Thủ khoa Học viện Ngoại giao viết đơn tham gia nghĩa vụ Công an Nhân dân để thực hiện ước mơ dang dở

Sở hữu bảng thành tích "đẹp như mơ", nhưng Lê Văn Nam (23 tuổi, Hà Nội) đã có quyết định bất ngờ khi từ chối các cơ hội công việc hấp dẫn để viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ Công an Nhân dân.

Tốt nghiệp thủ khoa ngành Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao với điểm GPA 3.86/4 và đạt chứng chỉ IELTS 7.5,...đó là bảng thành tích "đẹp như mơ" của Lê Văn Nam (23 tuổi). Cứ ngỡ với kết quả này, con đường công việc như mở ra trước mắt Nam với nhiều cơ hội hấp dẫn. Tuy vậy, nam sinh đã có quyết định bất ngờ khi chọn gác hết tất cả để lên đường thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc.

z6308929220993-fdc3e40cff170ac90dc122804357c06b.jpg
Lê Văn Nam (23 tuổi) - Thủ khoa Học viện Ngoại giao chụp ảnh cùng gia đình (Ảnh: NVCC)

Viết đơn xin nhập ngũ vì yêu màu áo xanh

Lê Văn Nam lớn lên trong gia đình có hai anh em trai, bố mẹ làm nghề tự do tại Hà Nội. Truyền thống gia đình không có ai theo ngành công an, nhưng từ bé, Nam đã yêu mến hình ảnh người chiến sĩ nghiêm trang trong bộ quân phục, xả thân cống hiến cho đất nước.

Ngày đó, khi các bạn cùng trang lứa đều khao khát trở thành cảnh sát để tham gia những pha đấu võ và truy bắt tội phạm, Nam lại bị cuốn hút bởi sự "đấu trí" của lính an ninh. Từ phong thái chuyên nghiệp, chủ động phòng ngừa và đảm bảo trật tự cuộc sống trên mặt trận an ninh tư tưởng,... đều khiến cậu bé Nam ấn tượng đến kỳ lạ.

"Có những hôm, em bị lôi cuốn vào đọc sách, xem phim trinh thám cả ngày không biết chán. Các nhân vật phản diện và thuyết âm mưu càng làm em yêu và muốn gắn bó với ngành an ninh", Nam tâm sự.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Nam băn khoăn trước quyết định đăng ký vào trường công an. "Lúc đó, em chưa tự tin vào bản thân. Sự cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu cao về điểm số là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định của em. Sợ không đỗ, nên em đành gác lại ước mơ", Nam sinh chia sẻ.

Cơ duyên dẫn lối Nam chuyển hướng thi vào Học viện Ngoại giao, chuyên ngành Luật quốc tế. Tổng điểm ba môn Toán, Lý, Anh của nam sinh đạt 26,25 điểm. Trong 4 năm học, Nam luôn hăng hái và tích cực trong các hoạt động chính khóa lẫn ngoại khóa. Em tốt nghiệp ngành Luật quốc tế vào tháng 7.2024 với bằng thủ khoa và được giám đốc Học viện trao tặng giấy khen.

Lê Văn Nam ngày nhận bằng tốt nghiệp (Ảnh: NVCC)

Lê Văn Nam ngày nhận bằng tốt nghiệp (Ảnh: NVCC)

Để đạt được kết quả này, bí quyết của tân thủ khoa gói gọn trong thái độ "chăm chỉ - tự giác". Xuyên suốt quá trình học tập, Nam đề cao sự nghiêm túc, tính kỷ luật, biết phân bổ thời gian hợp lý và giữ tâm lý thoải mái. Chàng trai trẻ cũng cố gắng linh hoạt, cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sau khi tốt nghiệp, Nam đăng ký thực tập tại Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao. Trong thời gian này, nam sinh được tiếp cận với các quy định của luật pháp quốc tế về tội phạm xuyên biên giới, đặc biệt là Công ước quốc tế về phòng, chống tội phạm mạng. Đồng thời, được cung cấp kiến thức sơ bộ về sự phối hợp của lực lượng Công an trong lĩnh vực này. Từ đó, mong ước trở thành cán bộ Công an, làm việc trong lĩnh vực đối ngoại cứ thế lớn dần trong Nam.

z6308930095199-ca46eff36e6729780cc9eba704735277.jpg
Chàng trai trẻ gác lại mọi cơ hội việc làm hấp dẫn để viết đơn xin nhập ngũ (Ảnh: NVCC)

Cuối năm 2024, khi biết Bộ Công an tuyển công dân thực hiện nghĩa vụ, ước mơ thuở bé thôi thúc Nam hành động. Ban đầu, em khá lo lắng vì gia đình không đồng ý. Không từ bỏ, Nam dành hết nỗ lực trình bày nguyện vọng, và thành công nhận được cái gật đầu từ phụ huynh.

Với sự động viên của gia đình, Nam lập tức viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Hành trình thực hiện ước mơ không dễ dàng với yêu cầu vượt qua ba vòng sơ tuyển. Ngày nhận quyết định, Nam vỡ òa trong hạnh phúc khi giấc mơ bấy lâu đã thành hiện thực. Chàng lính trẻ vội vã chuẩn bị đồ đạc chờ ngày lên đường.

"Lửa thử vàng, gian nan thử sức"

Trong suy nghĩ của Lê Văn Nam, môi trường quân ngũ có nhiều thử thách, cả về thể chất lẫn tinh thần. Các buổi huấn luyện thể lực với cường độ cao yêu cầu người lính phải rèn luyện sức bền. Hay tính kỷ luật nghiêm ngặt đòi hỏi mỗi người phải tuân thủ các quy tắc khắt khe.

"Đây là cơ hội để em rèn luyện bản thân, phát triển ý chí và kỷ luật. "Lửa thử vàng, gian nan thử sức", có khó khăn thì con người mới biết sức mình, trân quý giá trị cuộc sống và trưởng thành hơn. Em có chút háo hức, lo lắng, nhưng cảm giác đó không át được tinh thần quyết tâm thích nghi và hoàn thành tốt nhiệm vụ", Thủ khoa Học viện Ngoại giao khẳng định.

z6308930318426-37cb97625d64ed2019944962f0e69426.jpg
Dù biết đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng Lê Văn Nam vẫn "cháy bỏng" tinh thần hoàn thành tốt nhiệm vụ (Ảnh: NVCC)

Ngày 13.2 tới, Lê Văn Nam chính thức lên đường thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân. Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Nam cho hay đã chuẩn bị đầy đủ hành trang nhập ngũ, cả về thể chất, tinh thần lẫn kiến thức.

Hàng ngày, Nam tập luyện thể lực và rèn luyện sức bền để thích nghi với cường độ huấn luyện. Về tinh thần, em xác định tư tưởng vững vàng, sẵn sàng đối mặt với khó khăn và thử thách, giữ tinh thần kỷ luật và đoàn kết với đồng đội.

Bên cạnh đó, với nền tảng từ ngành Luật quốc tế và kỹ năng ngoại ngữ, Nam tự tin có thể vận dụng kiến thức để hỗ trợ công việc sau này, và học hỏi thêm về nghiệp vụ công an, đặc biệt là lĩnh vực trinh sát an ninh.

Trước ngày đi thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, chàng trai trẻ không quên khắc ghi lời dặn dò của cha: "Tuổi trẻ của con sẽ trở nên thật đẹp và đáng nhớ khi được sống và rèn luyện trong môi trường công an. Con hãy giữ gìn sức khỏe, tu dưỡng đạo đức và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ với Tổ quốc. Cha hy vọng con sẽ thực hiện được ước mơ trở thành chiến sĩ Công an nhân dân chuyên nghiệp".

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.