Đăng ký kinh doanh, mở trung tâm dạy thêm như thế nào?

Ngày 14.2, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực. Đối với những cá nhân, tổ chức muốn đăng ký kinh doanh, mở trung tâm dạy thêm cần lưu ý một số điểm.

Theo quy định của Thông tư 29 tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lí theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Đồng thời, các tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng phải tăng cường công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở dạy thêm hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm về các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm.

Công khai thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm nhằm tăng cường sự giám sát của toàn dân và sự quản lí an toàn, an ninh của cấp xã đối với cơ sở dạy thêm.

Việc mở trung tâm dạy thêm hoặc kinh doanh dịch vụ dạy thêm tại Việt Nam yêu cầu tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

vie-4840-1725441017624.jpg
Giáo viên kinh doanh dạy thêm với quy mô nhỏ sẽ phù hợp với loại hình hộ kinh doanh

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn một trong các loại hình kinh doanh sau đây để đăng ký kinh doanh: Hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Tùy theo từng loại hình kinh doanh mà cá nhân, tổ chức muốn thành lập sẽ có thủ tục thực hiện đăng ký khác nhau.

Thông thường, giáo viên kinh doanh dạy thêm với quy mô nhỏ sẽ phù hợp với loại hình hộ kinh doanh.

Theo Khoản 1 Điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thể đăng ký kinh doanh dạy thêm tại các cơ quan theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp, Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp thành lập hộ kinh doanh.

Việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh được thực hiện theo thủ tục sau đây:

Thành phần hồ sơ gồm giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo Phụ lục III-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT);

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

Trình tự, thủ tục chi tiết đăng ký kinh doanh dạy thêm được thực hiện theo các thủ tục đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề khác theo quy định pháp luật hiện hành. Theo các Điều 19, 20, 21, 22 của Luật Doanh nghiệp 2020, tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh khác nhau.

Sau khi đăng ký kinh doanh, các cá nhân, tổ chức dạy thêm sẽ cần phải tổ chức, hoạt động, theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan, ngoài ra kê khai và nộp thuế, lệ phí, thực hiện các nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định hồ sơ đăng ký kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp như sau:

Điều 19. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Điều 20. Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Điều 21. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Điều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Giáo dục

Những quy định mới về dạy thêm, học thêm có hiệu lực sau ngày 14.2
Giáo dục

Những quy định mới về dạy thêm, học thêm có hiệu lực sau ngày 14.2

Ngày 14.2, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực. Điểm mới trong Thông tư này là giáo viên không được dạy thêm thu phí trong nhà trường; giáo viên trường công chỉ được dạy thêm tại các trung tâm;  Giáo viên trường công không được mở, quản lý, trung tâm dạy thêm...

Bộ GD-ĐT: "Tuyệt đối không để việc ngừng dạy thêm mà buông lỏng việc hỗ trợ học sinh cuối cấp ôn thi"
Giáo dục

Bộ GD-ĐT: "Tuyệt đối không để việc ngừng dạy thêm mà buông lỏng việc hỗ trợ học sinh cuối cấp ôn thi"

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) đề nghị các nhà trường thực hiện đúng trách nhiệm, đặc biệt là việc hướng dẫn, tổ chức cho học sinh cuối cấp ôn thi. Tuyệt đối không để tình trạng ngừng dạy thêm trong nhà trường là buông lỏng việc hỗ trợ học sinh học tập, ôn thi.

Nhiều sinh viên quốc tế đăng ký dự Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025
Giáo dục

Nhiều sinh viên quốc tế đăng ký dự Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, tới thời điểm này dù vẫn chưa chính thức mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025 nhưng Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhận được khá nhiều hồ sơ, trong đó có những hồ sơ của học sinh quốc tế đến từ Nga, Đức, Mông Cổ và nhiều nước châu Á.

Talk show: Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương năm 2025
Tọa đàm - Talkshow

Talk show: Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương năm 2025

Tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thương năm 2025 có gì mới?, đăng ký như thế nào để có cơ hội đỗ cao nhất vào trường?, những thí sinh nào sẽ có lợi thế trong phương án tuyển sinh năm nay?, các thí sinh cần lưu ý điều gì khi lựa chọn ngành học?...  PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương đã giải đáp các vấn đề trên trong Talk show: Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương 2025 do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Đồng Nai: Phê bình nguyên Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cẩm Mỹ do giới thiệu công ty thực phẩm cho các trường mầm non
Giáo dục

Đồng Nai: Phê bình nguyên Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cẩm Mỹ do giới thiệu công ty thực phẩm cho các trường mầm non

UBND huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) xác định, bà Bùi Thị Vinh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện giới thiệu công ty thực phẩm đến nhiều trường mầm non là có gây áp lực cho các trường. UBND huyện đã “nhắc nhở, phê bình rút kinh nghiệm” đối với bà Vinh.

Hà Nội: Nhiều trường tư thục chất lượng cao công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 6
Giáo dục

Hà Nội: Nhiều trường tư thục chất lượng cao công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 6

Vừa qua một loạt trường tư thục tại Hà Nội đã công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 6. Đáng chú ý sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo "bật đèn xanh", một số trường sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực học sinh bằng các hình thức như vấn đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm,..

Kế hoạch đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Giáo dục

Kế hoạch đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 247/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4.5.2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những tin tức giáo dục rất "nóng" tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
Giáo dục

Những tin tức giáo dục rất "nóng" tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Ngành Giáo dục quyết tâm thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW; Đại học Quốc gia Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực; TP. Hồ Chí Minh thành lập 10 trường tiểu học mới; siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm; Bộ GD-ĐT trả lời ý kiến cử tri về điều chỉnh việc dạy tích hợp là tin tức nổi bật tuần qua.

Talk show: Toàn cảnh mới nhất về kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục

Talk show: Toàn cảnh mới nhất về kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2025

Năm 2025, sẽ có gần 100 trường đại học, học viện sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển. Báo Đại biểu Nhân dân đã trao đổi với GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí – Đại học Quốc gia Hà Nội về toàn cảnh kỳ thi Đánh giá năng lực 2025. Mời bạn đọc theo dõi!

Năm 2025, nhiều trường đại học sư phạm lớn bỏ xét tuyển học bạ
Giáo dục

Năm 2025, nhiều trường đại học sư phạm lớn bỏ xét tuyển học bạ

Trước đó, năm 2024, điểm chuẩn các ngành khối sư phạm theo phương thức xét điểm học bạ THPT khá cao. Tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, điểm chuẩn các ngành khối sư phạm theo phương thức này cao nhất lên đến 29.81 điểm; còn tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cao nhất lên tới 29.71 điểm.

Hà Nội: Vẫn còn nhiều phụ huynh, học sinh chưa chấp hành quy định khi tham gia giao thông
Giáo dục

Hà Nội: Vẫn còn nhiều phụ huynh, học sinh chưa chấp hành quy định khi tham gia giao thông

Cho tới nay Nghị định 168 Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã đi vào đời sống được hơn 1 tháng và hình thành được thói quen, nề nếp tham gia giao thông văn minh, an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hình ảnh phụ huynh bất chấp nguy hiểm của con cái, đèo kẹp ba, không đội mũ bảo hiểm; học sinh đầu trần đèo nhau trên xe máy trên 50cc.