việc dừng dạy thêm, học thêm trong nhà trường với đại đa số học sinh chính là cơ hội để các em tìm lại sức mạnh nội tại: tinh thần tự học. Học thêm không phải là con đường duy nhất tới với tri thức, tự học mới là kỹ năng quan trọng nhất để chuyển hóa tri thức thành của mình.

Thông tư 29 sẽ chính thức có hiệu lực vào 14.2. Một cánh cửa khép lại, cánh cửa mới sẽ mở ra, trước dấu mốc quan trọng này, thầy giáo Nguyễn Minh Quý đã có những gợi mở cốt lõi cho học sinh, giáo viên trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Hải Phòng về những cơ hội, thách thức và hướng đi sau khi dừng việc dạy thêm trong nhà trường.

Cơ hội tìm lại thói quen tự học

Thầy giáo Nguyễn Minh Quý, hiệu trưởng THPT Mạc Đĩnh Chi, Hải Phòng chia sẻ,

Chỉ trong vài ngày tới, thói quen “học thêm” sẽ phải dừng lại. Chắc chắn có sự hụt hẫng, hoang mang và những khó khăn lớn xuất hiện.

.jpg
Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Hải Phòng (Ảnh: NVCC)

Cuộc đời là một hành trình dài với nhiều thử thách và cơ hội. Trên hành trình ấy, việc học không chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức mà còn là quá trình rèn luyện bản thân. Thầy cô chính là những người đồng hành tận tâm, truyền lửa tri thức và dìu dắt học sinh trên con đường trưởng thành.

Nhưng, những áp lực thi cử, đỗ đạt và kỳ vọng của gia đình đã khiến nhiều bạn phải nhờ thầy cô kèm cặp từ khi còn nhỏ, kết quả học tập cũng dần phụ thuộc vào việc tham gia những buổi học như vậy. Điều này khiến việc tự học không hình thành hoặc nếu có sẽ dần bị lãng quên.

Suốt một quãng thời gian dài, học sinh chới với trong vòng xoáy học trên lớp chính khóa và học thêm. Để các em tiêu hóa bài tập, kiến thức qua mỗi ngày học dường như đã chiếm hết phần thời gian cho việc tự học. Cũng từ đây những năng lực đáng ra phải rất sắc bén ở học sinh đã bị mài mòn, tự học, tự giác, tự chủ và tự tin cứ thế bị đẩy lùi, bởi áp lực từ sự kỳ vọng thành công của gia đình, nhà trường, và chính bản thân các em.

Theo thầy giáo Nguyễn Minh Quý, việc dừng dạy thêm, học thêm trong nhà trường với đại đa số học sinh chính là cơ hội để các em tìm lại sức mạnh nội tại: tinh thần tự học.

Lúc đầu, tìm lại thói quen tự học có thể khó khăn, mệt mỏi và kém hiệu quả. Nhưng làm quen và thuộc dần thì tự học sẽ trở thành một nguồn sức mạnh to lớn, giúp các em vững vàng đối mặt với thử thách và thành công trong tương lai.

z6309462835566-2dbd9a59e873abb035d075880c8e5bdd.jpg
Học thêm không phải là con đường duy nhất tới với tri thức, tự học mới là kỹ năng quan trọng nhất để chuyển hóa tri thức thành của mình

Học thêm không phải là con đường duy nhất tới với tri thức, tự học mới là kỹ năng quan trọng nhất để chuyển hóa tri thức thành của mình. Tự học không chỉ là kỹ năng, mà còn là nền tảng để hình thành ba phẩm chất quan trọng:

Thứ nhất, tự tin – Chìa khóa thành công: Trong các giờ học mọi việc đều được thầy cô chuẩn bị chu đáo. Việc học thêm giúp các em đi theo dòng chảy có sẵn một cách thong thả. Nhưng giờ đây, mỗi em phải tự chèo lái con thuyền của mình. Các em hãy tin mình sẽ có được các nguồn học liệu phù hợp, tự mình sẽ hệ thống hóa kiến thức và tìm được lời giải. Hãy tin vào mình sẽ làm được. Đừng sợ thất bại, vì mỗi lần vấp ngã là một bài học quý giá giúp các em trưởng thành hơn.

Thứ hai, tự giác – Ngọn đèn soi sáng con đường học tập: Tự giác là khi các em không cần ai nhắc nhở vẫn chủ động học tập. Đó là khả năng sắp xếp thời gian, tìm tòi kiến thức mới, làm chủ công nghệ để khai thác kiến thức và kiên trì với mục tiêu. Tự giác không chỉ giúp các em học tốt hơn, mà còn rèn luyện tinh thần trách nhiệm – yếu tố quan trọng để thành công trong cuộc sống.

Thứ ba, tự chủ – Bước vững vàng trong thử thách: Tự chủ giúp các em kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và hành động. Một người biết tự chủ sẽ không bị cuốn theo những ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè hay mạng xã hội. Khi tự học, có thể sẽ buồn ngủ, mệt mỏi, chán nản, nhưng nếu các em biết cách điều chỉnh bản thân, kiên trì với mục tiêu, thành công sẽ đến. Tự chủ sẽ cho chúng ta sự tự lập với ý chí vững vàng. Tự lập cho khả năng giải quyết vấn đề mà không phụ thuộc vào người khác. Nếu trước đây, bài toán khó có thể chờ thầy cô giảng lại trong buổi học thêm, thì giờ đây, các em phải tự tìm cách tháo gỡ. Tự lập giúp các em trưởng thành, vững vàng hơn trên con đường phía trước.

Thầy giáo Nguyễn Minh Quý vỗ về học trò, các em hãy nhớ, dù có khó khăn thế nào, thầy cô vẫn luôn đồng hành, hướng dẫn và giúp đỡ các em khi cần. Nhưng hãy tự tin để vượt qua lo lắng, tự giác và tự chủ để không đánh mất chính mình, và tự lập để ý chí vững vàng.

Các em có thể kết nối, giúp nhau trong học tập. Mỗi cá nhân trong một tập thể chung chí hướng, sẽ như được tiếp thêm sức mạnh, các em sẽ cùng vững vàng. Như vậy, khi các em chinh phục được tinh thần tự học, các em sẽ khám phá được sức mạnh vô hạn của bản thân.

Những người thầy thích nghi và phát triển

Đối với những người đồng nghiệp, những nhà giáo không ngừng trăn trở cách để trao truyền kiến thức cho học sinh, thầy giáo Nguyễn Minh Quý bày tỏ sự đồng cảm và động viên tinh thần.

Theo thầy Quý, không dạy thêm chắc chắn không phải điều dễ dàng. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với cả giáo viên và học sinh.

z6309441212066-8c89cef85ff5f30905861d6463967b99.jpg
Thầy giáo Nguyễn Minh Quý cùng 19 giáo viên của trường tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp cụm, trong đó 10 thầy cô đạt thủ khoa (Ảnh: NVCC)

Khó nhọc vì nhiều học trò chưa có thói quen tự học, cần thời gian để hình thành, khiến việc giảng dạy đôi lúc trở nên áp lực hơn. Khó khăn vì thu nhập của giáo viên bị ảnh hưởng đáng kể.

Trước đây, nhiều thầy cô tận dụng cả thời gian nghỉ ngơi để dạy kèm, vừa giúp học sinh tiến bộ, vừa đảm bảo cuộc sống. Nay, khi dạy thêm không còn là lựa chọn chính, giáo viên buộc phải tìm cách thích nghi với sự thay đổi này.

Tuy nhiên, giáo dục không chỉ gói gọn trong những giờ lên lớp hay những buổi học thêm. Là người truyền đạt tri thức, mỗi giáo viên vẫn luôn tận tâm hỗ trợ học sinh, sẵn sàng giải đáp thắc mắc, đồng hành cùng các em bằng nhiều phương thức linh hoạt hơn. Quan trọng hơn, đây cũng là cơ hội để mỗi giáo viên dành thêm thời gian cho bản thân, chăm sóc gia đình, nâng cao chuyên môn và phát triển nghề nghiệp bền vững hơn.

Dạy học chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, và dạy thêm cũng không phải giải pháp duy nhất để khẳng định tâm huyết với nghề. Chúng ta vẫn có thể tiếp tục là những tấm gương về sự thích nghi và quyết tâm, cùng nhau tạo nên một môi trường giáo dục tích cực, nơi học trò rèn luyện tinh thần tự học và giáo viên có điều kiện để cân bằng cuộc sống.

"Gửi đến các đồng nghiệp của tôi – những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp trồng người – sự thấu hiểu và sẻ chia sâu sắc. Chúng ta không đơn độc trong hành trình này. Hãy cùng nhau vượt qua thách thức, để nghề giáo không chỉ là sự nhẫn nhịn và nhọc nhằn, mà còn là niềm tự hào, sự thanh thản và cao quý" Thầy giáo Nguyễn Minh Quý, hiệu trưởng trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Hải Phòng nhắn nhủ tới các đồng nghiệp trước ngày Thông tư 29 có hiệu lực.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.