Những tin tức giáo dục rất "nóng" tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Ngành Giáo dục quyết tâm thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW; Đại học Quốc gia Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực; TP. Hồ Chí Minh thành lập 10 trường tiểu học mới; siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm; Bộ GD-ĐT trả lời ý kiến cử tri về điều chỉnh việc dạy tích hợp là tin tức nổi bật tuần qua.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm

Ngày 7.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 10/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Cụ thể, các địa phương cần chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định. Kịp thời phát hiện, tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng những tấm gương của tập thể, cá nhân tận tụy, tâm huyết, hết lòng vì học sinh. Hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm (Ảnh: Quốc Việt)

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm (Ảnh: Quốc Việt)

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo, đôn đốc các địa phương hướng dẫn các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông; Quy định về dạy thêm, học thêm đã được Bộ GD-ĐT ban hành.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông; Quy định về dạy thêm, học thêm; yêu cầu xử lý nghiêm và công khai các trường hợp sai phạm theo quy định.

Chủ động, thường xuyên rà soát, nắm bắt thông tin để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông; Quy định về dạy thêm, học thêm, bảo đảm phù hợp thực tiễn và đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

Quy định về đạo đức nhà giáo cần thuyết phục hơn

Tại phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 7.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

Đa số Ủy viên Ủy ban Thường vụ cho rằng, việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đã thể hiện đúng tinh thần đổi mới tư duy trong công tác lập pháp, chỉ quy định những nội dung, chính sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội, đã được thực tiễn chứng minh tính ổn định.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo do Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày. Theo đó, dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 9 chương, 46 điều, giảm 4 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ Tám.

Về sự cần thiết ban hành Luật, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo; tuy nhiên, còn có ý kiến băn khoăn, đề nghị làm rõ mục tiêu, căn cứ pháp lý của việc xây dựng luật riêng về nhà giáo.

thi-thanh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đa số Ủy viên Ủy ban Thường vụ cho rằng, việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đã thể hiện đúng tinh thần đổi mới tư duy trong công tác lập pháp, chỉ quy định những nội dung, chính sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội, đã được thực tiễn chứng minh tính ổn định.

Phát biểu kết luận nội dung làm việc, trên tinh thần mong muốn Luật Nhà giáo là luật mẫu mực Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp thu tối đa ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thiết kế vào dự thảo luật. Báo cáo giải trình, tiếp thu cần ngắn gọn lại, những điều đã thống nhất thì chúng ta không nêu lại mà chỉ nêu những vấn đề cần giải trình để tạo sự đồng thuận khi bấm nút thông qua.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật gửi Chính phủ có ý kiến chính thức về các nội dung tiếp thu, chỉnh lý và tiếp cận với các luật đang sửa, trong đó có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện dự thảo luật và các văn bản chi tiết để báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín.

Thực hiện Nghị quyết 57: Cơ hội lớn cho ngành giáo dục phát triển đột phá

Chiều 6.2, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại với địa phương và cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.

imgm2252.jpg
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn

Quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành giáo dục đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển đột phá, chuyển biến mạnh mẽ trong toàn ngành.

Trong đó, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, Nghị quyết 57 là chủ trương, quyết sách mạnh mẽ mang tính cách mạng để phát triển. Hệ thống giáo dục đại học đóng vai trò nòng cốt trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngày 9.1.2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57. Theo đó, Bộ GD-ĐT đang xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, hiện thực hóa mục tiêu đưa khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu.

Giáo dục đại học hiện có gần 90.000 người là giảng viên và hơn 2 triệu sinh viên. Thứ trưởng nhìn nhận, đây là đội ngũ phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ.

Thực hiện Nghị quyết 57, ngành Giáo dục xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như: hoàn thiện thể chế, chính sách, rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn”; trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học; nâng cao năng lực hệ thống và hiệu quả quản lý nhà nước, tối ưu hiệu quả hoạt động của giáo dục đại học; phát triển mạng lưới giáo dục đại học số, tạo mục tiêu nâng cao chất lượng; xây dựng khung phát triển giáo dục đại học làm căn cứ tiếp tục đổi mới phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đại học; tập trung đào tạo nhân lực STEM gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo,…

Đại học Quốc gia Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025

Ngày 5.2, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội có thông tin chính thức về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025.

Theo đó, đối tượng dự thi là học sinh đang học lớp 12, có nguyện vọng thi HSA, tuân thủ quy định phòng dịch của chính quyền địa phương (nếu có). Kỳ thi năm 2025 được tổ chức làm 6 đợt, đợt thi sớm nhất diễn ra vào hai ngày 15.3 và 16.3; đợt muộn nhất diễn ra vào hai ngày 17.5 và 18.5.

Thời gian và địa điểm thi cụ thể như sau:

Thí sinh chỉ được lựa chọn 1 ca thi duy nhất trong các đợt thi từ 9h ngày 23.2 đến 16h30 ngày 2.3. Hệ thống sẽ mở cho thí sinh lựa chọn ca thi thứ hai (nếu có nguyện vọng) từ 9h ngày 3.3 đến khi trước ngày thi chính thức 14 ngày.

Theo Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, lệ phí dự thi từ năm 2025 là 600.000 đồng/thí sinh/lượt thi. Lệ phí đã nộp không hoàn lại với bất kỳ lí do gì. Thí sinh đọc kỹ hướng dẫn và cân nhắc kỹ trước khi nộp lệ phí. Giấy báo dự thi được chuyển qua email và thông báo trên tài khoản dự thi trước ngày thi chính thức 7 ngày.

Đại học Quốc gia Hà Nội ra mắt sách hướng dẫn thi đánh giá năng lực năm 2025

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ra mắt cuốn sách "Hướng dẫn thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025" (Highschool Student Assessment - HSA).

Đây là tài liệu chính thức đầu tiên và duy nhất hiện nay do Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn, nhằm hỗ trợ học sinh tự học, ôn tập và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi đánh giá năng lực (HSA).

z6287617374577-e7ff4c61d4c697bafb68dba86ee41ed1-133189.jpg
Đại học Quốc gia Hà Nội ra mắt sách hướng dẫn thi đánh giá năng lực năm 2025

Cuốn sách được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, đảm bảo độ tin cậy và tính sát thực với kỳ thi thực tế.

Cuốn sách có cấu trúc toàn diện với 4 phần nội dung chuyên sâu. Trong đó, phần 1 cung cấp thông tin chung về cấu trúc bài thi HSA, cách thiết kế nội dung câu hỏi và nguyên tắc đánh giá. Phần 2 gồm hơn 200 câu hỏi tham khảo giúp học sinh luyện tập, tự phân tích và đánh giá khả năng cá nhân.

Phần 3 là tổng hợp kết quả kỳ thi đánh giá năng lực giai đoạn 2022-2024 để học sinh đối sánh và tham khảo. Phần 4 gợi ý cách ứng dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực cho các mục tiêu cá nhân.

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, cuốn sách "Hướng dẫn thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025" không chỉ cung cấp tài liệu ôn tập mà còn hướng dẫn cách tự học, xây dựng kế hoạch ôn luyện khoa học, phát triển kỹ năng tư duy logic, xử lý vấn đề và làm quen với hình thức thi trên máy tính.

TP. Hồ Chí Minh: Thành lập 10 trường tiểu học mới trong học kỳ 1 năm học 2024-2025

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh, tính đến hiện tại thành phố có 556 trường tiểu học. Sĩ số bình quân là 36,1 học sinh/lớp. Tất cả các trường bảo đảm nội dung và số tiết quy định khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo kế hoạch giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học.

z5681339823427-75993cc39f6f9a6d3-1722309588466.jpg
TP. Hồ Chí Minh thành lập 10 trường tiểu học mới trong học kỳ 1 năm học 2024-2025

Tuy nhiên, số lớp học thực hiện dạy học bảo đảm đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 84%. Còn số học sinh tiểu học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 81%.

Bên cạnh một số trường tiểu học được sáp nhập, có 10 trường thành lập mới năm học 2024-2025 là: Trường tiểu học-THCS PennSchool (Quận 5); tiểu học Hùng Vương (quận Tân Bình); tiểu học Hoàng Văn Thụ, tiểu học Trần Cao Vân, tiểu học Huỳnh Thúc Kháng, tiểu học Nguyễn Công Trứ, tiểu học Đinh Công Tráng, quốc tế song ngữ Mỹ Việt (quận Bình Tân); tiểu học Lê Văn Phiên (huyện Hóc Môn); tiểu học -THCS Đồi Xanh (TP. Thủ Đức).

Để tiếp tục tăng thêm tỷ lệ học sinh tiểu học được học đủ 2 buổi/ngày, hoàn thành hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng đề án 4.500 phòng học mới. Các Phòng GD-ĐT tham mưu UBND quận/huyện đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường lớp, tham mưu các giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển hệ thống trường học ngoài công lập trong thời gian sắp tới.

TP. Hồ Chí Minh công bố thời gian thi vào lớp 10

Ngày 6.2, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đã có thông tin liên quan đến kỳ thi vào lớp 10 và việc lựa chọn môn thứ 3 thi lớp 10.

Theo đó, kỳ thi vào lớp 10 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào ngày 6 và 7.6.

Tham dự kỳ thi vào lớp 10, thí sinh sẽ dự thi 3 môn gồm Toán, Văn (120 phút/ môn), Ngoại ngữ (90 phút).

Thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT chuyên của TP phải dự thi môn thứ tư (môn chuyên) với thời gian 150 phút/môn.

Mỗi môn chuyên có một đề thi riêng theo chương trình môn học cấp THCS, nội dung thi bảo đảm tuyển chọn được học sinh có năng khiếu về môn chuyên đó.

Bộ GD-ĐT trả lời ý kiến cử tri về điều chỉnh việc dạy tích hợp ở bậc THCS

Bộ GD-ĐT cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS có 2 môn học mới là môn Khoa học tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lí.

Xác định đây là những môn học mới, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các nhà trường, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ GD-ĐT hướng dẫn, tập huấn từ nhiều năm qua và điều này tiếp tục được áp dụng khi dạy học theo chương trình mới.

z6293061096593-dee00590183eec10249f4fc8a8496a32.jpg
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời ý kiến cử tri về điều chỉnh việc dạy tích hợp ở bậc THCS

Từ chương trình hiện hành, việc khai thác các nội dung bài học từ nhiều khía cạnh theo hướng tích hợp (kiến thức Địa lý trong các bài Lịch sử và ngược lại, kiến thức Hóa học, Sinh học trong các bài Vật lý và ngược lại) đã được triển khai từ nhiều năm qua. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn tại Công văn số 5636 và tập huấn tới tất cả các giáo viên dạy 2 môn học này trên toàn quốc.

Trong đó, việc phân công giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử Địa lý bảo đảm sự phù hợp về năng lực chuyên môn được đào tạo của giáo viên với nội dung dạy học được phân công.

Bộ GD-ĐT giải thích thêm, ở điểm này như sau: Môn Khoa học tự nhiên giáo viên sẽ được phân công theo các mạch nội dung Chất và sự biến đổi của chất, Năng lượng và sự biến đổi, Vật sống, Trái Đất và bầu trời; không bắt buộc một giáo viên khi chưa được chuẩn bị sẵn sàng về năng lực chuyên môn phải dạy cả chương trình môn học;

Việc phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy học từ 02 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về năng lực chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học.

Nam sinh chuyên Khoa học tự nhiên giành Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế 2025

Thông tin của Hội Hóa học Việt Nam về kết quả của cuộc thi Olympic Dự án Hóa học quốc tế (PCO) 2025, diễn ra tại Đại học Quốc gia Moscow (Nga).

Năm nay, đoàn Việt Nam có 8 học sinh lọt vào chung kết. Em Trần Tuấn Thành (học sinh lớp 10 chuyên Hóa, Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đạt Huy chương Vàng.

doi-tuyen-11002906.png
Đoàn Việt Nam tham dự cuộc thi Olympic Dự án Hóa học quốc tế (PCO) 2025, diễn ra tại Đại học Quốc gia Moscow (Nga)

Năm 2025 là lần thứ hai Việt Nam tham gia kỳ thi và đạt thành tích xuất sắc với cả 8 thí sinh đều lọt vào vòng chung kết; một thí sinh đạt Huy chương Vàng.

Kỳ thi Olympic Dự án Hóa học quốc tế (Project Chemistry Olympiad - PCO) là một cuộc thi quốc tế được tổ chức cho học sinh từ lớp 8 đến lớp 11 tại khoa Hóa học, Trường Đại học Quốc gia Moscow, Liên bang Nga kể từ năm 2019. Kỳ thi này thu hút khoảng 2.500 thí sinh từ nhiều quốc gia tham gia.

Cảnh giác tình trạng người lạ đến trường dụ dỗ đón học sinh

Ngày 5.2, Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Tất Thành (phường An Đôn, thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) đã phát thông báo cảnh báo học sinh và phụ huynh sau thông tin có một phụ nữ lạ đến trường, có hành vi dụ dỗ đón học sinh.

Theo thông tin từ Nhà trường, ngày 4.2, một người phụ nữ lạ mặt đã tiếp cận, hỏi tên và dụ dỗ em P.G.T (học sinh lớp 6) khi đang chờ phụ huynh đến đón. Tuy nhiên, khi phụ huynh của em T. đến, người này lập tức rời khỏi khu vực.

Trước mức độ nguy hiểm của vụ việc, Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Tất Thành đã phát đi cảnh báo đến toàn thể phụ huynh và học sinh nâng cao cảnh giác. Các em học sinh được khuyến cáo không tiếp xúc với người lạ và luôn chờ đợi phụ huynh hoặc người có trách nhiệm đón. Nếu phát hiện dấu hiệu khả nghi, học sinh và phụ huynh cần báo ngay cho giáo viên hoặc người có trách nhiệm để kịp thời xử lý.

Giáo dục

Talk show: Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương năm 2025
Tọa đàm - Talkshow

Talk show: Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương năm 2025

Tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thương năm 2025 có gì mới?, đăng ký như thế nào để có cơ hội đỗ cao nhất vào trường?, những thí sinh nào sẽ có lợi thế trong phương án tuyển sinh năm nay?, các thí sinh cần lưu ý điều gì khi lựa chọn ngành học?...  PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương đã giải đáp các vấn đề trên trong Talk show: Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương 2025 do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Đồng Nai: Phê bình nguyên Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cẩm Mỹ do giới thiệu công ty thực phẩm cho các trường mầm non
Giáo dục

Đồng Nai: Phê bình nguyên Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cẩm Mỹ do giới thiệu công ty thực phẩm cho các trường mầm non

UBND huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) xác định, bà Bùi Thị Vinh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện giới thiệu công ty thực phẩm đến nhiều trường mầm non là có gây áp lực cho các trường. UBND huyện đã “nhắc nhở, phê bình rút kinh nghiệm” đối với bà Vinh.

Hà Nội: Nhiều trường tư thục chất lượng cao công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 6
Giáo dục

Hà Nội: Nhiều trường tư thục chất lượng cao công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 6

Vừa qua một loạt trường tư thục tại Hà Nội đã công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 6. Đáng chú ý sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo "bật đèn xanh", một số trường sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực học sinh bằng các hình thức như vấn đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm,..

Kế hoạch đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Giáo dục

Kế hoạch đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 247/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4.5.2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Năm 2025, nhiều trường đại học sư phạm lớn bỏ xét tuyển học bạ
Giáo dục

Năm 2025, nhiều trường đại học sư phạm lớn bỏ xét tuyển học bạ

Trước đó, năm 2024, điểm chuẩn các ngành khối sư phạm theo phương thức xét điểm học bạ THPT khá cao. Tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, điểm chuẩn các ngành khối sư phạm theo phương thức này cao nhất lên đến 29.81 điểm; còn tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cao nhất lên tới 29.71 điểm.

Hà Nội: Vẫn còn nhiều phụ huynh, học sinh chưa chấp hành quy định khi tham gia giao thông
Giáo dục

Hà Nội: Vẫn còn nhiều phụ huynh, học sinh chưa chấp hành quy định khi tham gia giao thông

Cho tới nay Nghị định 168 Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã đi vào đời sống được hơn 1 tháng và hình thành được thói quen, nề nếp tham gia giao thông văn minh, an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hình ảnh phụ huynh bất chấp nguy hiểm của con cái, đèo kẹp ba, không đội mũ bảo hiểm; học sinh đầu trần đèo nhau trên xe máy trên 50cc.

Thực hiện Nghị quyết 57: Cơ hội lớn cho ngành giáo dục phát triển đột phá
Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cơ hội lớn cho ngành giáo dục phát triển đột phá

Quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành giáo dục đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển đột phá, chuyển biến mạnh mẽ trong toàn ngành.